Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Kết quả đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung
4.1.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung theo mùa vụ
Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa theo các mùa
Mùa Số bò theo dõi
(con) Số bò bị viêm tử cung (con) Tỷ lệ (%) Đông 237 48 20,25 Xuân 242 62 25,61 Hè 234 67 28,63 Thu 228 41 18,81 Tổng hợp 941 218 23,16
Hình 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa theo các mùa trong năm
Bệnh viêm tử cung bò sữa được xác định do nhiều nguyên nhân gây ra và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó phải kể đến yếu tố mùa vụ nhất là đối với Việt Nam với điều kiện khí hậu nống ẩm mưa nhiều trong khi đó bò sữa nuôi
237 242 234 228 48 62 67 41 20.25 25.61 28.63 18.81 0 50 100 150 200 250 300
Đông Xuân Hè Thu
ở nước ta chủ yếu là giống Holstein Friesian có nguồn gốc từ vùng có khí hậu ôn đới. Vào các mùa khác nhau thì thời tiết khí hậu khác nhau điều đó chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới tỷ lệ bò mắc bệnh. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò sữa qua các mùa khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3 và biểu diễn trên hình 4.5:
Kết quả trình bày tại bảng 4.3 và hình 4.5 cho thấy, tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ: mùa hè có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cao nhất trong năm chiếm tới 28,63%, sau đó lần lượt là mùa xuân chiếm 25,61%, mùa đông 20,25% và cuối cùng thấp nhất là mùa thu chiếm 18,81%.
Chúng tôi cho rằng do mùa hè có nền nhiệt, lượng mưa, độ ẩm không khí cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhất là vi khuẩn môi trường. Mặt khác mùa hè cũng là mùa của ruồi phát triển, ruồi là một trong những nguồn lây truyền mầm bệnh từ động vật mắc bệnh sang động vật khỏe góp phần làm cho tỷ lệ bò bị viêm tử cung cũng tăng lên. Hơn nữa thời tiết nóng, ẩm độ không khí cao đàn bò dễ bị stress nhiệt làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của con vật do vậy mà con vật dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Sang mùa thu và mùa đông, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung thấp theo chúng tôi do nhiệt độ không khí thấp hơn làm cho khả năng thu nhận thức ăn của bò tăng cao, sức khỏe và sức đề kháng của bò cũng được tăng cường. Với những nhận xét nêu trên theo chúng tôi để để phòng bệnh viêm tử cung cho bò sữa nói chung và đặc biệt là vào các thời điểm có tỷ lệ viêm tử cung khá cao như mùa xuân và mùa hè, các hộ chăn nuôi cần chú ý đảm bảo đầy đủ và cân đối thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bò sữa, đặc biệt là trong giai đoạn bò sữa mang thai, tránh tình trạng bò sữa quá béo hoặc quá gầy, sức đề kháng suy giảm. Nước sạch cũng cần được cung cấp đầy đủ cho bò sữa. Ngoài ra, cần vệ sinh thường xuyên chuồng nuôi nhốt bò sữa, đảm bảo khô ráo, thông thoáng. Chuồng nuôi nhốt bò đẻ phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi cho bò sữa vào. Nhận xét của chúng tôi tương đồng với thông báo của các tác giả (Nguyễn Văn Thanh, 2007; Phạm Trung Kiên, 2012).