Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung bò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông hồng và thử nghiệm điều trị bệnh bằng chế phẩm có nguồn ngốc thảo dược (Trang 30)

2.3.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung bò trên thế giới

Bệnh viêm tử cung ở gia súc sinh sản nói chung và bò sữa nói riêng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản thậm trí làm mất khả năng sinh sản của gia súc cái gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Chính vì vậy tại nhiều nước trên thế giới bệnh viêm tử cung bò được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu trên nhiều khía cạnh. Gilbert et al. (2005), Sheldon et al. (2009), Dubuc et al. (2011) thông báo: Bệnh viêm tử cung xảy ra phổ biến trong đàn bò vào thời kỳ sau đẻ, bệnh làm kéo dài thời gian động dục lại sau đẻ, tăng hệ số phối, tăng tỉ lệ loại thải, giảm sản lượng sữa, giảm số con sinh ra trong một đời bò mẹ, từ đó làm giảm năng suất sinh sản, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Tác giả LeBlanc (2008) khi nghiên cứu về bệnh viêm tử cung bò sữa cho biết: Bệnh viêm tử cung ở bò sữa chủ yếu xảy ra ở khoảng thời gian 7 ngày sau khi đẻ, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở giai đoạn khác. Tác giả Chaffaux and Bhat (1987) đã tiến hành sinh thiết niêm mạc tử cung bò bị bệnh sản khoa để tìm hiểu quá trình sinh bệnh cho biết: hậu quả của thụ tinh nhân tạo thô bạo, sai nguyên tắc đã làm tăng tỷ lệ bệnh viêm tử cung trong chăn nuôi bò sữa. Bhattacharyya et al. (2011) nghiên cứu quản lý điều trị lâm sàng bệnh viêm tử cung bò. Barman et al. (2013) nghiên cứu tính kháng kháng sinh của vi khuẩn được phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Bhat et al. (2014) nghiên cứu sử dụng phương pháp WST chẩn đoán phát hiện bệnh viêm tử cung bò. Du et al. (2010) khi nghiên cứu sử dụng thảo dược điều trị bệnh viêm tử cung bò cho biết: cây kim ngân hoa (Honeysuckle), hoa mai (Forsythia), bồ công anh (Dandelion), hoa violet tokyo (Tokyo violet), ngải cứu (Motherwort), đương quy (Angelica), xuyên khung (Chuanxiong), địa hoàng (Rehmannia), hồng hoa (Safflower), cam thảo (Radix glycyrrhizae) có tác dụng là tăng cường khả năng miễn dịch của các tế bào biểu mô tử cung của bò, do đó có thể dùng để điều trị bệnh viêm tử cung.

Ahmed et al. (2014) sử dụng một số chiết xuất thảo dược từ các cây sầu đông (Aradirachta indica), bông Cận Đông (Gossypium berbaceum), bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) và keo (Aacacia catechu) để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò thông báo với các tính chất kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus và kháng viêm của các hoạt chất có trong các chiết xuất từ các thảo dược trên, chúng đều có khả năng điều trị bệnh viêm tử cung cho bò. Sử dụng chiết xuất từ tỏi và hormone PGF2α để điều trị bệnh viêm tử cung cho bò, Sarkar et al. (2006)

cho thấy tỷ lệ bò khỏi bệnh ở hai nhóm là tương đương nhau. Marquez et al. (2007) thông báo dịch chiết xuất từ cây sim (Montanoa tomentosa) cho hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa cao và không làm ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng. Cui et al. (2014) cho biết dịch chiết từ cây ích mẫu (Herba Leonuri), đương qui (Angelicae Sinensis Radix), hồng hoa (Flos Carthami), cỏ gấu (Rhizoma Cyperi) và mộc dược (Myrrha) hòa tan trong cồn 700 làm tăng nhanh quá trình đào thải nhau thai ở bò bị sát nhau. Esparza-Borges et al. (1996) cho biết dịch chiết của tỏi (Allium sativum, L), khuynh diệp (Eucalyptus globules) và rau khúc (Gnaphalium conoideum) có tác dụng rút ngắn thời gian động dục lại sau đẻ của bò bị viêm tử cung.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh viêm tử cung bò ở Việt Nam

Ở Việt Nam trong những năm gần đây bệnh viêm tử cung thường xuyên sảy ra trên đàn bò thịt cũng như bò sữa gây ảnh hưởng lớn đến năng xuất sinh sản gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Chính vì vậy bệnh viêm tử cung đã và đang được các nhà chuyên môn tập trung nghiên cứu trên nhiều khía cạnh. Một số tác giả nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa: Nguyễn Văn Thanh và Lê Trần Tiến (2007) thông báo tỷ lệ mắc viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh trung bình là 21,32%, tại khu vực đồng bằng sông Hồng tác giả Phạm Trung Kiên (2012) cho biết tỷ lệ viêm tử cung trên đàn bò sữa trung bình là 22,88%, ở một nghiên cứu khác, khi khảo sát tình hình mắc bệnh đường sinh dục của đàn bò sữa tại một số cơ sở giết mổ thuộc thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007) cho biết, trong các bệnh sinh sản của bò sữa, bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất, 47,23%. Nguyễn Thị Thúy (2017) thông báo tỷ lệ bò mắc bệnh viêm tử cung tại huyện Ba Vì, Hà Nội trung bình 24,61% cùng vào thời gian này tác giả Đỗ Quốc Trinh (2017) cho biết: tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng là khá cao, trung bình chiếm 23,75% giao động từ 19,72% đến 27,74%. Bệnh thường mắc ở những bò đẻ lứa đầu, những bò đã đẻ nhiều lứa và những bò có sản lượng sữa cao. Tỷ lệ mắc bệnh ở các mùa là khác nhau, cao nhất vào mùa hè chiếm 28,35% và thấp nhất là mùa thu chiếm 19,63 %, tỷ lệ bệnh ở giai đoạn sau khi sinh chiếm 31,69% cao hơn nhiều so với giai đoạn chờ phối chiếm 14,61%.

Nguyễn Ngọc Sơn và cs. (2016) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa thông báo các yếu tố: giống, mùa vụ, lứa

đẻ,sản lượng sữa và các bệnh sản khoa như đẻ khó, sát nhau, viêm âm môn tiền đình âm đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn bò sữa. Tác giả Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) nghiên cứu thành phần, số lượng và tính mẫn cảm với kháng sinh của một số vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ dịch tử cung bò sữa thông báo: số lượng vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung bị viêm tăng lên gấp nhiều lần số lượng vi khuẩn có trong dịch tử cung của bò không bị viêm và ở dịch viêm tử cung vi khuẩn StaphylococcusStreptococcus

được phát hiện ở 100% mẫu bệnh phẩm đồng thời cho biết tính mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ dịch tử cung bò sữa là không cao. Gần đây, với mục tiêu giảm thiểu việc dùng kháng sinh trong điều trị bệnh sinh sản của vật nuôi một số tác giả đã tập trung nghiên cứu về tính kháng khuẩn của một số thảo dược đối với vi khuẩn gây viêm tử cung bò. Tác giả Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi đến hiệu suất chiết và tác dụng diệt khuẩn invitro của cao khô dịch chiết cây đơn đỏ

(Excoecaria cochinchinensis Lour) với vi khuẩn Staphylococcus spp

Streptococcus spp, phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Tác giả Nguyễn Thị Thúy “Nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn invitro và ứng dụng điều trị bệnh viêm tử cung bò bằng nano bạc và dịch chiết cây Bồ Công Anh Lactuca indica L”. Nguyễn Thị Thanh Hà và cs. (2017) nghiên cứu khả năng ức chế invitro của dịch chiết một số thảo dược đối với vi khuẩn Streptococcus spp, Staphylococcus spp

phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Nguyễn Văn Thanh (2018) nghiên cứu tính kháng khuẩn của cây Bồ công anh đối với vi khuẩn Streptococcus spp., Staphylococcus spp phân lập từ dịch viêm tử cung bò.

2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM THẢO DƯỢC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.4.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược trên thế giới

Năm 1999, Viện dược học, Học viện Khoa học y dược và Trường Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc đã nghiên cứu và tách được các chất có khả năng chống u bướu từ thực vật họ Na: có khoảng 50 acetogenin, 12 styrylpyron và 25 polyoxygenat cyclohexen mới được tách ra từ 5 loài Uvaria, 4 loài Goniothalamus

và 1 loài Annona. Bước đầu kiểm ta hoạt tính sinh học, phần lớn các chất mới tách ra đều có hoạt tính chống u bướu quan trọng.

cảm, xổ mũi; hạt nghiền nát làm thuốc trừ sâu. Trong vùng Amazon vỏ cây và lá dùng trị tiểu đường, làm dịu đau, chống co giật.

- Tại Guyana: lá và vỏ thân cây nấu thành trà giúp trị đau và bổ tim. - Tại Batay: trong vùng Amazon, lá nấu thành trà trị bệnh gan; dầu ép từ lá và quả non trộn với dầu oliu làm thuốc thoa bên ngoài trị thâp khớp, đau sưng gân cốt.

- Tại Jimaica, Haiti và West Indies: quả hay nước ép từ quả dùng trị nóng sốt, giúp sinh sữa và trị tiêu chảy; vỏ thân cây và lá dùng để trị đau nhức, chống co giật, ho, suyễn…

Vỏ cây, lá và rễ của cây đã được sử dụng trong y học dân gian dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng, bệnh ho, bệnh về gan, bệnh tiêu chảy và bệnh ung thư. Các nghiên cứu cho thấy đã tìm thấy khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, độc tính tế bào, hạ huyết áp.

- Huyền diệp (Polyalthia longifolia) là một cây cao và lá màu xanh, cây trưởng thành có hình kim tự tháp đối xứng với chi nhánh rủ yểu điệu và lá hình mũi mác dài và hẹp với mép lá răng cưa. Chúng được trồng nhiều ở châu Phi, châu Á, Úc, Ấn Độ và New Zealand. Theo dân gian vỏ Polyalthia longifolia có tác dụng tốt để chữa cao huyết áp, kích thích hô hấp và đặc trị làm hạ cơn sốt, bệnh ngoài da, bệnh tiểu đường và cao huyết áp (Nair and Kalariya, 2004). Tại Ấn Độ, hạt của cây này đã được sử dụng để giải nhiê ̣t.

2.4.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược ở Việt Nam

Việt Nam có độ đa dạng sinh học cao, có tới 2/3 diện tích đất tự nhiên trong nước là rừng, đồi núi và cao nguyên. Theo Nguyễn Thượng Dong (2001), Việt Nam có 10386 loài thực vật trong đó có 3830 loài có khả năng sử dụng làm thuốc. Trong công nghiệp dược phẩm nhân y đã có 1340/5577 loại thuốc chiếm 24% được sản xuất từ dược liệu hay hoạt chất từ dược liệu như: berberin, palmatin, artemisinin (Nguyễn Thượng Dong, 2001). Nhân y sử dụng dược liệu với nhiều mục đích khác nhau: thức ăn thay thế, phòng trị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, ung thư… với rất nhiều dạng thuốc khác nhau: thuốc sắc, thuốc cao, viên hoàn, viên nén…

Ngày nay, nhiều cây thuốc đã có hiệu quả điều trị rõ rệt, nhưng cơ chế tác dụng vẫn chưa được giải thích và chứng minh. Xu hướng chung hiện nay là kết hợp Đông y và Tây y với phương châm vừa áp dụng những kinh nghiệm chữa bệnh của cha ông ta bằng thuốc nam, vừa nghiên cứu khảo sát các tính năng tác

dụng của cây thuốc bằng cơ sở khoa học hiện đại (Đỗ Tất Lợi, 1991).

Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực Đông dược, Y dược cổ truyền bên nhân y đã và đang thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới. Các nhà khoa học nước ta đã chú ý đến việc sử dụng các loại thảo dược trong phòng và trị bệnh truyền nhiễm; bệnh ký sinh trùng; bệnh nội khoa; bệnh ngoại khoa; bệnh sản khoa,… Riêng lĩnh vực thú y, nghiên cứu về cây thuốc trong phòng trị bệnh cho vật nuôi còn ít và cũng chỉ giới hạn trong việc khai thác, áp dụng các bài thuốc cổ truyền.

Về lĩnh vực thú y, các nghiên cứu sử dụng các kháng sinh thực vật trong nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn, đặc biệt bệnh lợn con phân trắng đạt hiệu quả cao (Bùi Thị Tho, 1996). Theo Lê Thị Ngọc Diệp (1999) cây Actiso (Cynara Scolymus L) chứa hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thông mật, bổ gan.

Kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Tho và Nguyễn Thành Trung (2010), khi sử dụng dịch chiết cây Xuân hoa trong điều trị lợn con bị viêm ruột tiêu chảy tỉ lệ khỏi theo các công thức khác nhau đạt từ 87,51% đến 100%, thời gian khỏi bình quân là 2,3 – 3,08 (ngày).

Bùi Thị Tho (2003) đã nghiên cứu tác dụng của rễ thuốc cá trong phòng trị bệnh ngoại ký sinh trùng thú y cho kết quả tốt. Hơn nữa, việc sử dụng thảo dược điều trị bệnh, hạn chế tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi cũng đã được quan tâm từ lâu của nhóm nghiên cứu trên khi các tác giả trên sử dụng bồ công anh (Lactuca indica L.) chống tồn dư kháng sinh Enrofloxacin trong điều trị tiêu chảy ở gà (Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Thanh Hà, 2009). Ở một nghiên cứu khác, lá Xuân hoa cho thấy có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con (Bùi Thị Tho và Nguyễn Thành Trung, 2010). Trong định hướng tiến tới sử dụng kháng sinh thảo dược một cách rộng rãi trong chăn nuôi thì việc bảo quản sản phẩm kháng sinh thảo dược cũng có một vai trò then chốt, nhóm nghiên cứu trên cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và điều kiện bảo quản đến tác dụng dược lý của dịch chiết củ Bách bộ (Bùi Thị Tho, 2004). Tác giả cho thấy nên thu dịch chiết trong vòng 24h sau khi thu hái. Việc sử dụng kháng sinh thực vật từ tỏi và hẹ để điều trị các bệnh trên gia súc gia cầm cho thấy nó vừa cho hiệu quả cao, vừa ít bị kháng thuốc, thời gian phát sinh kháng thuốc chậm hơn so với kháng sinh tổng hợp và từ nấm, hơn nữa vi khuẩn lại nhanh tái mẫn cảm với kháng sinh thực vật hơn các thuốc hóa học trị liệu (Bùi Thị Tho, 2001).

Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2014) cho biết, dịch chiết cây mò hoa trắng tiêu diệt vi khuẩn Salmonella in vitro và cho kết quả điều trị cao

đối với lợn con bị bệnh phân trắng. Trong nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã sử dụng ethanol ở các nồng độ 35%, 70%, acetic 5% và aceton 70% để chiết xuất phytoncid từ thân, lá và rễ cây mò hòa trắng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, chiết xuất bằng ethanol nồng độ 35% cho dịch chiết có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn và điều trị bệnh lợn con hoa trắng cao nhất. Nhóm tác giả trên cũng thấy rằng dịch chiết từ quả lựu (Punica gramatum) cho kết quả cao khi điều trị các bệnh giun sán cho gia súc (Nguyen Thanh Hai và Miyamoto Atsushi, 2014). Nhóm tác giả sử dụng ethanol 5% để chiết xuất phytoncid từ quả lựu, dịch chiết được có thể tiêu diệt giun đũa lợn, sán dây ở lợn, giun đũa ở gà và sán lá ở gà.

Các chiết xuất của tỏi gừng cũng được nhóm tác giả trên công bố có khả năng tiêu diệt vi khuẩn E. coliSalmonella phân lập từ vịt bị tiêu chảy (Nguyen Thanh Hai, Nguyen Van Thanh, 2014). Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng ethanol 5% và acetic 5% để chiết xuất phytoncid từ tỏi và gừng. Kết quả cho thấy phương pháp dùng acetic 5% cho dịch chiết có tính kháng khuẩn cao hơn dịch chiết thu được từ phương pháp dùng ethanol 5%.

Nhóm tác giả trên cũng nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết của ngưu tất (Achyranthes Bidentata Blume), muồng trâu (Cassia Alata L), phi tử (Embelia Ribes Burn), bìm bìm (Ipomoea Hederacea Jacq), keo dậu (Leucaena Glauca Benth) và cà gai leo (Solanumtorvum Swartz) lên quá trình nở của trứng kí sinh trùng Haemonchus contortus phân lập từ dê (Nguyen Van Thanh and Nguyen Thanh Hai, 2015). Các giả trên cho thấy muồng trâu và phi tử có tác dụng ức chế trứng nở của Haemonchus contortus tốt nhất, trong khi ngưu tất có tác dụng tốt nhất lên sự chuyển động của ấu trùng. Ở nồng độ 20%, chỉ có chất chiết bìm bìm, keo dậu là có cả hai tác dụng vừa ức chế không cho trứng Haemonchus contortus

nở và ức chế sự chuyển động của ấu trùng.

2.5. THÔNG TIN VỀ CHẾ PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

Chế phẩm có nguồn gốc thảo dược được sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi là sản phẩm của đề tài độc lập cấp nhà nước mang tên “ Nghiên cứu sản xuất chế phẩm có nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung cho bò. Mã số: ĐTĐL CN – 52/15”. Chế phẩm là một hỗn hợp dịch chiết của 05 loại thảo dược: Huyền Diệp, Bồ Công Anh, Sài Đất, Tô Mộc và Đơn Đỏ.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Học viện Nông nghiệp Việt Nam :

+ Phòng thí nghiệm trọng điểm CNSH Thú y, Khoa Thú y, Học viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông hồng và thử nghiệm điều trị bệnh bằng chế phẩm có nguồn ngốc thảo dược (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)