Từ biểu đồ cho thấy, có tới 88,4 % người được hỏi trả lời có tham khảo ý kiến từ bên ngoài trước khi lựa chọn một nghề phù hợp, chỉ có 11,6 % người trả lời việc lựa chọn nghề là do bản thân tự quyết định.
Thực tế nghiên cứu trên địa bàn cho thấy, trong quyết định lựa chọn nghề có sự khác nhau giữa thanh niên nông thôn và thanh niên thành thị, thể hiện ở [Bảng 2.1].
Bảng 2.1. Quyết định lựa chọn nghề của thanh niên phân theo khu vực
Quyết định
Khu vực
Quyết định lựa chọn nghề
Tổng Tự mình quyết định Có tham khảo ý kiến người
khác
Tần suất Phần
trăm (%) Tần suất Phần trăm n
Khu vực
Nông thôn 23 69,7 119 47,4 142
Thành thị 11 30,3 131 52,6 142
Tổng 34 100 250 100 284
Số liệu phân tích từ phiếu điều tra
Từ bảng số liệu cho thấy, ở cả hai khu vực khi lựa chọn nghề thì thanh niên đều có tham khảo ý kiến của những người xung quanh, tỷ lệ người tự mình đưa ra quyết định lựa chọn nghề chỉ chiếm rất ít. Đối với trường hợp khi lựa chọn nghề có tham khảo ý kiến của người xung quanh, ở khu vực thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn nông thôn (52,6 % so với 47,4%). Trong khi đó, đối với trường hợp tự mình quyết định lựa chọn nghề có tới 69,7 % sinh sống tại khu vực nông thôn, chỉ có 30,3 % sống tại khu vực thành thị. Khi tìm hiểu lý do thanh niên nông thôn tự bản thân đưa ra quyết định lựa chọn nghề, phương án trả lời nhiều nhất là có hỏi một số người nhưng không có được lời khuyên (16/23 phiếu), tiếp theo là phương án trả lời tự mình quyết định theo sở thích cá nhân và còn lại chỉ có số ít phương án trả lời không biết hỏi ai trong việc lựa chọn nghề của bản thân. Qua thực tế phỏng vấn sâu một số trường hợp thanh niên nông thôn về lý do tại sao bản thân tự quyết định lựa chọn nghề được biết: “... gia đình em bố mẹ làm ruộng, hàng xóm xung quanh cũng giống gia đình em nên em cũng không biết hỏi ai. Có đôi lần em hỏi bố mẹ, không biết con nên chọn nghề gì bây giờ? Bố mẹ em trả lời: bố mẹ quanh năm đầu tắt mặt tối với đồng ruộng chẳng mấy khi đi ra ngoài, họ hàng lại
cũng chẳng có ai đi thoát li nên con thấy thích nghề gì thì cứ chọn, hay con tham khảo xem bạn bè con lựa chọn thế nào, chứ bố mẹ cũng chẳng biết khuyên con chọn nghề gì bây giờ. Làm gì thì làm miễn là thoát khỏi cảnh làm ruộng là được (...)” (trích phỏng vấn sâu Nguyễn Thị A, 19 tuổi, thôn Tân Hạ, xã Quang Sơn).
Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy, trong lựa chọn nghề phần lớn thanh niên đã bắt đầu tiếp cận với vốn xã hội thông qua việc tìm đến sự tư vấn từ bên ngoài trước khi đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp.
2.1.1. Tiếp cận mạng lưới xã hội liên quan đến việc lựa chọn nghề của thanh niên của thanh niên
Vốn xã hội trong lựa chọn nghề của thanh niên ở đây có thể hiểu đó là những thông tin chia sẻ, hay những lời khuyên hoặc sự động viên mà thành niên có được nhờ sự tương tác với các nhóm xã hội như gia đình, họ hàng làng xóm, bạn bè, thầy cô, hay các tổ chức chính trị-xã hội mà họ là thành viên. Nghiên cứu thực tế trên địa bàn cho thấy, vốn xã hội mà thanh niên có được trong lựa chọn nghề rất phong phú và đến từ nhiều nhóm xã hội khác nhau, [Biểu 2.2].