Đảng, Nhà nước phải thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 83 - 87)

- Phân loại hộ và người dân theo 3 loại: tốt, lừng chừng, tham gia khiếu kiện.

3.2.2. Đảng, Nhà nước phải thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh

Đảng, chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh

Trong thời gian qua, bộ máy tổ chức Đảng và chính quyền vùng ĐBSH đã làm được nhiều việc để duy trì ổn định nông thôn, tuy nhiên nhìn vào thực trạng đội ngũ cán bộ Đảng ở nông thôn và bộ máy chính quyền cơ sở ta thấy trình độ văn hoá còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của tình hình mới. Bộ máy tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở thường xuyên thay đổi, bị động. Đầu vào không đúng qui hoạch (phần nhiều do mâu thuẫn nội bộ) và lúng túng đầu ra không biết giải quyết chính sách cán bộ thế nào cho thoả đáng. Hơn nữa chính sách xã hội chưa khuyến khích cán bộ cơ sở yên tâm công tác và toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân mà do tác động của chính sách xã hội (lương, hưu trí) đối với đội ngũ cán bộ xã không thoả đáng như vậy nên có tình trạng "tranh thủ" lúc được dân bầu vào bộ máy chính quyền để vơ vét, tham nhũng, vì vậy đã làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Thực tế cho thấy ở nơi nào đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh thực sự, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước

mạnh… thì nơi đó an ninh nông thôn được giữ vững, nội bộ Đảng đoàn kết, nhất trí, hệ thống chính trị ở cơ sở hoạt động mạnh, vững chắc và nơi đó mức sống về vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Hiến pháp năm 1980 qui định bộ máy hành chính nước ta có 4 cấp và xã là cấp cơ sở. Xã có địa bàn không rộng với một lượng dân cư khoàng 3000 người đến trên dưới 1 vạn người; ở vùng núi số dân cư có thể thấp hơn, có một điều đặc biệt là không người dân nào trong xã lại không có tâm huyết xây dựng địa phương vững mạnh.

Ở mỗi cấp chính quyền có vai trò và vị trí riêng, cấp nào cũng có tầm quan trọng của cấp đó, tuỳ theo từng vấn đề cụ thể mà vấn đề quan trọng của từng cấp có khác nhau. Đối với việc tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ và nhất là vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và liên minh công nông thì cấp cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì đây là nơi trực tiếp gần dân nhất và cũng là nơi dân cảm nhận chính quyền Nhà nước ở gần nhất, trực tiếp nhất; đây cũng chính là nơi mà như cấp cơ sở thường gọi là "cái túi" đựng toàn bộ những chủ trương chính sách của cấp trên và có trách nhiệm tổ chức thực hiện thắng lợi toàn bộ những chủ trương chính sách đó. Mặt khác, chính nhân dân là người thực hiện và được hưởng quyền lợi do chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đem lại, nhất là những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Những chủ trương chính sách mà không được nhân dân thực hiện thì chỉ là những chủ trương chính sách hình thức, không có sức sống thực tế. Chính vì vậy mà trong lĩnh vực này cấp cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt.

- Thực hiện cải cách hành chính xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nông thôn trước hết phải "tập trung sức kiện toàn chính quyền cơ sở" mà việc đầu tiên cần làm là cải cách chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, cơ cấu của Hội đồng nhân dân xã sao cho tổ chức này thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của chính quyền địa phương. Cải cách sao cho vừa đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy được bản sắc văn hoá truyền thống ở nông

thôn và phải gắn với việc tìm tòi và phát huy được bản sắc truyền thống về tính tự trị, tự quản của nông thôn đối với nền hành chính Nhà nước, mặt khác phải phát huy được giá trị dân chủ của thời đại mới theo tinh thần chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Bộ Chính trị "về xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở" để nông thôn thực sự "là nơi thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của Nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất".

- Đảm bảo an ninh nông thôn trước hết phải xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy được hiệu lực quản lý của chính quyền; kiên quyết chống tham nhũng và tiêu cực nội bộ đi đôi với việc tăng cường giáo dục nhân dân tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ cương phép nước; tích cực phòng ngừa và chủ động khắc phục những sở hở thiếu sót, không để các thế lực thù địch và những phần tử bất mãn, thoái hoá biến chất khác lợi dụng sự phức tạp, mất ổn định cục bộ ở nông thôn để phá hoại sự nghiệp cách mạng nước ta. Vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay là củng cố tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở nông thôn, nhất là những nơi có khiếu kiện gay gắt là nhiệm vụ cấp bách và trọng tâm của công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH . Việc củng cố phải đảm bảo sự thống nhất cao trong nội bộ Đảng và nhân dân và phải đạt được mục tiêu sớm ổn định tình hình, củng cố lòng tin của quần chúng vào cấp uỷ đảng và chính quyền, củng cố sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng và nhân dân. Củng cố tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội ở cơ sở liên quan trực tiếp đến việc kiện toàn, bố trí lại đội ngũ cán bộ địa phương. Việc kiện toàn này một mặt phải quán triệt tinh thần nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (khoá VIII) là: "Đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt; khắc phục tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo" vì "nếu đội ngũ cán bộ không được đào tạo, bồi dưỡng mạnh, không đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới thì đó chính là một nhân tố làm mất thời cơ và làm tăng nguy

cơ". Mặt khác phải chống tư tưởng cục bộ, bản vị, bè phái, phe cánh theo kiểu lôi kéo người của "thôn ta, họ nhà ta" vào chi phối bộ máy chính quyền. Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ cơ sở là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay nhưng phải đảm bảo thấu tình, đạt lý vì mục đích chung là ổn định để phát triển, do đó việc củng cố đội ngũ cán bộ cơ sở phải theo đúng nguyên tắc được qui định trong Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và điều lệ của các đoàn thể nhân dân. Việc bố trí lại đội ngũ cán bộ cơ sở phải đảm bảo tính toán có kế thừa và phát triển, cả trước mắt và lâu dài.

Đội ngũ cán bộ cơ sở vùng ĐBSH có vai trò cực kỳ quan trọng đối với công tác đảm bản an ninh nông thôn. Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định "hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương đối với nông thôn và nông nghiệp có vai trò quyết định". Đây chính là bộ phận chủ chốt của lực lượng chiến lược đảm bảo an ninh nông thôn được ổn định và phát triển toàn diện, giữ vững được trận địa an ninh cơ sở ở nông thôn, một địa bàn rộng lớn, xung yếu của an ninh quốc gia. Chính vì vậy, để đảm bảo được an ninh nông thôn đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải đặc biệt quan tâm đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ cơ sở, sao cho không làm tăng biên chế và quĩ lương Nhà nước và phát huy được tính tự quản, tự trị ở từng địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách cán bộ phải tránh được tình trạng vừa bị động ở đầu vào, vừa lúng túng ở đầu ra; vừa phát huy được kinh nghiệm công tác của số cán bộ lão thành còn nhiệt huyết, vừa động viên được sức bật của lớp trẻ vào công tác quản lý Nhà nước ở nông thôn.

Vì vậy gắn với cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của dân, do dân, vì dân, Đảng, Nhà nước ta cần có chiến lược cán bộ cấp cơ sở, tuyển chọn, đào tạo bố trí lại đội ngũ cán bộ cơ sở vùng nông thôn (cấp xã) một cách đồng bộ, toàn diện theo hướng vừa đáp ứng tính tự quản của nông thôn từ ngàn năm, vừa đảm bảo đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có kiến thức văn hoá có trình độ chuyên môn tối thiểu, đủ khả

năng đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước cấp cơ sở trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước có chính sách đãi ngộ thoả đáng (lương, phụ cấp, chế độ hưu trí…) đối với cán bộ cơ sở, khuyến khích họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn, vai trò của thôn trưởng, xóm trưởng rất quan trọng, một mặt đây là cầu nối gần dân nhất, là nơi trực tiếp tổ chức toàn dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mặt khác đây cũng chính là lực lượng có thể vận dụng và phát huy bản sắc truyền thống như tính tự trị, tự quản trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn, là lực lượng hoà giải những vấn đề mâu thuẫn nhỏ mới nảy sinh không để "cái sảy nảy cái ung" như tình trạng phức tạp về an ninh trật tự ở nông thôn vừa qua. Vấn đề đặt ra là hiện nay thôn trưởng, xóm trưởng là một thực thể có quyền hành rất lớn, không chỉ về vai trò tự quản mà cả khía cạnh kinh tế. Thuế nông nghiệp chính quyền xã cũng giao cho thôn trưởng, xóm trưởng… chính vì vậy mà ở Thái Bình có nơi quỹ thôn có vài trăm triệu đồng. Nhưng do cơ chế, chính sách của Nhà nước qui định ở cấp này không có kế toán vì vậy quyền thu, quyền chi do một mình thôn trưởng, xóm trưởng và tình trạng "sổ chợ" là phổ biến. Để phát huy sức mạnh của đội ngũ này vào công tác đảm bảo an ninh nông thôn, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách rõ ràng về quyền và nghĩa vụ để khắc phục tình trạng thôn trưởng, xóm trưởng tham nhũng và là một trong những loại đối tượng gây ra những vấn đề phức tạp ở thôn, xóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)