Mức độ Giúp đỡ Mức độ (đơn vị: %) Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Tổng Tư vấn nghề phù hợp 95,2 4,8 - 100 Động viên khích lệ cố gắng 27,8 62,1 10,1 100
Cung cấp thông tin liên quan đến nghề 35,2 64,8 - 100
Tư vấn chọn nơi đào tạo phù hợp với năng lực
87,4 12,6 - 100
Số liệu phân tích từ phiếu điều tra
Từ bảng số liệu cho thấy, những giá trị liên quan đến lựa chọn nghề mà thanh niên nhận được từ nhóm bạn, thầy cô và tổ chức đoàn thể họ tham gia
có sự khác biệt với những giá trị mà họ nhận được từ gia đình, thành viên trong họ tôc và một số người hàng xóm. Nếu như, giá trị thanh niên nhận được từ các thành viên trong gia đình, họ hàng bên cạnh yếu tố khác có sự đảm bảo liên quan đến khía cạnh đào tạo nghề, hay có thể giới thiệu một công việc làm sau khi thanh niên hoàn thành đào tạo nghề. Thì ở nhóm bạn bè, thầy cô và tổ chức thanh niên tham gia những giá trị nhận được thiên về tư vấn lựa chọn nghề phù hợp và tư vấn nơi đào tạo thích hợp. Có thể thấy, đây là sự giúp đỡ có giá trị to lớn, bởi hơn ai hết bạn bè và thầy cô là những người hiểu được năng lực thực sự của thanh niên nên việc tư vấn lựa chọn nghề và nơi đào tạo phù hợp có ý nghĩa lớn. Cũng chính vì vậy, có tới 95,2% phương án trả lời sự tư vấn lựa chọn nghề là rất quan trọng, bên cạnh đó cũng có 87,4% người được hỏi cho rằng sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô, một số thành viên trong các tổ chức đoàn thể ở khía cạnh tư vấn lựa chọn nơi đào tạo phù hợp là rất quan trọng. Ngoài ra, những giúp đỡ về cung cấp thông tin liên quan, hay sự đông viên khích lệ trong lựa chọn nghề của thanh niên từ phía bạn bè, thầy cô và thành viên trong nhóm tổ chức đoàn thể mà thanh niên tham gia đều có ý nghĩa lớn.
2.2.3. Mong muốn nghề nghiệp của thanh niên và sự kỳ vọng của nhóm, tổ chức xã hội nhóm, tổ chức xã hội
Nghiên cứu tại địa phương cho thấy, trong quá trình trao đổi thông tin liên quan đến lựa chọn nghề với nhóm, tổ chức mà thanh niên tham gia, bên cạnh sự đồng thuận vẫn có những dự định nghề trong tương lai của thanh niên trái với mong muốn của nhóm, tổ chức xã hội dành cho họ, thể hiện qua [Biểu 2.6].
Biểu 2.6. Mong muốn của nhóm xã hội với sở thích của cá nhân
Từ bảng số liệu cho thấy, có nhiều trường hợp dự định lựa chọn nghề của thanh niên trái với kỳ vọng của những người xung quanh họ. Khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, có tới 28,6% trường hợp thanh niên trả lời, mong muốn từ phía gia đình về nghề lựa chọn không giống như dự định ban đầu của họ. Tương tự, cũng có những trường hợp thanh niên mong muốn lựa chọn nghề hoàn toàn trái với định hướng của nhóm, tổ chức xã hội (như họ hàng, hàng xóm, bạn bè, tổ chức đoàn thể) mà họ là thành viên, tuy nhiên trường hợp này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trung bình 8,2%. Thực tế có nhiều trường hợp, sự kỳ vọng của gia đình đối với việc lựa chọn nghề nhiều khi trái ngược với mong muốn của thanh niên là bởi vì, khi định hướng cho con lựa chọn nghề, bên cạnh năng lực, sở trường của con, cha mẹ còn tính tới các khía cạnh liên quan khác như kinh phí, công việc sau khi đào tạo nghề. Trong khi đó, các nhóm, tổ chức khác mà thanh niên tham gia sự kỳ vọng ít có sự trái ngược hơn là do, các nhóm, tổ chức thiên về tư vấn để định hướng giúp thanh niên lựa chọn nghề sao cho phù hợp với năng lực của họ. Phân tích phỏng vấn sâu cũng cho
28.6 7.8 5.2 16.1 9.5 2.3 0 5 10 15 20 25 30
Gia đình Họ hàngLàng xóm Bạn bè Thầy cô Tổ chức
Chính trị Xã hội Gia đình Họ hàng Làng xóm Bạn bè Thầy cô Tổ chức chính trị xã hội
thấy được điều này: “Việc lựa chọn nghề đau đầu lắm ạ! Em thì thích nghề sư phạm. Thầy cô và bạn bè em cũng khuyên em nên chọn nghề sư phạm vì nó phù hợp với tính cách và lực học của em, nhưng bố mẹ và anh chị lại muốn em lựa chọn nghề quân đội hoặc công an. Gia đình em không có ai làm trong những ngành nghề này, nhưng bố mẹ em nói: nếu theo được nghề quân đội, hoặc công an thì không phải lo công việc sau này, lúc học hành gia đình cũng đỡ tốn kém kinh phí; ngành sư phạm ra trường sau này kiếm việc khó khăn... Chính vì vậy, giờ bản thân em đang rất phân vân trong việc lựa chọn nghề sao cho phù hợp” (Trích PVS Nguyễn Hoài Th, 17 tuổi, phường Bắc Sơn).
CHƯƠNG 3
VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG LỰA CHỌN NGHỀ CỦA THANH NIÊN
3.1. Vai trò của vốn xã hội
Qua kết quả nghiên cứu thực tế trên địa bàn có thể thấy, vốn xã hội có vai trò quan trọng trong lựa chọn nghề của thanh niên.
Kết quả nghiên cứu tại địa phương đã minh chứng vai trò quan trọng của việc tiếp cận và sử dụng vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên. Những thành tố để hình thành nên vốn xã hội đó là giá trị, chuẩn mực và lòng tin. Những thành tố đó chỉ được hình thành thông qua quá trình tương tác giữa cá nhân với thành viên khác trong xã hội. Chính vì vậy, việc thanh niên trao đổi thông tin liên quan đến lựa chọn nghề với các thành viên trong gia đình, trong dòng họ, với những người hàng xóm, bạn bè, thầy cô và thành viên trong tổ chức đoàn thể là quá trình tiếp cận với vốn xã hội. Từ đó có thể thấy, cơ hội tiếp cận vốn xã hội của thanh niên là rất đa dạng và phong phú. Cơ hội đó đến từ sự tương tác giữa thanh niên với các nhóm xã hội mà họ là thành viên. Thông qua sự tham khảo ý kiến của thanh niên với các nhóm, tổ chức xã hội mà họ là thành viên, vốn xã hội đã được hình và được họ sử dụng trong việc lựa chọn nghề.
Vốn xã hội mà thanh niên có được đến từ nhiều mối quan hệ xã hội. Trong sự tương tác với các thành viên trong gia đình đã tạo ra những giá trị khác nhau mà thanh niên có thể sử dụng, đó là những lời động viên, sự tư vấn, cao hơn nữa giá trị thanh niên nhận được là sự đảm bảo liên quan đến đào tạo khi họ đã lựa chọn nghề. Bên cạnh những giá trị thuộc về vốn xã hội còn được hình thành trong quá trình tương tác với các thành viên của các nhóm, tổ chức bên ngoài gia đình. Những giá trị được hình thành thông qua sự tương tác
giữa thanh niên với một số thành viên trong dòng họ, trong các tổ chức đoàn thể, với những người hàng xóm và bạn bè có ý nghĩa to lớn: sự tư vấn nghề phù hợp và nơi đào tạo thích hợp; cùng với việc cung cấp thông tin liên quan đến ngành nghề, cũng như nhu cầu của xã hội đối với ngành nghề đó có ý nghĩa quan trọng là bước định hướng để thanh niên lựa chọn nghề phù hợp; bên cạnh đó, việc định hướng giới thiệu công việc sau đào tạo nghề ở một khía cạnh đó là sự động viên, khích lệ để thanh niên cố gắng. Từ những giá trị đó, đã hình thành trong thanh niên niềm tin giúp họ đưa ra quyết định lựa chọn nghề phù hợp.
Nghiên cứu tại địa phương về vai trò của các nhóm, tổ chức xã hội trong lựa chọn nghề trên các phương diện đánh giá chung của thanh niên và đánh giá riêng của thanh niên ở khu vực thành thị và nông thôn có thể thấy, các nhóm xã hội có vai trò quan trọng trong việc đối với việc ra quyết định lựa chọn nghề của thanh niên, đặc biệt là gia đình.
Bảng 3.1. Mức độ quan trọng của các nhóm xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên Mức độ Nhóm xã hội Phần trăm (%) Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Gia đình 85,2 14,8 - - Họ hàng 15,9 75,1 9,0 - Làng xóm 19,2 73,4 8,4 - Bạn bè 69,1 33,9 7,0 - Thầy Cô 25,3 68,5 7,2 - Tổ chức đoàn thể 9,8 63,1 27,1 -
Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy, vai trò của các nhóm xã hội trong lựa chọn nghề được thanh niên đánh giá có ý nghĩa lớn với quyết định lựa chọn nghề của họ. Trong đó, gia đình được đánh giá có vai trò rất quan trọng trong lựa chọn nghề của thanh niên, 85,2% trường hợp được hỏi đã khẳng định điều này. Bên cạnh sự đánh giá chung, sự đánh giá riêng của thanh niên ở khu vực thành thị và nông thôn cũng cho thấy gia đình có vai trò rất quan trọng trong quá trình lựa chọn nghề của họ. Điều đó được minh chứng qua giả thuyết đưa ra về vai trò quan trọng của gia đình với lựa chọn nghề của thanh niên. Với giải thuyết đưa ra H0: Gia đình không có vai trò quan trọng đối với lựa chọn nghề của thanh niên ở khu vực thành thị và nông thôn. Qua thực tế nghiên cứu và kiểm định bằng thuật toán Chi-Bình phương, với độ tin cậy 95% cho thấy giá trị p-value = 0,034 < (0,05) nên ta có thể bác bỏ giả thuyết
Họ để khẳng định rằng gia đình có vai trò quan trọng trong lựa chọn nghề của thanh niên ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, [Bảng 3.2].