Thành tựu đạt được trong hoạt động đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 60 - 66)

- Phân loại hộ và người dân theo 3 loại: tốt, lừng chừng, tham gia khiếu kiện.

2.2.1. Thành tựu đạt được trong hoạt động đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

vùng đồng bằng sông Hồng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp của tình hình an ninh nông thôn trong thời gian vừa qua là do những thiếu sót, những sơ hở về chủ trương chính sách.. của Đảng và Nhà nước và việc thực hiện chủ trương chính sách đó ở từng địa phương về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, và bị các phần tử xấu, cơ hội lợi dụng. Trước tình hình đó, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong vùng ĐBSH đã kịp thời điều chỉnh văn bản pháp qui, cho phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, về cơ bản an ninh nông thôn vùng ĐBSH được giữ vững, xã hội nông thôn được ổn định, tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong toàn vùng ĐBSH.

Nông thôn nước ta nói chung và nông thôn vùng ĐBSH nói riêng có sự khởi sắc, có thể nói bắt đầu từ việc thực hiện chỉ thị 100 của Ban bí thư TW Đảng. Vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, xuất hiện nhiều hộ gia đình nông dân trả lại ruộng khoán. Trước tình hình đó, Đảng ta đã nắm bắt kịp thời và có nghị quyết 10/ NQ-TW của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Đây chính là động lực thật sự và là nguồn sức mạnh để nông nghiệp, nông thôn chúng ta khởi sắc, đưa nước ta từ một nước nhập khẩu lương thực, vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.

Những năm gần đây, tình hình an ninh nông thôn xuất hiện một số vấn đề phức tạp trong nội bộ nhân dân mà một trong những nguyên nhân là tình trạng mất dân chủ và tham nhũng của bộ máy chính quyền cơ sở. Để đảm bảo an ninh nông thôn, Bộ chính trị TƯ Đảng khóa VIII đã có các chỉ thị 21/CT- TƯ ngày 10/10/1997 “ về một số vấn đề cấp bách ở nông thôn hiện nay „

Chỉ thị số 30/CT-TƯ ngày 18/2/1998 “ về xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở „Quy định số 95-QĐ/TW ngày 3-3-2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 54 – NQ/TW ngày 14-9-2005 của Bộ Chính trị khoá IX về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm an ninh-quốc phòng vùng ĐBSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết đại hội đảng bộ và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"của BCH Trung ương Đảng khóa X...Những văn bản pháp qui đó đã định hướng đúng cho công tác đảm bảo an ninh nông thôn ĐBSH và tiếp tục tạo sinh khí mới cho việc duy trì sự ổn định và phát triển nông thôn ĐBSH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập quốc tế hiện nay.

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, cấp ủy và chính quyền các địa phương vùng nông thôn ĐBSH đã quan tâm công tác ổn định tình hình an ninh nông thôn. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân các tỉnh đã có nghị quyết riêng chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh nông thôn với việc đi sâu giải quyết 6

vấn đề cơ bản ( đất đai, tài chính, ngân sách, xây dựng cơ bản, củng cố bộ máy chính quyền các cấp và giữ gìn an ninh trật tự), đây là những vấn đề mang tính ngòi nổ của các vụ việc mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhân dân. Việc giữ vững trạng thái ổn định và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn ĐBSH trong thời gian vừa qua đã trở thành nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.

Khi xảy ra vụ việc mâu thuẫn, phức tạp trong nội bộ nhân dân, cấp uỷ và chính quyền các địa phương vùng ĐBSH đã tập trung lực lượng, giải quyết những vướng mắc về mặt chính sách, chế độ... khắc phục được những điểm yếu, những vấn đề mấu chốt, thường là nguyên nhân hoặc ngòi nổ của các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở từng nơi, từng lúc, sớm lập lại được ổn định an ninh nông thôn.

Những năm trước đây, tình hình nông thôn nói chung không xảy ra biến động lớn, không phát sinh những vấn đề nổi cộm và phức tạp cả về an ninh và trật tự. Nhưng thời gian qua, tình hình mâu thuẫn, phức tạp trong nội bộ nhân dân diễn ra ở từng nơi, từng lúc với những nội dung khác nhau, tính chất gay gắt và nghiêm trọng, thậm chí cản trở sự hoạt động bình thường của các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể ở cơ sở, dẫn đến mất an ninh cục bộ một vài nơi. Trước tình hình đó, cấp uỷ và chính quyền địa phương đã huy động toàn bộ lực lượng để giải quyết các vụ việc, tránh không để nảy sinh các tình huống phức tạp. Cấp uỷ, chính quyền (cấp tỉnh) nhiều địa phương đã đi sát cơ sở để nắm bắt tình hình, chủ động lập các đoàn thanh tra, kịp thời giải quyết những khiếu nại, tố cáo của công dân. Điển hình là cấp uỷ và chính quyền tỉnh Thái Bình, trong suốt thời gian xảy ra những vấn đề phức tạp, tỉnh đã dốc toàn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra, huy động toàn lực bộ máy Nhà nước để giải quyết những vướng mắc, mâu thuẫn phức tạp... quyết tâm trong một thời gian ngắn nhất ổn định được an ninh nông thôn.

Qua thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện nhiều cán bộ, đảng viên không đủ năng lực, không còn uy tín với quần chúng, có hành vi vi phạm chính sách và

pháp luật, đã xử lý kỷ luật, thay thế bằng những cán bộ mới có đủ uy tín với quần chúng, có năng lực công tác chuyên môn cần thiết để ổn định an ninh nông thôn. Trong 10 năm từ 1988-1997, qua thanh tra và kiểm tra ở tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện 411 cán bộ đảng viên có sai phạm, 11 chi bộ cơ sở đã vi phạm các nghị quyết chỉ thị của Đảng, buông lỏng trách nhiệm quản lý kinh tế xã hội... đã xử lý kỷ luật ở mức thoả đáng, được quần chúng nhân dân đồng tình và giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, ổn định được an ninh nông thôn [27]; Tỉnh uỷ Hà Tây cũng đã chỉ thị cho từng cơ quan rà soát lại các đơn thư khiếu kiện liên quan đến đơn vị, địa phương mình và yêu cầu phải có biện pháp giải quyết dứt điểm vì vậy về cơ bản đã giữ vững ổn định tại địa phương không xảy ra vấn đề gì nghiêm trọng. . .vv

Lực lượng Công an nhân dân đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Ngay từ đầu những năm 1990, khi tình hình an ninh nông thôn chưa phức tạp, tranh chấp mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân còn xảy ra lẻ tẻ một vài nơi với tính chất chưa nghiêm trọng, chưa đe doạ đến sự ổn định của hệ thống chính trị ở cơ sở, Đảng uỷ Công an Trung ương và Lãnh đạo Bộ Nội vụ đã chỉ đạo lực lượng Công an các cấp tập trung nắm tình hình, chủ động tham gia giải quyết những vấn đề mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhân dân; Tổng cục I đã chủ động xây dựng "quy trình giải quyết điểm nóng" hướng dẫn Công an các địa phương giải quyết các vụ việc phức tạp một cách chủ động, đúng chính sách, pháp luật góp phần giữ vững an ninh nông thôn. Khi tình hình mâu thuẫn, phức tạp trong nội bộ nhân dân diễn ra với tính chất ngày càng phức tạp và không còn dừng lại ở một xã... với hàng ngàn người tham gia, Đảng uỷ Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ đã tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ nhiều chủ trương, giải pháp nhằm ổn định tình hình an ninh nông thôn như: đề xuất Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 21/CT- TW ngày 10/10/1997 " về một số công việc cấp bách ở nông thôn hiện nay" ; lập tổ công tác của Bộ Chính trị và Chính phủ tại Thái Bình, giúp Thái Bình

nhanh chóng ổn định tình hình mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhân dân...vv Bộ Công an cũng đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác Công an góp phần đảm bảo an ninh nông thôn, trên cơ sở đó đã ban hành nhiều văn bản như: Chỉ thị số 08/CT-BNV ngày 18/4/1998 về công tác Công an góp phần đảm bảo an ninh nông thôn; Quyết định số 205/QĐ-BNV ngày 18/4/1998, ban hành 2 văn bản: Quy trình công tác Công an tham gia giải quyết "điểm nóng" và Quy định về công tác Công an góp phần đảm bảo an ninh nông thôn... giúp cho Công an các cấp có định hướng và phương pháp giải quyết đúng đắn các vụ việc phức tạp nảy sinh để giữ vững an ninh chính trị và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong tình hình hiện nay. Các đơn vị nghiệp vụ của Bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn và trực tiếp cùng các địa phương triển khai lực lượng, phối hợp giải quyết các tình huống phức tạp; chủ động nắm chắc âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội, bất mãn chống đối mới lợi dụng tình hình phức tạp về an ninh, trật tự ở nông thôn để xuyên tạc, kích động chống phá cách mạng nước ta; chủ động tổ chức thực hiện kế hoạch đấu tranh làm thất bại mọi âm mu và hành động của các thế lực thù địch, ngăn chặn được hầu hết tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc và kích động từ bên ngoài đưa vào; chia cắt sự móc nối trong ngoài giữa những đối tượng bất mãn, thoái hoá, biến chất ở trong nước cấu kết với các thế lực thù địch ở nước ngoài trong việc thu thập và chuyển giao tin tức nhằm xuyên tạc, chống lại Đảng, Nhà nước ta; sử dụng lực lượng cộng tác viên cả trong và ngoài nước tuyên truyền giải thích cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài để họ hiểu đúng tình hình nông thôn trong nước, tạo sự thông cảm và bác bỏ, vạch mặt những âm mưu xấu của các thế lực phản động...v.v.

Quán triệt sự chỉ đạo của Bộ, Công an các địa phương vùng ĐBSH đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ xây dựng chương trình, kế hoạch đảm bảo an ninh nông thôn không chỉ ở tầm vĩ mô mà còn đề xuất biện pháp giải quyết

các tình huống cụ thể, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở tham gia công tác đảm bảo an ninh nông thôn.

Lực lượng Công an nhân dân không chỉ làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng mà còn trực tiếp tham gia giải quyết các vụ việc mâu thuẫn, phức tạp ở nông thôn. Qua thực tiễn tham gia công tác đảm bảo an ninh nông thôn, lực lượng Công an vùng ĐBSH các cấp đã linh hoạt, sáng tạo vận dụng các biện pháp, đã rút ra nhiều kinh nghiệm, từ giải pháp về tháo ngòi nổ của các "điểm nóng" đến kinh nghiệm công tác vận động quần chúng kết hợp với tấn công chính trị, kiềm chế hoạt động của các đối tượng cầm đầu, thủ lĩnh của các vụ việc khiếu kiện, gây rối. . . Từ việc tranh thủ những người có uy tín (cán bộ đảng viên lão thành, chức sắc trong các tôn giáo, già làng, trưởng bản...) để kiềm chế hoạt động của các đối tượng quá khích đến việc đấu tranh trấn áp các đối tượng có hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ, lợi dụng tranh chấp mâu thuẫn phức tạp để thực hiện các hành vi phạm pháp luật khác như đốt nhà, phá hoại hoa màu... Mặt khác tiến hành đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi tham nhũng của cán bộ chính quyền địa phương...vv. Công an Thái Bình đã có kinh nghiệm trong việc bố trí cảnh sát phụ trách xã và chỉ đạo lập cụm Công an huyện phụ trách xã, giao nhiệm vụ trực tiếp nắm tình hình và tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền cơ sở trong việc đảm bảo an ninh nông thôn. Chính Cụm Công an huyện phụ trách xã tham gia công tác đảm bảo an ninh nông thôn đã giúp Công an các huyện chủ động trong việc nắm tình hình, chủ động trong việc đề ra các giải pháp đối phó với các tình huống phức tạp. Qua việc lập cụm Công an huyện phụ trách xã tham gia công tác đảm bảo an ninh nông thôn, lực lượng Công an đã gần dân hơn, dân đã thấy được vai trò của lực lượng Công an trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn, do đó đã ủng hộ Công an khi thi hành công vụ tránh được hiện tượng chống người thi hành công vụ (mà chủ yếu là chống lực lượng Công an).

Lực lượng Công an vùng ĐBSH đã trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm, ngăn chặn nhiều hành vi gây rối hoặc chuẩn bị gây rối, vi phạm pháp luật. Trong 4 năm, từ 2000 - 2004, khu vực nông thôn vùng ĐBSH đã xảy ra 7.241 vụ phạm pháp hình sự các loại. Lực lượng công an đã điều tra, khám phá và khởi tố điều tra 3.810 vụ với 4.813 người có hành vi vi phạm về quản lý đất đai, tham ô công quỹ và chống người thi hành công vụ...đã bắt 1120 đối tượng, hoàn thành kết luận điều tra để truy tố 1440 đối tượng, cảnh cáo 1551 đối tượng và đưa kiểm điểm trước dân 1002 người. Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật dã giúp cho công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH được tốt hơn, giữ vững ổn định xã hội từ cơ sở [42].

Qua thực tiễn công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng ĐBSH , ta đã thấy rõ: Đối tượng tham gia các vụ việc gây rối, gây phức tạp về tình hình an ninh nông thôn không nằm trong loại đối tượng trong danh mục quản lý nghiệp vụ hoặc đối tượng sưu tra của Công an; những người cầm đầu, chủ mưu, kích động gây nên các vụ việc phức tạp lại thường là cán bộ đảng viên, thậm chí là đảng viên lão thành do bất bình với những sai phạm của số cán bộ chính quyền hiện hành mà vận động quần chúng đấu tranh; hoặc mạng lưới cơ sở bí mật của Công an hiện tại không đáp ứng được yêu cầu công tác nắm tình hình. . . Từ phát hiện đó đã kịp thời điều chỉnh công tác xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật và chấn chỉnh lại công tác nắm tình hình. Vì vậy đã khắc phục được sự bị động và từng bước chủ động trong công tác nắm tình hình. Qua nắm chắc tình hình, đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ biện pháp giải quyết từng vụ việc cụ thể một cách thoả đáng, sát, đúng với tình hình, khắc phục được nguyên nhân gây ra vụ việc phức tạp vì vậy cơ bản đã giữ vững an ninh nông thôn vùng ĐBSH .

2.2.2. Những hạn chế, khuyết điểm của công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)