Số liệu phân tích từ phiếu điều tra
Qua bảng số liệu ta thấy, trong quá trình lựa chọn nghề việc tham khảo ý kiến một số thành viên trong họ của thanh niên khu vực thành thị và nông thôn gần như tương đương. Trong khi đó, thanh niên nông thôn khi lựa chọn nghề có xu hướng tham khảo ý kiến của một số người hàng xóm xung quanh
Nhóm xã hội
Khu vực
Nhóm xã hội có đề cập tới việc lựa chọn việc làm của thanh niên
Họ hàng Hàng xóm
Tần suất Phần trăm Tần suất Phần trăm
Thanh niên nông thôn 39 49,9 45 74,6
Thành thị thành thị 41 50,1 16 26,4
nhiều hơn thanh niên khu vực thành thị (74,6% so với 26,4%). Điều này được giải thích bởi, tính chất cuộc sống ở khu vực nông thôn hàng xóm xung quanh có mối quan hệ gắn bó mật thiết hơn ở khu vực thành thị, chính vì vậy nên trong lựa chọn nghề thanh niên nông thôn thường trao đổi với người gần gũi.
Bên cạnh đó nghiên cứu trên địa bàn còn cho thấy, thành viên trong họ và những người hàng xóm tham gia trao đổi giúp thanh niên lựa chọn nghề không chỉ là những người có mối quan hệ thân thiết, mà còn là những người nắm bắt được những thông tin mà họ đang cần tìm hiểu, [Biểu 2.4].
44%
32%
4% 20%
Những người có mối quan hệ thân thiết Những người đang làm nghề mà anh chị định lựa chọn
Những người đang giữ địa vị trong xã hội Những người đang được đào tạo nghề
Biểu 2.4. Các yếu tố có ảnh hưởng tới việc tiếp cận vốn xã hội của thanh niên đối với lựa chọn nghề
Từ biểu đồ cho thấy, có sự đa dạng ở đối tượng tiếp cận từ mối quan hệ họ hàng và hàng xóm trong lựa chọn nghề của thanh niên. Bên cạnh việc tham khảo ý kiến của những người có mối quan hệ gắn bó thân thiết (chiếm 41,2%), thanh niên còn tìm tới những người đang làm nghề mà mình định lựa chọn và những người đang được đào tạo nghề để tìm hiểu thông tin và những lời khuyên từ họ, bên cạnhđó còn có một số ít người tìm những người có mối quan hệ đang giữ địa vị trong xã hội để có được lời khuyên. Phỏng vấn sâu một số trường hợp về lý do tại sao lại tìm đến những người trong họ và hàng xóm để trao đổi thông tin liên quan đến lựa chọn nghề. Phương án được trả
lời nhiều nhất là vì họ có rất thân thiết với bản thân và gia đình nên đề cập với họ để được tư vấn thêm trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề phù hợp: “Các bác hàng xóm xung quanh hay sang nhà chơi nên có mối quan gần gũi, vì thế có lúc ngồi nói chuyện với các bác em cũng đề cập tới những dự định liên quan đến lựa chọn nghề và nghe các bác tư vấn (...) Họ hàng nội ngoại nhà em ở gần đây hết mỗi khi giỗ tết, hoặc có công việc gì đó các cô, các chú qua nhà em chơi và cũng thường hỏi em xem sau này lựa chọn nghề gì? Trong đó, lại có chú làm nghề mà em thích nên em hay hỏi chú về công việc, từ đó em có thêm nhiều thông tin bổ ích mà trước đây mình không biết...” (Trích PVS Nam, 18 tuổi, xã Quang Sơn).
Qua nghiên cứu tại địa phương thấy được, quá trình trao đổi với các thành viên trong họ và hàng xóm thanh niên đã thu được nhiều sự giúp đỡ giá trị liên quan đến lựa chọn nghề, [Biểu 2.5].
Biểu 2.5. Những giá trị nhận được từ họ hàng và hành xóm trong lựa chọn nghề của thanh niên
Từ biểu đồ cho thấy, khi tham khảo ý kiến của các thành viên trong họ và hàng xóm thanh niên nhận được những giúp đỡ chủ yếu là sự động viên
35.50% 97.20% 32.30% 27.80% 8.90% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% Tư Vấn phù hợp Động viên Khích lệ Cố gắng Cung Cấp thông tin Tư vấn Chọn nơi đào tạo Nhận giúp Việc làm Sau đào Tạo nghề Tư vấn phù hợp Động viên khích lệ cố gắng Cung cấp thông tin Tư vấn chọn nơi đào tạo
khích lệ (97,2%), tiếp theo là sự tư vấn chọn nghề phù hợp (35,3%) và cung cấp những thông tin liên quan đến lựa chọn nghề (32,3%), ngoài ra thanh niên còn nhận được sự đảm bảo giúp đỡ về công việc sau khi được đào tạo nghề. Sự giúp đỡ trên chính là một phần giá trị của vốn xã hội mà thanh niên có được trong mối quan hệ với thành viên trong họ và những người hàng xóm.
2.2.2.2. Sử dụng vốn xã hội từ mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và tổ chức đoàn thể mà thanh niên tham gia
Trong lựa chọn nghề thanh niên không chỉ trao đổi với các thành viên trong gia đình, trong dòng họ, những người hàng xóm mà họ còn tham khảo ý kiến của bạn bè, thầy cô và tổ chức đoàn thể họ là thành viên.
Nghiên cứu tại địa phương cho thấy, tiếp cận nguồn vốn xã hội liên quan đến lựa chọn nghề từ mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và các tổ chức đoàn thể của thanh niên khu vực thành thị và nông thôn có sự khác biệt, [Bảng 2.9].
Bảng 2.9. Nhóm xã hội có đề cập tới việc lựa chọn nghề của thanh niên phân theo khu vực
Số liệu phân tích từ phiếu điều tra
Nhóm xã hội Khu vực
Nhóm xã hội có đề cập tới việc lựa chọn nghề của thanh niên Bạn bè Thầy cô Tổ chức Tần suất Phần trăm Tần suất Phần trăm Tần suất Phần trăm
Thanh niên nông thôn 95 47,9 19 31,6 27 67,5
Thành thị thành thị 103 52,1 41 68,4 13 32,5
Qua bảng số liệu ta thấy, khi lựa chọn nghề thanh niên nông thôn thường tham khảo ý kiến của bạn bè, một số người trong tổ chức mà thanh niên tham gia (67,5%) và thầy cô (31,6%). Trong khi đó, thanh niên ở khu vực thành thị khi lựa chọn nghề thường trao đổi với thầy cô (68,4%), bạn bè (52,1%) và một số tổ chức thanh niên tham gia như đoàn thanh niên (32,5%). Sự khác biệt trên phụ thuộc vào mối quan hệ của thanh niên đối với từng nhóm xã hội, chứ không mang tính đặc thù khu vực.
Trong các nhóm xã hội trên, có thể thấy bạn bè là đối tượng mà thanh niên trao đổi thông tin liên quan đến lựa chọn nghề nhiều nhất. Theo phân tích kết quả thống kê từ phiếu điều tra cho thấy, nhóm bạn mà thanh niên trao đổi liên quan đến lựa chọn nghề rất đa dạng, thể hiện ở [Bảng 2.10].