- Phân loại hộ và người dân theo 3 loại: tốt, lừng chừng, tham gia khiếu kiện.
3.3. Những kiến nghị góp phần hoàn thiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng
pháp luật trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
* Kiến nghị chung với Đảng và Nhà nước
Nghiên cứu thực trạng tình hình an ninh nông thôn vùng ĐBSH , chúng tôi thấy rằng hệ thống văn bản của Đảng và Nhà nước chỉ đạo phát triển nông nghiệp và nông thôn khá đầy đủ, từ Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khoá VI), Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) và gần đây là một loạt các Chỉ thị, Nghị quyết Trung ương (khoá VIII) như: Các Chỉ thị số 21/CT-TW ngày 10/10/1997 của Bộ Chính tị về một số công việc cấp bách ở nông thôn; Chỉ thị số 23/CT-TW ngày 29/11/1997 của Bộ Chính trị về lãnh đạo công tác xoá đói, giảm nghèo; Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở; Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và
nông thôn; Quy định số 95-QĐ/TW ngày 3-3-2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 54 – NQ/TW ngày 14-9-2005 của Bộ Chính trị khoá IX về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm an ninh-quốc phòng vùng ĐBSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết đại hội đảng bộ và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"của BCH Trung ương Đảng khóa X; Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ thị, nghị định về vấn đề trên. Đây là một thuận lợi cơ bản cho việc phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Lược lại các văn bản và đối chiếu với tình hình thực tế chúng tôi thấy rằng việc đưa lời văn và tinh thần của Nghị quyết vào cuộc sống còn hạn chế, . Ví dụ như Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) nêu rõ: phải đào tạo trước khi bổ nhiệm, khắc phục tình trạng bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo gấp rút ngắn ngày… Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi xin kiến nghị:
- Nghiên cứu tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở ở nông thôn, theo hướng đây vừa là cơ quan chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vừa là cơ quan tự quản của từng địa phương để phát huy hết mọi tiềm năng của địa phương trong việc xây dựng nông thôn mới phồn vinh, đảm bảo dân chủ, đoàn kết và công bằng xã hội và giảm thiểu được biên chế bộ máy hành chính Nhà nước.
- Đối với công tác cán bộ ở cơ sở, dứt khoát chỉ bổ nhiệm những cán bộ đã qua đào tạo cơ bản về quản lý Nhà nước, quản lý hành chính. Những cán bộ được tổ chức đảng dự kiến cơ cấu vào bộ máy tổ chức đảng, chính quyền nhất thiết phải đưa đi học và chỉ học xong mới đưa vào qui hoạch lãnh đạo, có như vậy mới không bị động ở đầu vào và lúng túng ở đầu ra theo đúng tinh thần lời văn của Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII). Đây là vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược cần có kế hoạch triển khai từng bước cho phù hợp với thực tế ở từng vùng, từng địa phương. Trong kết hoạch 5 năm, 10 năm về phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nườc cần có mục
về đào tạo cán bộ hàng năm cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã … Trước mắt ở những vùng hiện đang xảy ra tranh chấp, khiến kiện, cần tiến hành thanh tra, kiểm tra gắn với việc củng cố tổ chức, củng cố đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Để đảm bảo an ninh nông thôn cần chống 2 khuynh hướng:
+ Bao che cho cán bộ cơ sở vì sợ đụng chạm đến các "ô, dù" ở trên, sợ rút dây động rừng hoặc sợ không có cán bộ làm việc !
+ Hữu khuynh, không dám xử lý bọn gây rối, những phần tử quá khích, lợi dụng danh nghĩa "chống tham nhũng, chống tiêu cực" để có những hành vi vi phạm pháp luật.
- Vấn đề triển khai thực hiện ở cơ sở theo tinh thần chỉ thị số 30/CT- TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) đang mang lại cho quần chúng nhân dân một sinh khí mới, tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân phát huy nội lực nhiều hơn nữa để xây dựng quê hương. Cần mạnh dạn hơn nữa việc giao quyền tự quản cho cơ sở, giúp cơ sở chủ động trong việc phát triển kinh tế xã hội. Trong việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, cũng cần tránh 2 khuynh hướng:
+ Cực đoan hoá vấn đề dân chủ, chỉ thấy dân chủ và liên tục đòi hỏi dân chủ; dân chủ một chiều dẫn đến vi phạm pháp luật.
+ Sợ mở rộng dân chủ nhân dân sẽ biết nhiều hơn, đòi hỏi nhiều hơn quyền được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra và như vậy sẽ gây khó dễ cho công tác của cán bộ chính quyền.
- Cải cách hành chính không chỉ là cải cách nếp nghĩ và cách làm mà là một cuộc cách mạng toàn diện cả về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ của dân, do dân và vì dân, cơ chế làm việc gần gũi với dân, giảm phiền hà cho dân và thực sự là "công bộc của dân". Đề nghị trong quá trình "cải cách hành chính", Trung ương nên xuống sát cơ sở xem lực lượng nào ở cơ sở việc nhiều, trách nhiệm nặng nề thì có chính sách đãi ngộ thoả đáng và ổn định, tránh tình trạng "thiếu công bằng" ngay trong chính sách cải cách hành chính, tạo ra những dư luận không tốt cho việc cải cách hành chính. Gắn với cải cách hành
chính phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục quần chúng ý thức tuân thủ pháp luật, đồng thời phát huy dân chủ, tham gia kiểm tra, giám sát cán bộ cơ sở.
- Nhà nước nghiên cứu từng bước hoàn chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, khắc phục tình trạng đầu tư chênh lệch như hiện nay. Cần tăng cường vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn. Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn trước hết phải đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, nâng cao mức sống cho nhân dân, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Song song với việc đẩy mạnh sản xuất, phải đầu tư phát triển hệ thống giao thông. Kinh nghiệm cho thấy nơi nào giao thông phát triển thì đời sống kinh tế xã hội nơi đó khá hơn.
Trên thực tế, đất đai đã trở thành một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường (đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, chỉ có Nhà nước mới có quyền định đoạt, nhưng đất đai có giá trị đặc biệt nên người được giao quyền sử dụng có quyền được dùng để thế chấp, chuyển nhượng, thừa kế… trong khi đất đai vẫn không chuyển rời vị trí) nhưng Luật đất đai vẫn chưa thừa nhận thực tế này. Do đó, những quyết sách về đất đai thường lúng túng, chắp vá và không được dân đồng tình. Đề nghị Đảng, Nhà nước sớm thừa nhận thực tế này để có quyết sách đúng đắn và chỉ trên cơ sở đó mới đoàn kết được nông thôn và củng cố khối liên minh công nông.
- Để sớm khắc phục tình trạng mất cân đối giữa đất đai, lao động và việc làm ở nông thôn, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng các xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và các xí nghiệp công nghiệp khác loại vừa và nhỏ ở từng vùng nông thôn; nhằm từng bước thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn vào làm việc. Vận dụng kinh nghiệm "ly nông bất ly hương" để tổ chức sản xuất sao cho không đô thị hoá ồ ạt, vẫn duy trì được bản sắc văn hoá truyền thống ở nông thôn mà vẫn phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân, từng bước rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.
- Từ nay đến năm 2020, tập trung giải quyết các vụ việc, khiếu nại tố cáo của công dân còn tồn đọng từ trước đến nay để ổn định an ninh nông thôn. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo đi đôi với công tác thanh tra và kiểm tra, giải quyết dứt điểm những vấn đề do dân nêu ra, tôn trọng và giải quyết dứt điểm những quyền lợi hợp pháp và chính đáng của công dân. Chấn chỉnh công tác thanh tra, đưa thanh tra nhân dân vào hoạt động ổn định theo Pháp lệnh thanh tra, khắc phục hoạt động tự phát của thanh tra nhân dân, đồng thời thông qua công tác thanh tra, kiểm tra mà chấn chỉnh tổ chức, cán bộ của Đảng, chính quyền và đoàn thể ở cơ sở.
- Công tác đảm bảo an ninh nông thôn bao gồm nhiều mặt liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở nông thôn; đụng chạm đến các lĩnh vực đất đai tài chính ngân sách, vấn đề củng cố tổ chức đảng, chính quyền và công tác cán bộ, công tác thanh tra, kiểm tra và công tác giữ gìn an ninh trật tự… Để đảm bảo an ninh nông thôn phải có sự phân công phân cấp rõ ràng, rành mạch về trách nhiệm giữa các cấp, các ngành trong việc phối hợp đảm bảo an ninh nông thôn, tập trung thống nhất dưới sự lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ đảng và sự quản lý của chính quyền cơ sở.
Đảm đảm bảo an ninh nông thôn, bên cạnh việc lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ, sự điều hành quản lý của chính quyền, cần có bộ tham mưu thống nhất giúp việc cho cấp uỷ và chính quyền để chỉ đạo từng cấp, từng ngành vào cuộc sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn. Vì vậy, cần có sự phân công, phân cấp giữa các lực lượng sao cho rõ ràng, không chồng chéo nhau về chức năng, nhiệm vụ (nhất là giữa các cơ quan Công an, Quân đội, dân vận…). Phải hết sức coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, coi đó là bước đi ban đầu tốt nhất, chủ động trong việc giải quyết ổn thoả các mâu thuẫn, vướng mắc để từ đó ổn định an ninh nông thôn.
Đảng và Nhà nước cần tổng kết tình hình an ninh nông thôn để qua đó rút ra những bài học cần thiết và toàn diện về công tác đảm bảo an ninh nông
thôn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn được tốt hơn.
* Kiến nghị với lãnh đạo Bộ Công an và công an các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng
Vấn đề đảm bảo an ninh nông thôn ĐBSH trong tình hình hiện nay đang là một vấn đề đòi hỏi bức xúc và có tầm chiến lược trong phạm vi cả nước. Công tác Công an tham gia đảm bảo an ninh nông thôn tuy đã được lãnh đạo Bộ ra Chỉ thị số 08/CT-BNV ngày 18/4/1998 về công tác Công an góp phần đảm bảo an ninh nông thôn và quyết định số 205/QĐ-BNV ngày 18/4/1998 về việc ban hành "qui trình công tác Công an tham gia giải quyết điểm nóng" và "qui định về công tác Công an góp phần đảm bảo an ninh nông thôn". Trên thực tế triển khai thực hiện Chỉ thị 08/BNV ngày 18/4/1998 và Quyết định số 205/BNV ngày 18/4/1998 ta thấy nổi lên một số vấn đề sau:
+ Công tác đảm bảo an ninh nông thôn của lực lượng Công an bao gồm nhiều vấn đề như an ninh, trật tự, hướng dẫn Công an xã … nhưng triển khai lực lượng Công an huyện phụ trách xã đảm nhận chức năng, nhiệm vụ tham gia công tác đảm bảo an ninh nông thôn như kết luận của Bộ trưởng tại hội nghị tổng kết công tác Công an góp phần đảm bảo an ninh nông thôn chưa được pháp qui hoá bằng quyết định của Bộ vì vậy mỗi địa phương vận dụng khác nhau và chưa phân biệt được lực lượng Công an huyện phụ trách xã với cảnh sát xã có gì khác nhau.
+ Công tác hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên đối với cấp dưới chưa phù hợp, còn chồng chéo. Nhất là giữa các đơn vị được phân công theo chức năng như A38, V11, V28, C11… Cùng một vụ việc nhiều đơn vị hướng dẫn có khía cạnh khác nhau, gây khó khăn cho địa phương.
+ Vai trò của Công an xã chưa được đặt đúng vị trí trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn, nhất là công tác tham mưu cho Cấp uỷ Đảng để củng cố đội ngũ cán bộ cơ sở, vấn đề đoàn kết nội bộ, tăng cường lực lượng Công an thôn, xóm để vừa tham gia công tác hoà giải vừa giải quyết các vụ việc
hình sự nhỏ chưa đến mức phải xử lý bằng pháp luật, đấu tranh chống tệ nạn xã hội… đảm bảo an ninh nông thôn.
+ Đối sách với những vụ việc khiếu kiện kéo dài và nhất là đối với những đối tượng có hành động gây rối an ninh trật tự chưa thống nhất, chưa có hướng dẫn cụ thể mà phần nhiều còn phụ thuộc vào "thời tiết chính trị" là tình hình địa phương, vì vậy nơi thì "hữu khuynh" không dám trấn áp hành vi vi phạm pháp luật, nơi thì "tả khuynh" trấn áp mạnh đối tượng có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý bằng pháp luật.
Cần tổ chức nghiên cứu lý luận về công tác đảm bảo an ninh nông thôn, đồng thời nghiên cứu hình thành một tổ chức chuyên trách công tác đảm bảo an ninh nông thôn từ Trung ương đến địa phương, đúng với nghĩa công tác đảm bảo an ninh nông thôn là một bộ phận quan trọng, một địa bàn chiến lược sống còn của an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh nông thôn, an ninh lương thực… là vấn đề then chốt của an ninh quốc gia. Cần sớm nghiên cứu thực trạng Công an huyện hiện nay và có chỉ thị tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ và phương tiện thông tin liên lạc, kỹ thuật cho Công an huyện theo hướng tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu ở cơ sở, đủ sức gách vác trọng trách trước mắt và chủ động đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh nông thôn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nông thôn vùng ĐBSH được hình thành bởi các làng; mỗi làng, xã ngoài những điểm chung về văn hoá, phong tục tập quán...còn có những nét riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hoá Việt Nam. Nông thôn vùng ĐBSH có vai trò to lớn trong tiến trình lịch sử cũng như trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, nông thôn ĐBSH đang là nơi diễn ra những biến đổi quan trọng, nhanh chóng về kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị do tác động sâu rộng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và quá trình đô thị hoá, phát triển mở rộng các khu công nghiệp, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể muốn hoàn thành nhiệm vụ cách mạng tất yếu phải tăng cường công tác đảm bảo an ninh nông thôn trong vùng, phải coi đây là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng
Trước những diễn biến rất phức tạp của tình hình an ninh nông thôn ĐBSH, các lực lượng của hệ thống chính trị đã tiến hành hội nghị, xây dựng kế hoạch nhằm quán triệt tư tưởng chỉ đạo, quy trình công tác của bộ công an, chỉ thị, kế hoạch thực hiện của các Tỉnh ủy, thành ủy HĐND, và UBND các tỉnh thành phố vùng ĐBSH. Trong đó, Lực lượng CAND là lực lượng nòng cốt, chủ công trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ ANTT của từng địa phương đã chủ động nắm tình hình, tham mưu sắc bén, và đề xuất kịp thời với