Mối quan hệ giữa vốn xã hội và vốn con người

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 76 - 104)

Qua biểu đồ có thể thấy, trong lựa chọn nghề thanh niên cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc trang bị cho mình kiến thức để có thể đảm bảo thanh niên có thể theo đuổi được nghề mình lựa chọn, tỷ lệ 78,6% trả lời có cố gắng trong học tập khi chuẩn bị có những lựa chọn nghề như vậy, còn ở mức độ thấp. Bên cạnh đó, thanh niên cũng cần chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến nghề mình dự định lựa chọn, bởi việc hiện nay sự phát triển của các phương tiện thông tin truyền thông, đặc biệt là mạng internet cho phép thanh niên có thể tìm hiểu nhiều thông tin liên quan đến lựa chọn nghề.

Việc phát huy vốn con người, cùng với sử dụng hiệu quả vốn xã hội có vai trò quan trọng trong việc giúp thanh niên lựa chọn nghề phù hợp và có thể theo đuổi nghề mình lựa chọn. Nghiên cứu thực tế tại địa phương cho thấy, những thế hệ thanh niên đi trước giờ khi họ có việc làm ổn định, hoặc những người đang được đào tạo nghề đã đưa ra những đánh giá về các yếu tố cần để lựa chọn nghề phù hợp, [Bảng 3.3].

Bảng 3.4. Các yếu tố cần có khi lựa chọn nghề Mức độ Mức độ Nhóm xã hội Rất quan trọng Quan trọng Bình thường/ Không quan trọng Cố gắng học tập 98,5 1,5 -

Tìm hiểu thông tin trên sách, báo, mạng về nghề lựa chọn

32,9 67,1 -

Nên tham khảo những ý kiến khác 92,1 7,9 -

Số liệu phân tích từ phiếu điều tra

Kết quả phân tích cho thấy, sự cố gắng của bản thân luôn là yếu tố quan trọng nhất, trong lựa chọn nghề thanh niên cần trang bị cho mình kiến thức để đảm bảo việc lựa chọn, cũng như đáp được những yêu cầu của nghề mình lựa chọn. Bên cạnh đó, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề cũng cần trao đổi với những người thân để có sự tư vấn hợp lý.

Như vậy, những kết quả nghiên cứu trên cho chúng ta thấy, vốn xã hội và vốn con người luôn song hành với nhau và mối quan hệ gắn bó khăng khít. Nếu như, nỗ lực cố gắng trang bị kiến thức, mở rộng tìm hiểu thông tin qua mạng lưới xã hội là vốn con người, thì những giá trị mà cá nhân lĩnh hội được qua trao đổi với nhóm xã hội liên quan đến lựa chọn nghề đó là vốn xã hội. Và như vậy, nếu phát huy được vốn con người và vỗn xã hội không chỉ giúp thanh niên lựa chọn nghề phù hợp mà còn là tiền đề đảm bảo cho việc họ có thể theo đuổi nghề mình đã lựa chọn.

b. Khắc phục một số hạn chế trong lựa chọn nghề

Định hướng nghề, đóng vai trò quan trọng với học sinh trước khi bước sang một ngã rẽ mới trên con đường lập nghiệp. Việc tư vấn định hướng từ

sớm sẽ giúp thanh niên hình dung và xác định được ưu điểm và sở thích nghề nghiệp của mình.

Điểm yếu của thanh niên trên địa bàn nghiên cứu hiện nay là chưa xác định rõ được mục tiêu học tập và mục tiêu nghề nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến sự thành bại trong việc lựa chọn nghề. Khi đã xác định được mục tiêu học tập, lựa chọn khối học thì việc lựa chọn nghề phù hợp sẽ dễ dàng hơn. Để có thể tự chủ về việc chọn ngành phù hợp với bản thân, thanh niên trên địa bàn cũng cần xác định rõ ưu, nhược điểm của mình, tính cách thế nào và muốn làm công việc gì.

3.3.2. Sử dụng hiệu quả vốn xã hội từ mạng lưới xã hội

3.3.2.1. Phát huy vốn xã hội từ gia đình trong lựa chọn nghề cho thanh niên

Như đã phân tích ở mục 2.3 các thành viên trong gia đình có vai trò quan trọng đối với quá trình lựa chọn nghề của thanh niên. Tuy nhiên, nhiều thành viên trong gia đình vẫn chưa thực sự quan tâm đến lựa chọn nghề của thanh niên, đồng thời, số lượng thành viên trong gia đình có trao đổi thông tin với thanh niên trong lựa chọn nghề chưa nhiều, đặc biệt ở khu vực nông thôn khi mà số lượng một thành viên trong gia đình có trao đổi với thanh niên những thông tin liên quan đến lựa chọn nghề còn cao.

Những vấn đề trên, có thể làm hạn chế vai trò của vốn xã hội từ gia đình đối với lựa chọn nghề của thanh niên. Vì vậy, hướng giải pháp cho việc phát huy vốn xã hội từ gia đình trong lựa chọn nghề của thanh niên như sau:

Thứ nhất, tăng cường tính chủ động đối với việc trao đổi thông tin liên quan đến lựa chọn nghề giữa thanh niên và các thành viên trong gia đình. Các thành viên trong gia đình như bố, mẹ, anh, chị, ông, bà nên chủ động trao đổi thông tin liên quan đến lựa chọn nghề của thanh niên để giúp họ có thêm hiểu

biết về nghề nghiệp mình lựa chọn. Sự chủ động của các thành viên trong gia đình sẽ giúp cho thanh niên giải đáp được những thắc mắc mà họ đang phân vân, hoặc sự động viên của bố, mẹ, hay anh, chị em sẽ là những động lực tốt để thanh niên có được quyết tâm lựa chọn và kế hoạch cho quá trình được đào tạo nghề. Thực tế phỏng vấn sâu một số trường hợp tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, 96 % thanh niên được hỏi cho rằng, họ có tâm lý tự tin và quyết tâm cố gắng khi được sự quan tâm từ các thành viên trong gia đình khi lựa chọn nghề: “ Em thích nghề bác sĩ (...) bố mẹ em làm ở nhà làm ruộng không ra ngoài mấy nên cũng không biết rõ về nghề bác sĩ, nhưng những lúc rảnh rỗi, hoặc lúc ăn cơm bố mẹ thường động viên em cố gắng. Công việc đồng áng, việc nhà nhiều lúc bố mẹ và mấy đứa em đều làm dành thời gian cho em học. Em cảm thấy, đó là niềm động viên lớn để em cố gắng...” (Trích phỏng vấn Nguyễn Quỳnh N, 17 tuổi, xã Bắc Sơn).

Thứ hai, những giá trị tốt đẹp như truyền thống của gia đình nếu có phương pháp giáo dục hợp lý sẽ tạo niềm tin, sự phấn đấu cho thanh niên trong việc lựa chọn nghề. Kết quả nghiên cứu tại địa phương đã cho thấy, nghề nghiệp và sự định hướng của một số thành viên trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn nghề của thanh niên. Những truyền thống tốt đẹp của gia đình cần được giáo dục thường xuyên cho thanh niên để hình thành ở các em sự tự tin và phấn đấu trong việc lựa chọn nghề.

Thứ ba, cân đối giữa sự kỳ vọng của các thành viên trong gia đình với năng lực của thanh niên đối với nghề lựa chọn. Thực tế nghiên cứu tại địa phương cho thấy, mong muốn lựa chọn nghề của thanh niên nhiều khi trái mong muốn của thành viên trong gia đình. Tuy nghiên cứu không đi sâu tìm hiểu vấn đề này, nhưng có thể thấy sự xung đột giữa sự kỳ vọng của các thành viên trong gia đình và sự mong muốn của thanh niên sẽ không tạo ra được sự hài hòa giữa vốn con người và vốn xã hội. Nên ở đây, thanh niên cũng như

các thành viên trong gia đình cần có những thảo luận để đi đến thống nhất nhằm giúp thanh niên có quyết định lựa chọn nghề phù hợp.

Như vậy, để phát huy vốn xã hội từ gia đình trong lựa chọn nghề của thanh niên cần phát huy tính chủ động, cũng như giá trị tốt đẹp và sự cân bằng giữa sự kỳ vọng từ phía gia đình với thanh niên, để giúp họ có được quyết định lựa chọn nghề đúng đắn.

3.3.2.2. Phát huy vốn xã hội từ các nhóm xã hội khác trong lựa chọn nghề cho thanh niên

Thứ nhất, phát huy vốn xã hội từ nhà trường và các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp trong lựa chọn nghề của thanh niên. Nhà trường và các tổ chức xã hội có thể xây dựng nội dung giáo dục, hướng nghiệp một cách hệ thống đối với thanh niên. Đây là hình thức tốt nhất để phát huy vốn xã hội từ nhà trường và tổ chức xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên. Để làm được điều này, nhà trường cũng như tổ chức xã hội cần xây dựng nội dung và kế hoạch giáo dục hướng nghiệp đối với thanh niên. Nội dung hướng nghiệp cần giúp cho thanh niên nắm bắt được hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, thực trạng lao động việc làm hiện nay. Thông qua giáo viên hoặc những người đứng đầu tổ chức xã hội nội dung đó được truyền tải đến thanh niên và căn cứ vào thực tế năng lực, sở trường, cũng như vấn đề sức khỏe của thanh niên để có sự trao đổi, lời khuyên giúp thanh niên lựa chọn nghề phù hợp. Bên cạnh đó, thanh niên cần chủ động để tiếp cận với định hướng lựa chọn nghề từ nhà trường và tổ chức xã hội mà họ là thành viên, đồng thời mạnh dạn đưa ra những câu hỏi, những thắc mắc liên quan đến lựa chọn nghề để được giải đáp. Đó là cách thức để thanh niên có thể tiếp cận và sử dụng vốn xã hội thông qua nhà trường và tổ chức xã hội mà họ là thành viên để lựa chọn nghề phù hợp.

Thứ hai, phát huy vốn xã hội trong lựa chọn nghề từ nhóm bạn, họ hàng và hàng xóm mà thanh niên là thành viên. Nhóm bạn là những người gần gũi và hiểu rõ về khả năng của cá nhân, đồng thời cùng là thế hệ trẻ nên họ chịu khó tìm hiểu những vấn đề quan tâm qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Chính vì vậy, việc trao đổi những vấn đề liên quan đối lựa chọn nghề với các bạn, cá nhân sẽ có thêm được nhiều thông tin bổ ích. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu thông tin từ các nhóm xã hội khác liên quan đến lựa chọn nghề là điều hết sức cần thiết, đặc biệt từ mối quan hệ hiện hữu vốn có trong họ hàng, làng xóm. Bởi, trao đổi những vấn đề liên quan đến lựa chọn việc làm với những người có kinh nghiệm trong cuộc sống sẽ giúp thanh niên có cái nhìn mở rộng hơn về thực tại nhu cầu về ngành nghề của xã hội, cũng như thấy được mình cần phải làm gì để có thể theo đuổi nghề mình lựa chọn. Đó là thông tin hữu ích mà thanh niên có thể tiếp thu được từ những thành viên trong họ hàng, làng xóm mà những thông tin đó ở nhóm bạn khó có thể giải đáp. Như vậy, việc trao đổi thông tin liên quan đến lựa chọn nghề với nhiều nhóm xã hội là quá trình thanh niên bổ sung những thông tin còn thiếu để tiếp thu một cách hiệu quả vốn xã hội để đi đến quyết định lựa chọn nghề.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nghiên cứu về vốn xã hội trong định hướng lựa chọn nghề của thanh niên trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình có ý nghĩa quan trọng. Kết quả nghiên cứu thực tiễn tại địa phương đã cho thấy hiện trạng tiếp cận, sử dụng vốn xã hội, đồng thời đánh giá toàn diện vai trò của vốn xã hội đối với lĩnh vực định hướng lựa chọn nghề của thanh niên, từ đó đưa ra hướng giải pháp góp phần sử dụng hiệu quả vốn xã hội trong lựa chọn nghề. Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn trong Chương 1, Chương 2 và Chương 3, luận văn đi đến một số kết luận và kiến nghị sau:

Thanh niên hiện nay đã nhận thức đầy đủ hơn tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề, một công việc sẽ theo họ trong cả cuộc đời, giúp họ tạo lập cuộc sống. Chính vì thế, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề phần lớn thanh niên đã bắt đầu tiếp với vốn xã hội thông qua việc tìm đến sự tư vấn từ bên ngoài để có lời khuyên chọn nghề phù hợp.

Tiếp cận vốn xã hội của thanh niên trong lựa chọn nghề đã có sự chủ động cao. Trong đó, những giá trị của vốn xã hội thanh niên có được thông qua mạng lưới các mối quan hệ xã hội mà họ là thành viên như: gia đình, bạn bè, thầy cô, hàng xóm, họ hàng, các đoàn thể xã hội.

Thanh niên tại địa bàn nghiên cứu đã biết tiếp cận nguồn vốn xã hội phong phú và đa dạng từ các mối quan hệ thân thiết và gần gũi như gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè, thầy cô, các tổ chức chính trị-xã hội mà họ tham gia. Tuy nhiên, nguồn vốn xã hội mà họ lĩnh hội được trong từng nhóm, từng tổ chức bên cạnh những nét tương đồng còn có những đặc thù riêng biệt, đồng thời cũng có những yếu tố bên ngoài có tác động đến sự lựa chọn nghề của thanh niên. Bằng kết quả nghiên cứu thực tế, tác giả đã minh chứng được giả

thuyết đưa ra về những yếu tố trong gia đình có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề của thanh niên, nhằm làm nổi bật những yếu tố khách quan bên ngoài có thể tác động tới thanh niên trong quá trình lựa chọn nghề.

Vốn xã hội mà thanh niên sử dụng từ nhóm, tổ chức xã hội mà họ tham gia ở đây là sự tư vấn nghề phù hợp, sự động viên khích lệ cố gắng, những thông tin liên quan đến nghề và nơi đào tạo nghề. Đó chính là những giá trị cấu thành nên vốn xã hội mà thanh niên có thể khai thác, sử dụng để đưa ra quyết định lựa chọn nghề.

Vốn xã hội qua nghiên cứu thực tiễn có vai trò to lớn trong lựa chọn nghề của thanh niên. Việc thanh niên trao đổi thông tin liên quan đến lựa chọn nghề với các thành viên trong gia đình, trong dòng họ, với những người hàng xóm, bạn bè, thầy cô và thành viên trong tổ chức đoàn thể là quá trình tiếp cận với vốn xã hội. Từ đó có thể thấy, cơ hội tiếp cận vốn xã hội của thanh niên là rất đa dạng và phong phú. Cơ hội đó đến từ sự tương tác giữa thanh niên với các nhóm xã hội mà họ là thành viên. Cũng từ kết quả nghiên cứu từ thực tế đã minh chứng cho giả thuyết mà tác giả đưa ra về vai trò quan trọng của giai đình trong lựa chọn nghề của thanh niên ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Từ đó làm nổi bật nên vai trò của gia đình trong lựa chọn nghề của thanh niên.

Thông qua sự tham khảo ý kiến của thanh niên với các nhóm, tổ chức xã hội mà họ là thành viên, vốn xã hội đã được hình và được họ sử dụng trong việc lựa chọn nghề.

Qua nghiên cứu thực tiễn có thể thấy, thanh niên thành thị có sự chủ động cao hơn thanh niên nông thôn trong việc tiếp cận vốn xã hội.

Khi lựa chọn nghề, việc tham khảo ý kiến các thành viên trong gia đình của thanh niên khu vực nông thôn và thành thị khác nhau. Thanh niên ở khu vực thành thị thường hỏi tới 2 thành viên trong gia đình, còn thanh

niên khu vực nông thôn chủ yếu chỉ hỏi 1 thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, trong quá trình lựa chọn nghề việc tham khảo ý kiến một số thành viên trong họ của thanh niên khu vực thành thị và nông thôn gần như tương đương. Trong khi đó, thanh niên nông thôn khi lựa chọn nghề có xu hướng tham khảo ý kiến của một số người hàng xóm xung quanh nhiều hơn thanh niên khu vực thành thị.

Trong quá trình thực hiện đề tài có nhiều vấn đề nảy sinh nhưng do sự giới hạn về thời gian và kinh phí nên những vấn đề đó chưa được giải quyết. Chính vì thế, luận văn xin đưa ra một số kiến nghị để các cấp có thẩm quyền xem xét và thực hiện:

2. Khuyến nghị

Đối với cơ quan chức năng

Đưa ra những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế - xã hội để đưa nền kinh tế ổn định và phát triển trước ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính của thế giới.

Thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Bắc Sơn và xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) (Trang 76 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)