Cách thức tiếp cận vốn xã hội từ các nhóm-tổ chức của thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 47 - 57)

Cách thức tiếp cận Nhóm xã hội Thanh niên chủ động đề cập với nhóm xã hội Nhóm xã hội chủ động đề cập với thanh niên

Tần suất Phần trăm % Tần suất Phần trăm % Gia đình 139 52,8 124 47,2 Họ hàng 70 87,5 10 12,5 Làng xóm 49 80,3 12 19,7 Bạn bè 110 55,6 88 44,4 Thầy cô 75 83,3 15 16,7 Tổ chức chính trị-xã hội 40 57,2 30 42,8

Số liệu phân tích từ phiếu điều tra

Qua bảng số liệu cho thấy, trong việc lựa chọn nghề thanh niên đều chủ động tiếp cận với các nhóm xã hội từ đó có được tri thức xã hội trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề. Tuy nhiên, sự tiếp cận có sự khác nhau đối với từng nhóm xã hội. Có thể thấy, ở nhóm gia đình và bạn bè tỷ lệ chênh lệch giữa bản thân chủ động hay nhóm xã hội chủ động đề cập tới việc lựa chọn nghề của thanh niên không nhiều (52,8% so với 47,2%). Điều đó, có thể lý giải bởi thực tế gia đình và bạn bè là những người gần gũi, thân thiết nên nhiều khi họ chủ động trao đổi với thanh niên về việc lựa chọn nghề phù hợp. Còn lại, ở nhóm họ hàng, làng xóm, thầy cô và các tổ chức xã hội thanh niên thể hiện tính chủ động cao hơn với tỷ lệ trung bình ở mức 83,5%. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy sự chủ động của thanh niên trong tiếp cận nguồn vốn xã hội từ các nhóm, tổ chức mà họ tham gia: “Lựa chọn nghề là một việc hệ trọng nên bên cạnh việc suy nghĩ xem mình thích hợp với nghề gì, mình còn hỏi bố mẹ. Nhiều buổi trao đổi với bố mẹ mình thấy rất nhiều vấn đề cần

phải suy nghĩ xoay quanh việc lựa chọn nghề. Bố mẹ mình nói: lựa chọn nghề bên cạnh sở thích và năng lực thì cũng cần cân nhắc tới nhu cầu của xã hội, chứ không lại dẫn tới tình trạng ra được đào tạo nghề nhưng vẫn không thể tìm kiếm được một công việc thích hợp, bởi nước ta còn đang chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên người đông mà việc ít nên cần suy nghĩ cho thấu đáo (...) Mình có mấy người bạn cũng thường xuyên trao đổi thông tin về nghề nghiệp và việc làm hiên nay, vì có cùng mối quan tâm nên nhiều khi trao đổi rất hay, có thêm nhiều hiểu biết về nghề mà mình lựa chọn. Ngoài ra, mình cũng có hỏi cô giáo chủ nhiệm trước của mình nên chọn nghề gì cho phù hợp, cô khuyên mình nên chọn nghề hội họa, bởi vì cô nói mình có năng khiếu môn vẽ, cộng thêm có trí tưởng tượng phong phú và sự lãng mạn. Mình thấy cũng đúng, vì mình cũng thích làm nghệ sĩ....” (Trích PVS số 3, Nam, 19 tuổi, phường Bắc Sơn).

Như vậy có thể thấy, thanh niên ở khu vực nông thôn và thành thị đã tiếp cận vốn xã hội trong lựa chọn nghề thông qua tương tác với các nhóm, các tổ chức xã hội và họ là thành viên, đồng thời sự tiếp cận đa phần mang tính chủ động từ phía thanh niên cho thấy họ đã ý thức được vai trò quan trọng của thông tin hay tri thức mà họ lĩnh hội được từ những người thân thiết xung quanh liên quan tới việc lựa chọn nghề của bản thân.

2.2. Sử dụng vốn xã hội có được từ việc tham gia vào nhiều mạng lưới xã hội để lựa chọn nghề

Qua kết quả nghiên cứu và những phân tích ở trên có thể thấy, thanh niên tại địa bàn nghiên cứu đã biết tiếp cận nguồn vốn xã hội phong phú và đa dạng từ các mối quan hệ thân thiết và gần gũi như gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè, thầy cô, các tổ chức chính trị-xã hội mà họ tham gia để lựa chọn nghề phù hợp. Tuy nhiên, nguồn vốn xã hội mà họ lĩnh hội được trong từng

nhóm, từng tổ chức bên cạnh những nét tương đồng còn có những đặc thù riêng biệt mà qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy được.

2.2.1. Sử dụng vốn xã hội có được trong gia đình để lựa chọn nghề

Kết quả nghiên cứu ở trên đã cho thấy, gia đình là nhóm xã hội mà thanh niên trao đổi nhiều nhất những vấn đề liên quan đến lựa chọn nghề của bản thân. Theo số liệu thống kê có được từ phiếu điều tra, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề thanh niên thường tham khảo ý kiến của các thành viên trong gia đình và sự tham khảo có sự khác nhau giữa hai khu vực, [Bảng 2.3].

Bảng 2.3. Sự khác nhau giữa khu vực thành thị và nông thôn đối với việc tiếp cận các thành viên gia đình trong lựa chọn nghề của thanh niên

Số liệu phân tích từ phiếu điều tra

Qua bảng số liệu thấy được, thanh niên thường trao đổi với 2 thành viên trong gia đình trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề và sự trao đổi đó khác nhau giữa khu vực nông thôn với thành thị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi lựa chọn nghề thanh niên ở khu vực thành thị thường hỏi tới 2 thành viên trong gia đình (chiếm 60,0%), còn thanh niên khu vực nông thôn chủ yếu chỉ hỏi 1 thành viên trong gia đình (60,8%). Những thành viên trong gia đình

Khu vực

Thành viên

Nông thôn Thành thị Mẫu

Tần xuất Phần trăm Tần xuất Phần trăm Tần xuất Phần trăm Số thành viên 1 76 60,8 38 30,4 114 45,6 2 42 33,6 75 60,0 117 46,8 3 7 5,6 12 9,6 19 7,6 Tổng 125 100 125 100 250 100 Mẫu 250 Trung bình 2

Giá trị xuất hiện nhiều

nhất 2

Giá trị lớn nhất 3

thường xuyên trao đổi liên quan tới lựa chọn nghề của thanh niên đó là bố (chiếm tỷ lệ cao nhất 83,2%), mẹ (56,3%) và anh chị em (18,1%). Kết quả phỏng vấn sâu tìm hiểu nguyên nhân thanh niên thành thị trong việc lựa chọn nghề có tham khảo ý kiến của nhiều thành viên trong gia đình, phương án trả lời nhiều nhất là do cha mẹ nhiều khi chủ động trao đổi liên quan đến lựa chọn nghề của con cái, lý do tiếp theo là bởi thanh niên muốn có được lời khuyên của các thành viên trong gia đình về lựa chọn nghề, một lý do nữa bởi họ còn thiếu thông tin liên quan đến nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội nên hỏi các thành viên trong gia đình. “... Khi lựa chọn nghề thì bố mẹ và anh chị trong gia đình thường ngồi lại nói chuyện phân tích cho em thấy nên chọn nghề nào phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội (...) Em trước đây suốt ngày đi học suốt ngày nên nhiều điều không biết về thực tế, chỉ có bố mẹ và anh chị đã làm lâu năm là biết được bên ngoài như thế nào nên em thấy những thông tin, lời khuyên của gia đình rất hữu ích. Em thấy càng trao đổi về việc làm với nhiều người thì càng nắm bắt được nhiều thông tin bổ ích. Chính vì vậy, những người thân thiết và gần gũi em đều hỏi để có được sự tư vấn.” (Trích PVS, Nữ, 20 tuổi, phường Bắc Sơn)

Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn sâu một số trường hợp thanh niên nông thôn về số thành viên trong gia đình có trao đổi về lựa chọn nghề, đa phần trả lời thường chỉ trao đổi với bố hoặc anh chị lớn đã đi làm bởi vì họ là những người thường chủ động trong trao đổi lựa chọn nghề của thanh niên. “Lúc mà có ý định lựa chọn nghề em cũng hỏi có hỏi bố mẹ nhưng thường thì mẹ em hay nói: có gì cứ trao đổi với bố chứ mẹ biết gì đâu mà nói, nên em chỉ biết nói với bố. Mấy đứa bạn em cùng trang lứa xung quanh đây cũng vậy, chúng nó hay nói chuyện với em bảo cũng chỉ trao đổi với bố, ai có anh chị thì hỏi thêm. Bữa nay, em thấy nhiều người được đào tạo nhưng cũng chẳng có việc

làm, hoặc làm trái nghề nên em nghĩ nếu có ai đó am hiểu mà hỏi được tốt quá (...)” (Trích PVS Nữ, 19 tuổi, xã Quang Sơn).

a. Sự giúp đỡ của gia đình liên quan tới lựa chọn nghề của thanh niên

Quá trình trao đổi thông tin với các thành viên trong gia đình là quá trình thanh niên tiếp cận với vốn xã hội trong lựa chọn nghề. Nghiên cứu thực tế tại địa phương cho thấy, vốn xã hội mà thanh niên tiếp cận từ các thành viên trong gia đình là rất phong phú và đa dạng, [Biểu 2.3].

Tư vấn nghề phù hợp

Động viên khích lệcốgắng Cung cấp thông tin

Tư vấn chọn nơi đào tạo Nhận giúp đỡ trong quá trình đào tạo nghề Nhận giúp đỡ việc làm sau đào tạo nghề

55.30% 94.10% 39.10% 34.60% 96.10% 4.70%

Biểu 2.3: Sự giúp đỡ của gia đình liên quan tới lựa chọn nghề của thanh niên

Từ biểu đồ có thể thấy được, thông qua quá trình trao đổi với thành viên trong gia đình những giá trị mà thanh niên nhận được là: sự động viên khích lệ và nhận giúp đỡ trong quá trình đào tạo nghề (chiếm tỷ lệ cao 94,1%); tiếp đó là sự tư vấn chọn nghề thích hợp (55,3%); cũng như, cung cấp các thông tin liên quan đến nghề mà thanh niên dự định lựa chọn, nhu cầu xã hội về nghề đó và tư vấn chọn nơi đào tạo phù hợp (tương ứng với 39,1% và 34,6%); ngoài ra, thanh niên còn nhận được lời đề nghị giúp đỡ về việc làm sau đào tạo nghề.

Như vậy, có thể sự giúp đỡ mà thanh niên nhận được từ các thành viên trong gia đình đó không chỉ là sự chia sẻ thông tin, những lời động viên khích

lệ mà cao hơn nữa là sự đảm bảo liên quan đến quá trình đào tạo nghề của thanh niên. Đây chính là, giá trị to lớn mà thanh niên có được qua quá trình tương tác với các thành viên trong gia đình.

Những giá trị liên quan đến lựa chọn nghề mà thanh niên nhận được từ các thành viên trong gia đình đã hình thành nên niềm tin trong con người họ. Chính lòng tin đó, được biểu hiện qua sự nhận thức tầm quan trọng về giá trị mà thanh niên có được từ phía gia đình, thể hiện ở [Bảng 2.4].

Bảng 2.4. Tiếp cận vốn xã hội trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình để lựa chọn nghề của thanh niên

Giúp đỡ -Mức độ

Giúp đỡ của gia đình

Mức độ (%) Rất quan trọng Quan trọng Bình thường/ Không quan trọng Tư vấn nghề phù hợp 64,1 35,9 - Động viên khích lệ cố gắng 38,2 61,8 -

Cung cấp thông tin liên quan đến nghề 30,7 69,3 -

Tư vấn chọn nơi đào tạo phù hợp với năng lực

27,6 72,4

- Nhận giúp đỡ trong quá trình đào tạo

nghề

73,3 26,7

- Nhận giúp đỡ việc làm sau đào tạo

nghề

88,4 1,6

-

Số liệu phân tích từ phiếu điều tra

Qua bảng số liệu cho thấy, những giúp đỡ mà thanh niên có thể nhận được từ phía gia đình bản thân họ đều nhận thấy mức độ quan trọng của từng

khía cạnh liên quan đến lựa chọn nghề. Theo đánh giá của thanh niên những giúp đỡ của gia đình như: Sự tư vấn lựa chọn nghề phù hợp; việc nhận giúp đỡ trong quá trình đào tạo và sau đào tạo nghề đều ở mức rất quan trọng (trung bình có 75,3% phương án trả lời 3 sự giúp đỡ trên là rất quan trọng). Bên cạnh đó, những giúp đỡ của gia đình như sự động viên khích lệ, cung cấp thông tin và tư vấn chọn nơi đào tạo cũng được coi là quan trọng (53% phương án trả lời 3 sự giúp đỡ đề cập là quan trọng). Kết quả phỏng vấn sâu cũng thấy được, các trường hợp được hỏi đều trả lời những chia sẻ của các thành viên trong gia đình đã tạo lên trong họ lòng tin và sự quyết tâm đối với việc lựa chọn nghề: “... Chị em học đại học trên Hà Nội, nên em thường hỏi chị về những thông tin liên quan đến chọn nghề như: em học nghề gì thì thích hợp?, em học nghề gì thì sau này dễ xin việc?, em chọn nơi nào để đào tạo nghề?...Cũng may nhờ có chị em đi trước chỉ bảo nên em mới biết được nhiều điều, chứ mình quanh quẩn ở nên chẳng biết thế nào. Tìm hiểu trên internet thì nhiều thông tin quá, chẳng biết sao mà lần.” (trích phỏng vấn sâu Trần Quảng A, xã Quang Sơn)

b. Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề của thanh niên

Trong quá trình lựa chọn nghề của thanh niên, cũng có những yếu tố từ phía gia đình ảnh hưởng đến quyết định của họ.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn Kiểm định Chi-bình phương để kiểm định giải thuyết đã đưa ra ở trên.

Giả thuyết không H0: Những yếu tố từ phía gia đình không có mối liên hệ với sự lựa chọn nghề của thanh niên.

Giả thuyết đối H1: Những yếu tố từ phía gia đình có mối liên hệ với sự lựa chọn nghề của thanh niên.

Bảng 2.5. Kiểm định Chi-bình phương về mối liên hệ giữa các yếu tố từ phía gia đình với sự lựa chọn nghề của thanh niên

Kiểm định Chi-bình phương (Chi-Square Tests)

Pearson Chi-Square 8,237a 2 0,10

Likelihood Ratio 10,315 2 0,03

N of Valid Cases 250

a. 0 cells (0,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 8,01.

Từ bảng số liệu, ứng với giá trị Chi-bình phương tính toán được 8,237, kết quả tính toán mức ý nghĩa quan sát cho thấy Sig. = 0,01 và bằng với mức ý nghĩa α = 0,01 nên độ tin cậy của kiểm định là 99%. Căn cứ theo quy tắc của Sig (hay p-value) có hai trường hợp: (1)/Chấp nhận Ho, nếu như Sig. > α. Nếu Sig. lớn hơn α , tức là lớn hơn mức ý nghĩa cho phép, khi đó chưa đủ căn cứ để đưa ra kết luận hai biến có mối liên hệ với nhau; (2)/ Bác bỏ Ho, nếu Sig. < α. Nếu Sig. nhỏ hơn α, tức là nhỏ hơn mức ý nghĩa cho phép và khi đó chúng ta có đủ độ tin cậy để khẳng định hai biến kiểm định có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Như vậy, chúng ta có thể bác bỏ H0 và kết luận rằng những yếu tố từ phía gia đình có ảnh hưởng đến lựa chọn nghề của thanh niên.

Nhận định trên được củng cố bằng bảng 2.6. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những yếu tố từ phía gia đình tác động đến thanh niên khi quyết định lựa chọn nghề

Bảng 2.6. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong gia đình đối với quyết định lựa chọn nghề của thanh niên

Mức độ Yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng (%) Ảnh hưởng lớn Có ảnh hưởng Không có ảnh hưởng

Nghề nghiệp của người thân trong

gia đình (ông bà, bố mẹ, anh chị) 36,6 49,4 14,0

Sự định hướng của người thân 88,1 31,9 -

Mối quan hệ của gia đình 18,8 45,9 35,3

Sự kỳ vọng của gia đình 23,1 66,9 -

Số liệu phân tích từ phiếu điều tra

Phân tích bảng số liệu cho thấy, sự định hướng và nghề nghiệp của người thân trong gia đình có ảnh hưởng lớn đối với thanh niên trong lựa chọn nghề (tương ứng tỷ lệ 88,1% và 36,6%), ngoài ra sự kỳ vọng, cũng như mối quan hệ của gia đình cũng là những yếu tố có ảnh hưởng tới lựa chọn nghề của thanh niên (có tới 66,9% và 45,9% phương án trả lời khẳng định điều này). Thống kê phỏng vấn sâu một số trường hợp thanh niên cũng cho thấy kết quả tương tự. “Lựa chọn nghề là cả một quá trình khó khăn, mình đã trao đổi rất nhiều với người thân để có được sự tư vấn đúng đắn và cũng chính sự định hướng của bố mẹ có ảnh hưởng tới mình trong lựa chọn nghề. Bố mẹ mình làm bác sĩ nên hướng mình theo nghề bác sĩ nên bản thân mình nhiều lúc cũng có áp lực lớn bởi sự kỳ vọng đó. Nhiều lúc mình sợ, nếu theo được con đường bố mẹ đã định hướng sẽ làm bố mẹ buồn. Mình và cậu người bạn thân cùng lớp cũng vậy, bố mẹ cậu ấy làm trong ngành công an nên cũng có hướng để bạn ấy theo ngành...Mình thấy

sự định hướng đó tạo nên áp lực nhiều lúc tốt, nó giúp cho mình cố gắng để đạt được điều đó.” (Trích PVS Nam, 18 tuổi, phường Bắc Sơn).

Như vậy qua phân tích ở trên có thể thấy, quá trình trao đổi với các thành viên trong gia đình thanh niên đã có được những giá trị, chuẩn mực và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)