Những hạn chế, khuyết điểm của công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồngtrong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 66 - 70)

- Phân loại hộ và người dân theo 3 loại: tốt, lừng chừng, tham gia khiếu kiện.

2.2.2. Những hạn chế, khuyết điểm của công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồngtrong thời gian qua

Tồn tại lớn nhất của công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH - mà chính tồn tại này đã trở thành nguyên nhân của việc xảy ra các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn, phức tạp trong nội bộ nhân dân dẫn đến mất ổn định cục bộ một vài nơi - là việc cấp uỷ và chính quyền nhiều nơi chưa quan tâm đáp ứng nhũng nguyện vọng chính đáng của dân. Đơn từ khiếu nại, tố cáo của dân được chuyển lòng vòng từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới mà không có cấp nào giải quyết dứt điểm dẫn đến mâu thuẫn được tích tụ dần đến mức bùng nổ thành "điểm nóng". Có tình trạng các đơn từ khiếu nại, tố cáo của công dân thì dưới chuyển lên trên vì "không có thẩm quyền" giải quyết và trên lại chuyển xuống dưới " vì thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới"? Ở khía cạnh khác là tình trạng bao che cho nhau theo "dây" từ trên xuống dưới, vì nếu xử lý cán bộ đó chính là "tự chặt tay, chân của mình" và cái lý để họ nêu ra là để xử lý nội bộ hoặc nếu cứ xử lý hết thì không còn cán bộ làm việc. Chính vì vậy mà đơn từ khiếu nại, tố cáo của công dân không được giải quyết triệt để.

Một tồn tại khác của công tác lãnh đạo, chỉ đạo là trong một thời gian dài, cấp uỷ và chính quyền một số địa phương (tỉnh - huyện) chưa coi trọng đúng mức công tác đảm bảo an ninh nông thôn. Một mặt không quan tâm đúng mức công tác tuyên truyền giải thích pháp luật cho dân, vì vậy nhiều khi nhân dân chỉ đòi hỏi dân chủ một chiều, dân chủ cực đoan mà không cần biết đến giới hạn quyền khiếu tố của mình vì vậy dẫn đến các hành vi dân chủ quá trớn, vi phạm pháp luật. Mặc khác chưa có kế hoạch chủ động giải quyết cụ thể đối với từng tình huống mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp , khiếu kiện đông người. . . . khi tình hình xảy ra thường bị động lúng túng về phương pháp giải quyết. Tình trạng bị động lúng túng này có một phần còn do yếu tố mất đoàn kết nội bộ, sợ trách nhiệm, đùn đẩy nên khi vụ việc xảy ra bị kéo dài không giải quyết gọn được và càng kéo dài thì tính chất vụ việc đã chuyển hoá, phức tạp hơn.

Vấn đề thanh tra, kiểm tra cũng không được cấp uỷ và chính quyền địa phương quan tâm đúng mức. Nhiều nơi khi tình hình phức tạp, quần chúng nhân dân đòi hỏi cần thanh tra, trả lời dân nhiều vấn đề về kinh tế nhưng không được quan tâm giải quyết hoặc tổ chức thanh tra lấy lệ, kết luận thanh tra không được nội bộ đảng đồng tình nên không thông qua được; Có nơi cấp uỷ chỉ quan tâm đến việc “sửa” kết quả thanh tra, làm biến dạng kết luận từ có dấu hiệu tham nhũng" thành "cố ý làm trái", làm cho quần chúng bất bình và đẩy tình hình phức tạp hơn. Kinh nghiệm cho thấy nơi nào công tác thanh tra được công minh, kết luận khách quan, được cán bộ và nhân dân đồng tình thì nơi đó tình hình nhanh chóng trở lại bình thường; và ngược lại nơi nào công tác thanh tra có vấn đề từ việc nội dung thanh tra, vấn đề thanh tra và cả cán bộ thanh tra có vấn đề thì tình hình ngày càng phức tạp.

Nhiều ngành chưa nhận thức đúng về vai trò, vị trí của an ninh nông thôn trong công tác đảm bảo an ninh quốc gia nên đứng ngoài cuộc, không tham gia tích cực vào các mặt công tác góp phần đảm bảo an ninh nông thôn.

Thực tế ở các địa phương trong những năm qua, rất nhiều vấn đề như đất đai, tài chính, ngân sách, xây dựng cơ bản, tổ chức cán bộ, tệ nạn xã hội... đều có thể trở thành nhân tố, ngòi nổ dẫn đến mất ổn định ở nông thôn. Nh- ưng đối với những ngành, lĩnh vực đó nhiều nơi coi việc xảy ra là của ai đó, do ai đó gây ra, chứ không phải của mình hoặc việc do mình gây ra và việc giải quyết lại là ai đó chứ không phải chính mình. Họ đứng ngoài cuộc để phê phán, luận xét... không kịp thời tham gia khắc phục hậu quả làm cho tình hình càng thêm phức tạp.

Khi xảy ra các vụ việc khiếu kiện đông người hoặc gây rối khác do phương pháp giải quyết các vụ việc mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhân dân của cấp uỷ và chính quyền cấp huyện thường nóng vội, chủ quan, nặng về yêu cầu cơ quan chức năng trấn áp đối với những đầu đơn trong các vụ việc khiếu kiện đông người, không dân chủ đối thoại với người cầm đầu để tìm ra nguyên nhân và chưa quan tâm giải quyết những nguyện vọng chính đáng của

dân. Có vụ việc tuy đã phát hiện những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân bị dồn nén, nhưng do phương pháp giải quyết không khéo, không tìm biện pháp xả “nén" một cách từ từ có kiểm soát, mà thường dùng quyền lực mang tính áp đặt đe nẹt dân, nên tình hình phức tạp bùng phát như lò xo bị nén bung ra. Chính vì vậy nhiều trường hợp không giải quyết được vụ việc mà lại đẩy mâu thuẫn lên cao đến đỉnh điểm như đã từng xảy ra tại Kim Nỗ (Hà Nội), Quỳnh Hoa (Thái Bình)….

Lực lượng Công an tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi. Một thời gian dài lực lượng Công an chưa quan tâm đúng mức đến công tác đảm bảo an ninh nông thôn, không có lực lượng chuyên trách về công tác đảm bảo an ninh nông thôn, mạng lưới cơ sở bí mật ở cơ sở được xây dựng thường phục vụ yêu cầu nắm đối tượng hình sự, nghiện hút, không nhằm mục đích nắm tình hình an ninh chính trị ở nông thôn; chậm tổng kết chuyên đề để rút ra những kết luận cần thiết nhằm đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh nông thôn; gần đây khi các vụ việc phức tạp xảy ra ở nông thôn, lực lượng Công an tham gia hướng dẫn và giải quyết các vụ việc ở nông thôn còn chồng chéo, thiếu nhất quán. Có trường hợp 01 vụ việc xảy ra ở địa phương nhưng có tới 3 - 4 đầu mối ở Tỉnh, Bộ chỉ đạo hướng dẫn giải quyết dưới những góc độ khác nhau, thậm chí với hướng giải quyết khác nhau, gây khó khăn cho cấp thực hiện; công an huyện nhiều nơi trong ĐBSH không báo cáo tình hình mâu thuẫn nội bộ nhân dân, giữa dân với cấp uỷ, với chính quyền xã đã phát triển đến mức độ phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh nông thôn hoặc báo cáo thiếu trung thực.

Trước những diễn biến về tình hình chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh, những biến động về địa lý trong vùng ĐBSH, Những tồn tại, hạn chế trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH trong những năm qua đang được đặt ra một cách bức thiết, đòi hỏi phải nhanh chóng có các giải pháp đồng bộ, phù hợp, đưa đến sự ổn định, an toàn và phát triển vững chắc về mọi mặt cho vùng nông thôn ĐBSH.

Chƣơng 3:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)