Hiện trạng giáo dục xã Quang Sơn và phường Bắc Sơn năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 40 - 44)

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Hiện trạng năm

2011 A Trường THCS I Học sinh Tổng số Học sinh 656 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS % 93,3 II Giáo viên Tổng số Giáo viên 63

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn % 100

B Học sinh Trường THPT Học sinh 590

1.2.2.2. Điều kiện xã hội

a. Dân số

Quang Sơn và Bắc Sơn là hai đơn vị có dân số đông và cơ cấu dân số trẻ. Năm 2012 xã Quang Sơn có 4618 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2821 người chiếm 60,3%. Trong khi đó, phường Bắc Sơn có 7669 người, trong đó có 3479 lao động trong độ tuổi, chiếm 49,7% dân số của phường. Như vậy, có thể thấy, người trong độ tuổi lao động ở xã Quang Sơn chiếm tỷ lệ cao hơn so với phường Bắc Sơn. Nhưng nhìn chung, hai xã có nguồn lao động dồi dào đây là nguồn nhân lực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như phòng chống thiên tai trên địa bàn [23], [24].

b. Điều kiện Văn hóa – Xã hội

Văn hóa: Quang Sơn và Bắc Sơn đều là hai đơn vị có lịch sử hình thành từ lâu đời, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, ngư nghiệp và thường xuyên phải chịu thiên tai. Chính những đặc điểm này đã hình thành nên tinh thần đoàn kết, cưu mang giúp đỡ nhau khi thiên tai xảy ra, cũng như đã tạo nên những kinh nghiệm quý báu giúp các hộ dân phòng chống và thích ứng với thiên tai.

Xã hội: Trên địa bàn hai đơn vị các tổ chức chính trị, các đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động thường xuyên và có vai trò tích cực trong hoạt động chung của cộng đồng như phát triển kinh tế - xã hội, cũng như phát triển giáo dục và giải quyết việc làm. Xã Quang Sơn và phường Bắc Sơn đã xây dựng được một lực lượng đông đảo các tổ chức đoàn thể tham gia tích cực trong việc định hướng và giải quyết việc làm cho thanh niên.

CHƯƠNG 2

HIỆN TRẠNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG LỰA CHỌN NGHỀ CỦA THANH NIÊN

Vốn xã hội được hiểu và tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cách hiểu của James Coleman được đa số tán thành. Theo quan điểm của ông, vốn xã hội là những đặc trưng của đời sống xã hội như mạng lưới xã hội, các chuẩn mực, sự tin cậy trong xã hội mà thông qua đó các thành viên có thể hành động cùng nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung [17]. Vốn xã hội rất khó để chúng ta định hình, nó cũng không có sẵn để chúng ta sử dụng, việc tiếp cận cũng như sử dụng vốn xã hội phụ thuộc vào mỗi con người. Mỗi cá nhân trong cuộc đời của mình đều tham gia vào nhiều nhóm xã hội và sự tương tác giữa các cá nhân với nhau đã hình thành nên sự đa dạng trong các mối quan hệ xã hội. Chính nhờ sự tương tác đã hình thành lên nhiều giá trị và cá nhân nếu biết khai thác, sử dụng để đạt mục đích của bản thân, thì những giá trị được sử dụng đó chính là vốn xã hội.

Kết quả nghiên cứu tại địa phương cho thấy, thanh niên ở đây tham gia vào nhiều nhóm, tổ chức xã hội. Trong đó, có những nhóm xã hội mà ngay từ khi sinh ra cá nhân đã là thành viên trong đó như gia đình, dòng họ. Cùng với đó, trong quá trình sinh sống, học tập, vui chơi thanh niên mở rộng tham gia vào các nhóm, tổ chức xã hội như hàng xóm, bạn bè, trường học, tổ chức đoàn thanh niên. Mạng lưới quan hệ xã hội chính là điều kiện cần để thanh niên có thể tiếp cận với vốn xã hội và sử dụng các giá trị của vốn xã hội thông qua quá trình tương tác với các thành viên trong nhóm xã hội mà thanh niên là thành viên trong đó.

2.1. Cách thức tiếp cận nguồn vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên thanh niên

Lựa chọn ngành nghề là một yếu tố quan trọng đóng vai trò bước ngoặt trong cuộc đời của cá nhân. Chính vì vậy, lựa chọn nghề sao cho phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội là một công việc không hề dễ dàng. Qua nghiên cứu trên địa bàn cho thấy, khi đưa ra quyết lựa chọn nghề cá nhân vẫn cần tìm đến sự tư vấn từ bên ngoài, [Biểu 2.1].

12%

88%

Tự mình quyết định Có tham khảo ý kiến người khác

Biểu 2.1. Quyết định lựa chọn nghề của thanh niên

Từ biểu đồ cho thấy, có tới 88,4 % người được hỏi trả lời có tham khảo ý kiến từ bên ngoài trước khi lựa chọn một nghề phù hợp, chỉ có 11,6 % người trả lời việc lựa chọn nghề là do bản thân tự quyết định.

Thực tế nghiên cứu trên địa bàn cho thấy, trong quyết định lựa chọn nghề có sự khác nhau giữa thanh niên nông thôn và thanh niên thành thị, thể hiện ở [Bảng 2.1].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)