Đặc điểm cơ bản của hộ gia đình được phỏng vấn

Một phần của tài liệu Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 73)

STT Các đặc điểm cơ bản của hộ gia

phỏng vấn

1 Số nhân khẩu trung bình

2 Số lao động trung bình

3 Trong đó: Số lao động tham gia vào làm du lịch

4 Số lao động thuê ngoài trung bình

5 Diện tích đất thổ cư bình quân

6 Bình quân giá trị đất thổ cư

7 Bình quân giá trị nhà ở và homestay

8 Sức chứa (lượng khách du lịch) tối đa bình quân

9 Diện tích đất nông nghiệp bình quân

10 Tỷ trọng số hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn với đất thổ cư

11 Tỷ trọng số hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp

12 Tỷ trọng thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập 13 Tỷ trọng hộ có thỏa thuận hợp tác với DN lữ hành 14 Số năm kinh doanh du lịch cộng đồng bình quân 15 Số các cơ sở kinh doanh khác thường xuyên chia sẻ

thông tin, khượng khách

Số nhân khẩu trung bình của một hộ DTTS kinh doanh du lịch cộng đồng tại huyện Mai Châu là 05 người; trong đó, số nhân khẩu trong độ tuổi lao động trung bình là 03 (chiếm 60% nhân khẩu trong gia đình); lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng là 3 (100% thành viên trong độ tuổi lao động đều tham gia vào kinh doanh du lịch cộng đồng); số lao động thuê ngoài trung bình của một hộ kinh doanh du lịch là 3 người. Qua đây có thể thấy rằng: trung bình tất cả các hộ DTTS kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình thì tất cả các thành viên trong độ tuổi lao động của hộ đều cùng tham gia vào hoạt động kinh doanh của gia đình mình; họ đều là những lao động chính mỗi khi có khách hoặc đoàn tham quan đến với gia đình. Mỗi khi có lượng khách quá đông thì các hộ sẽ thuê thêm lao động ngoài để phụ trợ trong công việc tiếp đón khách và công tác chuẩn bị đồ ăn cho khách do đó khả năng phục vụ và tiếp đón khách du lịch sẽ trở nên thuận tiện và góp phần tăng hiệu quả kinh doanh du lịch cộng đồng.

Diện tích đất thổ cư bình quân của mỗi hộ DTTS kinh doanh du lịch cộng đồng là 486,35m2; bình quân giá trị đất thổ cư là 1.936,125 triệu đồng/hộ; bình quân giá trị nhà ở và homestay là 1.293,75 triệu đồng; diện tích đất nông nghiệp bình quân là 2.254m2; trong đó, 100% hộ được phỏng vấn đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn với đất thổ cư, 95% hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp nghiệp. Từ đó có thể thấy rằng: tất cả các hộ đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư và giá trị trung 1m2 đất tại khu Bản Lác, xã Chiềng Châu và xã Pom Coọng, TT. Mai Châu là 4.000.000đ/m2 có giá trị cao hơn rất nhiều so với các khu vực xung quanh khác vì nơi đơi là khu vực có vị trí địa lý và khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng, cùng với đó là những danh lam, di tích cổ xưa tạo thành những khu tham quan thu hút rất nhiều du khách tới. 95% hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đây cũng là

một trong những lợi thế trong phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng; đây không chỉ là tạo nên phong cảnh đồng quê bình dị gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân tộc Thái mà còn là nơi thuận lợi cho việc trồng và nuôi các loại thực phẩm của địa phương; nơi đây chính là khu vực cung cấp nguồn thực phẩm tự có của mỗi hộ kinh doanh du lịch mỗi khi có khách du lịch có nhu cầu ăn uống, điều này nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm chi phí đầu vào tăng hiệu quả kinh doanh du lịch cộng đồng.

Nhà sàn là một sản phẩm văn hóa đặc sắc, giữ vị trí quan trọng trong đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc Thái. Trước đây, khi chưa phát triển về du lịch, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề dệt thổ cẩm và trồng nương rẫy. Tuy nhiên, khi du lịch Bản Lác và Pom Cọong trở thành một trong những điểm đến hút khách ở vùng núi phía Bắc thì hầu hết người dân trong bản đều làm du lịch. Họ sửa sang lại nhà cửa, xây dựng nhà sàn, các vật liệu mới cho ngôi nhà cũng được cải tiến cho chắc chắn hơn cho khách du lịch. Mặc dù vậy nhưng cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán vẫn được giữ gìn, không có sự thay đổi quá nhiều so với cái “gốc” của người dân nơi đây. Mỗi ngôi nhà sàn giờ đây không chỉ dành riêng cho chủ nhà sử dụng mà họ còn kết hợp làm các homestay kinh doanh du lịch; họ thiết kế những ngôi nhà vừa giữ được đặc sắc văn hóa dân tộc Thái, vừa cải tiến phù hợp với nhu cầu khách đến du lịch; du khách có thể ngủ sàn giống như truyền thống của người Thái xưa, hoặc đối với những du khách đi gia đình, hoặc khách cần có khu riêng tư họ vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách. Mỗi một sàn trung có thể chứa được tối đa 78 khách du lịch; mỗi khi lượng khách quá đông, sàn hộ gia đình không đáp ứng đủ chỗ ngủ họ thường chưa sẻ thông tin và lượng khách với các hộ cùng kinh doanh du lịch cộng đồng khác, trung bình mỗi hộ có thể chia sẻ cho 3 hộ xung quanh.

Các hộ DTTS kinh doanh du lịch cộng đồng tại Bản Lác và Pom Coọng họ có tỷ trọng thu nhập từ du lịch đạt 84,125% trên tổng thu nhập của hộ. Thu nhập chính của các hộ là từ kinh doanh du lịch, ngoài ra họ còn tham gia vào sản xuất nông lâm nghiệp, sản xuất buôn bán.

Tỷ trọng hộ có ký kết thỏa thuận với các doanh nghiệp lữ hành là rất ít, chỉ chiếm 17,5% tổng số hộ kinh doanh du lịch được khảo sát. Có thể thể thấy rằng lượng khách du lịch đến với Bản Lác và Pom Coọng là do du khách tự tìm hiểu và biết đến; rất ít du khách đến tham quan du lịch thông qua các doanh nghiệp, công ty lữ hành. Điều này cũng mang lại rất nhiều khó khăn cho các các hộ trong quá trình làm du lịch cộng đồng do lượng khách ít, bấp bênh do đó hiệu quả kinh doanh du lịch chưa được cao.

Mai Châu là một địa chỉ du lịch cộng đồng nổi danh đã lâu trên bản đồ du lịch Việt Nam. Du khách biết và đến với Mai Châu từ những năm 90 của thế kỷ 20; bắt đầu từ năm 1995 thì xu thế của người dân làm du lịch cộng đồng phát triển mạnh mẽ hơn, ngay ở bản Lác xã Chiềng Châu và bản Pom Coọng , TT Mai Châu thời gian đó thì số nhà cộng đồng ở bản cũng tăng lên đáng kể, từ 1 - 2 nhà từ những năm 60 của thế kỉ 20 đến 1995 của thế kỉ 20 đã có trên 40 nhà. Đến nay, bản Lác xã Chiềng Châu đã có 77 hộ cùng kinh doanh du lịch cộng đồng, bản Pom Coọng có 22 hộ; mỗi hộ đều có số năm kinh doanh du lịch cộng đồng khác nhau, qua điều tra khảo sát cho thấy, hộ có số năm kinh doanh du lịch cộng đồng lâu nhất là 36 năm; hộ có số năm kinh doanh du lịch cộng đồng ít nhất là năm; trung bình số năm tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu là 10 năm.

Ngoài ra, việc các hộ DTTS kinh doanh du lịch cộng đồng có homestay, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư, đất nông nghiệp là yếu tố thuận lợi cho các hộ trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; đây sẽ là những tài sản đảm bảo trong quá trình vay vốn ngân hàng, đối với những hộ có tài sản đảm bảo lớn sẽ được thuận lợi trong quá trình tiếp cận

vốn vay như với mức lãi suất vay thấp hơn, mở rộng phạm vi các sản phẩm cho vay có sẵn, được, được vay lượng vốn cao hơn... do đó, việc các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng có các tài sản đảm bảo sẽ thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh doanh du lịch của mình.

3.1.2. Tình hình phát trin du lch cng đồng ca các h kho sát

Các hộ DTTS tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Mai Châu nói chung, bản Lác xã Chiềng Châu và bản Pom Coọng - TT Mai Châu nói riêng mỗi bản, mỗi khu vực đều có những cách làm du lịch riêng của từng bản, tuy nhiên có những nét chung của người đồng bào dân tộc Thái nơi đây đó là phong tục tập quán, nét đặc trưng văn hóa nhà sàn, các hộ kết hợp chính nhà sàn mà gia đình mình đang sử dụng, sinh hoạt để làm homestay đón khách du lịch đến tham quan, nghỉ qua đêm. Những ngôi nhà được trang trí với những hoa văn họa tiết, những vật dụng truyền thống của dân tộc Thái tạo nên nét bản sắc văn hóa truyền thông đặc sắc, không gian văn hóa mang đậm nét dân tộc. Cùng với đó, nhiều hộ gia đình kết hợp một cách hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, vừa tạo nên không gian đáp ứng đủ nhu cầu cho khách tham quan, vừa không bị đánh mất đi nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Bảng 3.3: Tình hình sở hữu các tài sản cơ bản của hộ phỏng vấn STT Tài sản 1 Tỷ trọng số hộ có máy tính để bàn 2 Tỷ trọng số hộ có máy tính xách tay 3 Tỷ trọng số hộ có ô tô

4 Tỷ trọng số hộ có máy điều hòa

5 Tỷ trọng số hộ có tủ lạnh

6 Tỷ trọng số hộ có máy giặt

Qua bảng 3.3 ta có thể thấy, mặc dù là kinh doanh du lịch cộng đồng dựa trên những nét đặc trưng vốn có của địa phương nhưng các hộ cũng đã đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị khác phục vụ cho gia đình và hoạt động kinh doanh du lịch của mình, cụ thể:

Tỷ trọng hộ có sử dụng máy tính để bàn là 12,5%, máy tính xách tay là 30%. Có thể thấy rằng, ngoài sử dụng cho các công việc hằng ngày, máy tính xách tay, máy tính để bàn được kết nối wifi, internet còn được dùng để quảng bá du lịch tới khách tham quan, các hộ sử dụng máy tính để quảng bá, giới thiệu thông qua các trang web, ứng dụng trên mạng xã hội như facebook, zalo... Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 internet đã len lỏi đến từng ngõ ngách của cuộc sống, từng địa vị, thành phần trong xã hội do đó khi các hộ kinh doanh du lịch cộng có thể sử dụng máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn để tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng số thông qua internet vì tất cả các dịch vụ thuộc chức năng của ngân hàng đều dựa trên nền tảng kỹ thuật số, dữ liệu điện tử.

Tỷ trọng hộ có otô là 30%, hộ có điều hòa là 85%, hộ có tủ lạnh là 100%, hộ có máy giặt là 97,5%, hộ có tivi màn hình led là 100%. Có thể thấy rằng, các hộ đều quan tâm đầu tư mua sắm các trang thiết bị để phục vụ cho kinh doanh du lịch cộng đồng của mình, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan, khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Bảng 3.4: Thực trạng tham gia các khóa tập huấn về du lịch cộng đồng

STT Nội dung

1 Số hộ được tham gia tập huấn

2 Số hộ có giấp giấy chứng nhận lớp tập huấn Bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng

Kết quả điều tra, khảo sát qua bảng 3.4 cho thấy hiện nay trên địa bàn

AT. Mai Châu và xã Chiềng Châu, đa số các hộ DTTS tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng đều được tham gia các lớp tập huấn và đều được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cộng đồng sau khi hoàn thành khóa tập tập huấn với tỷ trọng là 97,5%; việc tham gia các lớp tập huấn về du lịch cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh và phát triển du lịch cộng đồng. Khi tham gia các lớp tập huấn các hộ sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức về du lịch cộng đồng, ngoài ra các hộ còn được tập huấn thêm về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nấu ăn, kỹ năng trang trí nhà, được học ngoại ngữ và được tập huấn thêm về kỹ năng PCCC. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ, internet ngày càng phát triển, việc cần bổ sung các lớp, nội dung khóa tập huấn về sử dụng công nghệ thông tin cho các hộ là rất cần thiết, việc áp dụng dụng các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp các hộ tiếp cận được với du khách đa dạng hơn, nhanh chóng hơn; ngoài ra, việc sử dụng tốt các công nghệ thông tin cũng là một yếu tố giúp các hộ tiếp cận các dịch ngân hàng được tốt hơn thay vì so với cách tiếp cận với dịch vụ ngân hàng một cách truyền thống như trước kia.

Bảng 3.5: Nội dung tập huấn về du lịch

STT Nội dung

1 Được tập huấn kỹ năng giao tiếp

2 Được tập huấn kỹ năng nấu ăn

3 Được tập huấn kỹ năng trang trí nhà

4 Được học ngoại ngữ

5 Được học tập kinh nghiệm từ địa phương khác

6 Được tập huấn kỹ năng PCCC

Thông qua các khóa tập huấn, các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và lợi ích của việc phát triển du lịch cộng đồng, nhằm thúc đẩy mô hình du lịch cộng đồng phát triển; giúp các hộ hiểu rõ hơn và tiếp cận các thông tin, cách làm và các kinh nghiệm phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại các địa phương khác trong cả nước từ đó giúp quá trình kinh doanh du lịch cộng đồng được hiệu quả hơn.

Ngoài yếu tố từ việc được tham gia vào các lớp tập huấn về du lịch cộng đồng thì việc có sự ký kết, hỗ trợ của các doanh nghiệp lữ hành là rất cần thiết trong việc phát triển du lịch cộng đồng. Cụ thể, qua bảng 3.6:

Bảng 3.6: Thực trạng thỏa thuận hợp tác với các

doanh nghiệp của các hộ phỏng vấn

Thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp

1. Số hộ có thỏa thuận hợp tác

- Số năm hợp tác bình quân

2. Số hộ không không có thỏa thuận hợp tác Nguyên nhân không có thỏa thuận hợp tác

- Không biết doanh nghiệp

- Biết nhưng không thỏa thuận được

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)

Doanh nghiệp lữ hành có vai trò là cầu nối giữa khách du lịch với các hộ DTTS kinh doanh du lịch tại bản Lác và bản Pom Coọng; có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của ngành du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng. Tuy vậy, cũng không dễ dàng để có thể ký kết, thỏa thuận được với các công ty doanh nghiệp; qua điều tra, khảo sát tại địa bàn nghiên cứu chỉ có 7/40 hộ được ký kết với các doanh nghiệp (chiếm 17,5%); còn lại 82,5% không có thỏa thuận hợp tác, nguyên nhân chủ yếu là các hộ không thỏa thuận được với doanh nghiệp mà chính doanh nghiệp mới là người lựa chọn quyết định có ký kết hay không và một số ít hộ không biết đến các công

ty doanh nghiệp lữ hành (chiếm 7,5%), đây cũng là một khó khăn trở lại trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Mai Châu. Do khó khăn trong việc ký kết với các doanh nghiệp lữ hành dẫn tới lượng khách tới tham quan, du lịch bấp bênh, không ổn định và đồng đều giữa các hộ kinh doanh du lịch. Hiệu quả kinh doanh chưa được cao.

Ngoài ra, để ngành du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng; để

Một phần của tài liệu Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w