- Phân loại hộ và người dân theo 3 loại: tốt, lừng chừng, tham gia khiếu kiện.
3.2.5. Đổi mới công tác Công an góp phần đảm bảo an ninh nông thôn ĐBSH
nông thôn ĐBSH
Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (2000 - 2010 - 2020), Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định phải xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
An ninh nông thôn là một bộ phận của an ninh quốc gia trải rộng ở nhiều vùng, trên khắp địa bàn nông thôn, là trận địa an ninh cơ sở liên hoàn có tầm chiến lược trong cả nước. Lực lượng Công an nhân dân từ Trung ương đến địa phương cần quán triệt và nhận thức đúng về vị trí và tầm chiến lược của an ninh nông thôn, về tính phức tạp, gay gắt của những mâu thuẫn nội tại đang đe doạ an ninh nông thôn, an ninh quốc gia nhất là phải cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" ở địa bàn nông thôn, ở các cơ sở. Vì vậy các cấp Công an nhân dân cần nghiên cứu bố trí lực lượng, tăng cường cho an ninh cơ sở, tập trung chỉ đạo thống nhất và phân công chuyên trách theo dõi an ninh nông thôn thông suốt từ Trung ương đến cơ sở. Lấy thôn, làng làm đơn vị an ninh cơ sở, xây dựng thế trận đảm bảo an ninh nông thôn theo thế liên hoàn, củng cố phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc vừa rộng, vừa sâu gắn với việc triển khai Nghị định Công an xã, xây dựng lực lượng Công an xã trong sạch, vững mạnh theo qui hoạch, kế hoạch dựa vào nguồn cán bộ tại chỗ, được huấn luyện nghiệp vụ cần thiết, là lực lượng chiến lược làm nòng cốt cho trận địa an ninh cơ sở.
Nói đến công tác Công an tham gia đảm bảo an ninh nông thôn thì việc
đầu tiên là phải nói đến lực lượng Công an nhân dân tham gia, vì cán bộ có vai trò quyết định. Trong tình hình hiện nay, để góp phần đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH , lực lượng Công an nhân dân cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ cụ thể:
- Phải nắm chắc tình hình về những vấn đề có liên quan đến an ninh, trật tự ở từng thôn, bản, làng, ấp, xã, thị trấn một cách chủ động và toàn diện, chính xác. Tập trung nắm những sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình tham nhũng, tiêu cực của cán bộ cơ sở; những mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ Đảng, chính quyền và nội bộ nhân dân; các vụ tranh chấp, khiếu kiện… những tình hình trên phải kịp thời báo lên thủ trưởng Công an cấp trên đồng thời báo cáo với thường trực Đảng uỷ, Uỷ ban để có chủ trương, biện pháp xử lý thống nhất.
Nắm tình hình phải đặc biệt chú ý vào thời điểm nhạy cảm thường vào dịp Đại hội Đảng bộ các cấp và bầu cử HĐND, UBND các cấp; vào các vấn đề thường là ngòi nổ của các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện phức tạp về an ninh trật tự là: vấn đề đất đai, tài chính - ngân sách, các khoản thu để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng… và đặc biệt là việc sử dụng các khoản tiền đóng góp của dân.
- Chủ động phát hiện đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả đối với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, những phần tử bất mãn, thoái hoá biến chất lợi dụng tình hình phức tạp ở nông thôn để kích động chống đối, nhất là các địa bàn tôn giáo, dân tộc. Đảy mạnh đấu tranh bài trừ tệ tham nhũng, đấu tranh không khoan nhượng với "những kẻ làm nghèo đất nước", góp phần đẩy lùi nguy cơ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu.
- Từng địa phương, căn cứ vào tình hình thực tiễn ở đơn vị, địa phương mình, có kế hoạch, phương án chủ động giải quyết các tình huống "tình thế". Kế hoạch, phương án cần chú ý các vấn đề cụ thể về: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động lực lượng và phân công nhiệm vụ, các biện pháp công tác, các loại công cụ hỗ trợ được áp dụng… để giải quyết đối với từng tình huống cụ thể như: Tụ tập khiếu kiện đông người tại trụ sở các cơ quan Nhà nước; có hành vi chống người thi hành công vụ hoặc bắt giữ người trái phép; hành vi chiếm và gây ách tắc giao thông công cộng…
- Phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an ninh trật tự ở nông thôn; phát hiện những vấn đề không còn phù hợp hoặc thực hiện không đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân để kiến nghị, bổ sung, sửa đổi kịp thời.
Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các qui chế phối hợp giữa lực lượng Công an với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong công tác đảm bảo an ninh, nông thôn; thực hiện các qui định của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương về an ninh trật tự ở nông thôn.
- Đổi mới nội dung, hình thức phương pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với đặc điểm, tập quán từng vùng. Phát triển các hình thức nhân dân tự quản, tự phòng, tự bảo vệ bảo đảm dân chủ, trật tự kỷ cương, gắn với phong trào khác ở nông thôn.
Nông dân có tính đặc thù dễ tin, dễ ngờ và thường đòi hỏi cụ thể, do vậy công tác vận động quần chúng tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ yên thôn xóm, cần dùng những hình ảnh thực tế, có nội dung cụ thể, rõ ràng gắn với lợi ích thiết thân của quần chúng để vận động quần chúng thực hiện theo từng chuyên đề cụ thể, quần chúng dễ thực hiện và thực hiện có kết quả. Không nên vận động bằng hình thức kêu gọi chung chung, không có nội dung cụ thể và nhất là thiếu ý nghĩa thiết thực, trực tiếp với quyền lợi của người dân. Thông qua phong trào quần chúng ở cơ sở để nắm chắc tình hình, kiến nghị, giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp nảy sinh trong nhân dân.
Ở những nơi đã phát sinh thành "điểm nóng", công tác vận động quần chúng có ý nghĩa bức thiết, vừa tách được quần ra khỏi sự ảnh hưởng, kích động khống chế của phần tử xấu, vừa không để quần chúng tham gia vào những hoạt động manh động rất khó giải quyết về sau. Vấn đề đặt ra như kinh nghiệm của Công an Hà Tây cho thấy, khi xảy ra "điểm nóng", thường là quần chúng chỉ tin và mong muốn "đối thoại" trực tiếp với cấp lãnh đạo có trách nhiệm, thì đòi hỏi bức thiết là cấp lãnh đạo có trách nhiệm phải trực tiếp "đối thoại" với dân để hiểu tâm tư và nguyện vọng của người dân, vừa thoả mãn được ý nguyện của dân, từ đó có hướng giải quyết cụ thể, thỏa đáng và sớm ổn định được tình hình.
- Phải có phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng đối với từng lực lượng tham gia công tác đảm bảo an ninh nông thôn
Trong công tác Công an tham gia đảm đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH thì Công an huyện có vai trò cực kỳ quan trọng, đây là lực lượng trực tiếp làm công tác nắm tình hình mọi mặt có liên quan đến an ninh nông thôn,
trực tiếp bố trí cảnh sát phụ trách xã và chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Công an xã, vừa tham mưu cho cấp uỷ biện pháp giải quyết từng vụ việc phức tạp cụ thể ảnh hưởng đến an ninh nông thôn để đảm bảo ổn định và phát triển nông thôn. Lực lượng Công an huyện hiện nay bình quân cứ 2 xã với khoảng 14 ngàn dân mới có một cán bộ Công an huyện phụ trách xã, nhưng với công việc không chuyên sâu và những khó khăn khác về giao thông, phương tiện nên không đủ sức bao quát được tình hình. Chính vì vậy tăng cường cho Công an huyện cả về số lượng và chất lượng cho công tác đảm bảo an ninh nông thôn là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. Mô hình cụm Công an huyện phụ trách công tác đảm bảo an ninh nông thôn của Công an Thái Bình cần được nghiên cứu tổng kết và nhân rộng trong cả vùng ĐBSH vì mô hình này đã giúp Công an Thái Bình lật ngược tình thế của công tác nắm tình hình, giành được thế chủ động trong công tác xử lý các tình huống phức tạp liên quan đến an ninh nông thôn.
Trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn, lực lượng Công an xã và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cấp xã có vị trí rất quan trọng. Đây là lực lượng chiến lược được bố trí tại chỗ bằng người tại chỗ, giải quyết công việc tại chỗ và trong thời gian vừa qua lực lượng này đã giải quyết được 40% số vụ việc hình sự nhỏ ở nông thôn. Công an xã cũng là đầu mối có ý nghĩa then chốt của phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở và là một đầu mối không thể thiếu trong việc bố trí thế trận an ninh nhân dân ở nông thôn. Củng cố bồi dưõng, huấn luyện đội ngũ cán bộ Công an cơ sở, gắn với việc xây dựng lực lượng quần chúng nòng cốt để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở nông thôn; có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Công an huyện phụ trách xã với Công an xã trong việc giải quyết tình hình an ninh trật tự tại cơ sở. Nhà nước cần có chính sách nhất quán, ổn định, đúng mức đối với Trưởng, Phó Công an xã. Trưởng Công an xã trên thực tế hầu hết công việc hàng ngày phải giải quyết đều liên quan đến an ninh nông thôn. Nhà nước cũng cần có chính sách thoả đáng đối với Công an thôn, chỉ
có trên cơ sở đội ngũ Công an cơ sở mạnh thì mới đảm bảo được an ninh cơ sở và tạo điều kiện cho công an cấp trên tập trung đấu tranh chống các thế lực thù địch và bọn tội phạm nguy hiểm.
Việc phân công chức năng nhiệm vụ hướng dẫn công tác đảm bảo an ninh nông thôn giữa Tổng cục I, Tổng cục II và V28 cần cụ thể, rõ ràng hơn nữa, tránh trùng dẫm như vừa qua và có nhiều lực lượng cùng tham gia như hiện nay.
- Nâng cao chất lượng công tác tham mưu: Trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn, lực lượng Công an cần tham mưu cho các Cấp uỷ Đảng, chính quyền xây dựng giải pháp tình thế để giải quyết các vụ việc phức tạp trong từng tình huống cụ thể, như là tình huống khiếu kiện đông người, tình huống có số phần tử quá khích bao vây, o ép cán bộ huyện, tỉnh; tình thế quần chúng chiếm đường giao thông hoặc tự động biểu tình… cá biệt có thể là các tình huống ở giai đoạn đầu của bạo loạn vũ trang… có xây dựng các giải pháp tình thế thì căn cứ vào giải pháp tình thế đó, cán bộ thực hiện không bị động, lúng túng hoặc không trông chờ ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên.