An ninh nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 28 - 31)

Ngay từ những năm 1973- 1974 cụm từ An ninh nông thôn đã được đưa vào sử dụng, tuy chưa nêu rõ được khái niệm an ninh nông thôn, nhưng bước đầu đã làm rõ được một số nội dung, nhiệm vụ của an ninh nông thôn:

- Đấu tranh chống các bọn phản cách mạng ở trong nước và bọn gián điệp biệt kích từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta nhằm bảo vệ và giữ vững an ninh Tổ quốc;

- Đấu tranh bảo vệ việc thực hiện đúng đắn đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, điều lệ Hợp tác xã nông nghiệp, chống mọi hành vi vi phạm pháp luật, chính sách, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân;

- Quản lý tốt xã hội, không để xảy ra các hành động cướp của giết người, hiếp dâm, trộm cắp, xoá bỏ những hiện tượng cờ bạc, rượu chè, mê tín, đánh cãi, chửi nhau và các hành vi phi pháp khác.

Từ cuối những năm 1980 tình hình phức tạp về an ninh trật tự diễn ra ở một số thôn, xã có nơi, có lúc rất phức tạp, gay gắt và nghiêm trọng, có nơi chính quyền bị “vô hiệu hoá”, các tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội không còn hiệu lực vận động quần chúng, phong trào cách mạng trì trệ. Trước tình hình đó, một số địa phương gọi là “ điểm nóng”, có nơi đã đề cập tình trạng đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nông thôn. Nhiều ý kiến cho rằng an ninh nông thôn là vấn đề trật tự xã hội, sự bình yên của thôn xóm, mọi người tương thân, tương ái, tương trợ lẫn nhau đảm bảo mọi gia đình, mọi người không bị ai xâm phạm đến thân thể, nhân phẩm và tính mạng; tài sản của Nhà nước và của công dân được mọi người tôn trọng và bảo vệ. Cũng có ý kiến cho rằng an ninh nông

thôn là sự an toàn của xã hội, để mọi nhà “ đi ngủ không cần đóng cửa”, đi làm không cần khoá cửa, không cần người trông nom nhà.

Quan niệm về an ninh nông thôn như trên, hiểu theo nghĩa hẹp chỉ thuần tuý về an ninh, trật tự; nếu hiểu theo nghĩa rộng thì bao gồm hai mặt: chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiêp, nông thôn, nông dân và những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự ở nông thôn.

Như vậy, an ninh nông thôn không phải là một cụm từ nghiệp vụ Công an mà nó bao gồm sự an toàn và ổn định ở nông thôn. Mỗi giai đoạn cách mạng và sự biến chuyển của xã hội, nhận thức về an ninh nông thôn có sự khác nhau. Trong kháng chiến chống Mỹ, an ninh nông thôn đồng nghĩa với chống gián điệp, biệt kích, phản động; trong thời kỳ hợp tác hoá thì an ninh nông thôn gắn liền với việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện nghiêm Điều lệ Hợp tác xã. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, an ninh nông thôn cần bao hàm đầy đủ các yếu tố như thế nào cho phù hợp với tình hình thực tế trước mắt và cho cả giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Theo đề tài khoa học cấp Bộ “ An ninh nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” ( 2000), thì An ninh nông thôn là sự ổn định, an toàn và phát triển vững chắc về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…đảm bảo sự hoạt động bình thường, có hiệu quả của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, không để xảy ra các vụ việc phức tạp gây mất ổn định ở nông thôn. Với khái niệm về an ninh nông thôn này, thì thuật ngữ “ ổn định” hàm nghĩa tính xác định, giới hạn của một sự vật, hiện tượng, độ bền vững của một cấu trúc trong các yếu tố hợp thành. Theo nghĩa thông thường, thì ổn định trái nghĩa với trạng thái đối lập, rối loạn, khủng hoảng, đổ vỡ. Với nghĩa đó, thì “ ổn định” trong an ninh nông thôn có nghĩa là một trạng thái an toàn trong cấu trúc xã hội, thiết chế chính trị..mà những cấu trúc, thiết chế này đã được xây dựng theo mô hình nhất định, được vận hành, thử nghiệm trên thực tế, hoạt động bình thường, có hiệu quả; kỷ cương xã hội được mọi người chấp nhận, tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện. ổn định

không phải là trạng thái bất biến, mà theo phép biện chứng thì có thể có sự thay đổi một cái đang ổn định bằng cái khác đạt ổn định cao hơn và nhất là phải trực tiếp phục vụ quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ổn định trong an ninh nông thôn vừa là mục tiêu cần đạt được của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa là điều kiện đảm bảo cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành công.

Từ những nghiên cứu về các quan điểm an ninh nông thôn qua các thời kỳ, chúng ta có thể hiểu về an ninh nông thôn như sau: An ninh nông thôn là sự ổn định, sự phát triển bình thường, vững chắc về mọi mặt (kinh tế,chính trị, văn hoá, xã hội) đảm bảo vững chắc, an toàn cho sự hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, không để xảy ra gây rối, gây bạo loạn, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được ổn định ở địa bàn nông thôn.

Xét về vị trí, an ninh nông thôn là bộ phận của an ninh quốc gia nên nó hội tụ đầy đủ các đặc trưng của an ninh quốc gia. Nhưng an ninh nông thôn cũng có những đặc trưng riêng biệt, một địa phương được coi là giữ vững an ninh nông thôn khi hội tụ được các dấu hiệu đặc trưng sau:

Một là, tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội trong sạch, vững mạnh, đoàn kết nhất trí, làm hạt nhân cho khối đoàn kết toàn dân, cán bộ đảng và chính quyền, các đoàn thể xã hội đều toàn tâm, toàn ý phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Dân chủ và công bằng xã hội được thực hiện một cách nghiêm túc, không có biểu hiện quan liêu, cửa quyền ức hiếp nhân dân; phát huy quyền làm chủ, tham gia kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của chính quyền cơ sở thông qua hội đồng nhân dân và các đoàn thể xã hội. Đảm bảo đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội chính là đảm bảo kết cấu bền vững của liên minh công - nông - trí thức xã hội chủ nghĩa. Đây là một yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo ổn định về mọi mặt ở nông thôn. Với đặc trưng này, an ninh nông thôn được hiểu là toàn bộ dân cư

sống trên địa bàn nông thôn, là một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương. Mọi người đều có sự nhất trí cao về chính trị, tinh thần đối với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, với chủ trương xây dựng nông thôn mới.

Hai là, mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn được thực hiện đúng đắn, sáng tạo, có hiệu quả nhằm không ngừng nâng cao mức sống cho nhân dân, thu hẹp khoảng cách giầu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các hộ nông dân ở các vùng kinh tế khác nhau và giữa các hộ dân cư trong cùng một địa bàn.

Ba là, Những nét đẹp về văn hóa truyền thống được phát huy, các giá trị bản sắc văn hóa mới, lành mạnh được mọi người tôn trọng. Nông thôn có nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống như tinh thần yêu nước thương nòi; tinh thần lao động không mệt mỏi vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh; tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn…nhất là những phong tục, tập quán có nghĩa duy trì lối sống đạo đức vì cộng đồng, tôn trọng pháp luật, lệ làng… là những yếu tố giữ vững ổn định nông thôn

Bốn là, Những dấu hiệu phạm tội hoặc vi phạm pháp luật khác được sớm phát hiện và loại trừ; làm tốt công tác phòng ngừa và đấu tranh không để xảy ra các vụ việc phức tạp mà kẻ địch và các loại đối tượng cơ hội, bất mãn khác có thể lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta. Hiện nay, các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn đang điên cuồng hoạt động chống phá, xuyên tạc, phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Nhiệm vụ của an ninh nông thôn là phải chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh không để xảy ra các vụ việc phức tạp; tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện để có kế hoạch giải quyết dứt điểm các vụ việc, không để kéo dài, không để lây lan và nhất là không để các thế lực thù địch lợi dụng để tiến hành các hoạt động chống phá, từng bước thu hẹp và loại trừ các yếu tố gây mất ổn định ở nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)