Nhu cầu, mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng số

Một phần của tài liệu Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 102 - 117)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2. Nhu cầu, mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng số

số Bảng 3.13: Tiếp cận dịch vụ vốn vay (tín dụng)

STT Chỉ tiêu

1 Số hộ có vay vốn ngân hàng trong

vòng 3 năm qua

Số hộ phải thế chấp bằng giấy

2 chứng nhận quyền sử dụng đất và

tài sản gắn với đất

3 Lượng vốn vay đăng ký bình quân

4 Lượng vốn vay bình quân

5 Lãi suất vay bình quân

6 Kỳ hạn vay bình quân

7 Tỷ trọng vốn vay bình quân

dụng cho kinh doanh du lịch

8 Tỷ trọng vốn vay sử dụng cho sản

xuất nông nghiệp

9 Tỷ trọng vốn vay bình quân

dụng cho buôn bán

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)

Trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu nhiều tác động do đại dịch Covid-19, phần lớn các hộ DTTS kinh doanh du lịch cộng đồng tại địa bàn bàn nghiên cứu đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn để duy trì hoạt

hàng để đầu tư vào hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng của mình. Qua điều tra, khảo sát có tới 28/40 có vay vốn tín dụng ngân hành trong vòng

3 năm qua; các hộ chủ yếu vay qua ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) và một số ngân hàng khác, ví dụ như ngân hàng Liên Việt Bank. Cụ thể: ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) có 22 hộ có vay vốn,

chiếm 78,6% tổng số hộ vay; ngân hàng khác có 6/28 hộ, chiếm 21,4%. Đa số các hộ vay qua ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) do lãi suất của ngân hàng có lãi suất thấp hơn và kỳ hạn cho vay dài hơn, cụ thể lãi suất là 0,8%/năm và kỳ hạn vay trung bình là 31 tháng. Còn đối với các ngân hàng khác có lãi suất cao hơn, trong khi đó kỳ hạn vay lại ngắn hơn; cụ thể: lãi suất của các ngân hàng khác có lãi suất là 1,6%/năm, cao gấp đôi so với lãi suất ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank); kỳ hạn lại thấp hơn là 9 tháng so với ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank).

Trong tổng số 28 hộ DTTS kinh doanh du lịch cộng đồng có vay vốn ngân hàng thì có 27/28 hộ khi vay phải thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn với đất (chiếm 96,4%); chỉ có duy nhất 01/28 hộ khi vay ngân hàng Liên Việt Bank không phải thế chấp tài sản.

Lượng vốn vay bình quân của tất cả các ngân hàng đều được vay 100% so với lượng vốn vay đăng ký; trung bình lượng vốn vay bình quân của ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) là 435 triệu đồng, còn lượng vốn vay bình quân của ngân hàng khác là 917 triệu đồng.

Tỷ trọng vốn vay bình quân sử dụng cho kinh doanh du lịch của ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) là 97%, còn lại 03% sử dụng cho buôn bán kinh doanh; còn đối với ngân hàng khác thì 87% sử dụng cho kinh doanh du lịch, còn lại 13% sử dụng cho buôn bán, kinh doanh.

Qua bảng 3.13 cho ta thấy, các khoản vay này chủ yếu đều được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả là vấn đề không chỉ đặt ra cho người đi vay mà còn đối với cả các ngân hàng. Đối với các hộ DTTS kinh doanh du lịch cộng đồng việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ làm tăng thêm thu nhập cho các hộ đồng thời cũng góp phần quan trọng trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng và đây cũng là cơ sở để các hộ hoàn trả lại lượng vốn vay. Tuy nhiên, việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng (vay vốn) của các hộ vẫn tập trung chủ yếu là theo hình thức truyền thống, đa số các hộ đến trực tiếp ngân hàng để giao dịch và vay vốn thông qua tài sản đảm bảo do đó việc vay vốn sẽ mất thời gian hơn và

thủ tục đăng ký vay vốn có thể rườm rà hơn. Hơn nữa không phải lúc nào việc sử dụng vốn vay cũng được thuận lợi vì sử dụng vốn vay vào mục đích phát triển du lịch cộng đồng còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: dịch bệnh, thời tiết, lượng du khách, giá cả thị trường... Do đó, nếu các hộ tiếp cận các dịch ngân hàng thông qua ngân hàng số (chẳng hạn như vay vốn trực tuyến, nhận khoản tiền vay qua tài khoản ngân hàng...) sẽ giúp cho các hộ tiết kiệm được chi phí đi lại, tiết kiệm thời giao dịch, thời gian giao dịch mọi lúc mọi nơi mà không những thế việc áp dụng các dịch vụ ngân hàng số sẽ giúp các hộ sau khi vay vốn sẽ quản lí tài chính tốt hơn và có thể sử dụng được hiệu quả nguồn vốn vay và giảm thiểu được những rủi ro.

Bảng 3.14: Những kênh chính các hộ liên hệ với ngân hàng

STT Kênh liên hệ

1 Đến trực tiếp trụ sở ngân hàng

2 Gọi điện cho cán bộ của ngân hàng

3 Liên hệ qua website/email

4 Liên hệ với liên hiệp phụ nữ

5 Liên hệ với hội nông dân

6 Liên hệ với đoàn thanh niên

7 Liên hệ với hội cựu chiến binh

8 Liên hệ với cán bộ quản lý thôn

9 Liên hệ với cán bộ tại Ủy ban xã

10 Nhờ người thân, bạn bè vay giúp

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)

Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy các hộ DTTS kinh doanh du lịch cộng đồng tiếp cận với tín dụng ngân hàng chủ yếu sử dụng kênh truyền thống

quản lý thôn là 10,714%; còn lại không có hộ nào tiếp cận các nguồn vốn thông qua cán bộ ngân hàng, web/email, Hội Liên hiệp phụ nữ,

Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh. Một thực tế cho thấy rằng, tỷ lệ các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng đến trực tiếp trụ sở ngân hàng để vay vốn cao hơn là do các hộ vay nguồn vốn chủ yếu là từ ngân hàng nông nghiệp và PTNT (Agribank). Mặt khác, các tổ chức hội, đoàn thể chính quyền ở xã giúp các hộ có nhu cầu vay vốn được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ; tuy nhiên, các nguồn vốn tín dụng này mục đích chủ yếu hỗ trợ các hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của ngân hàng chính sách do đó mà các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng muốn vay vốn thông qua các tổ chức hội, đoàn thể của xã là rất khó khăn.

Hiện nay, việc tiếp cận với tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19; tín dụng ngân hàng giúp nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp nguồn vốn cho quá trình xây dựng và phát triển các loại hình du lịch cộng đồng.

Bảng 3.15: Nguyên nhân những hộ không vay vốn

STT Nguyên nhân không vay

Đã đủ tài chính cho sản xuất kinh doanh 1

nên không có nhu cầu vay

2 Không có tài sản đảm bảo

3 Ngại thủ tục rườm rà

4 Sợ không trả được nợ

5 Bị ngân hàng từ chối

6 Vay từ bạn bè, người thân

thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Trước bối cảnh vậy, nền kinh tế nước ta cũng đang chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, đặc biệt trong đó có ngành du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng. Trước khó khăn đó, nhiều ngân hàng cũng đã tích cực vào cuộc để triển khai cho vay khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có điều kiện thúc đẩy sản xuất.

Tuy nhiên, trước tình trạng khó khăn, lượng khách du lịch không đồng đều dẫn đến thu nhập không ổn định nhiều hộ kinh doanh du lịch cộng đồng gặp khó khăn về vốn nhưng cũng không giám vay vốn ngân hàng để đầu tư do sợ không hoàn vốn trả lại được cho ngân hàng, số hộ không vay vốn với lý do vậy là 58,333%; còn lại 41,667% các hộ cho rằng đã đủ tài chính cho sản xuất kinh doanh nên không có nhu cầu vay; 8,333% hộ vay vốn từ người thân, bạn bè.

Bảng 3.16: Thực trạng sở hữu tài khoản ngân hàng của các hộ phỏng vấn

Sở hữu tài khoản ngân hàng

1. Số hộ có tài khoản tại ngân hàng - Số hộ sử dụng tài khoản để tiết kiệm

- Số hộ sử dụng tài khoản để thanh toán chuyển khoản - Số hộ sử dụng tài khoản để vay vốn ngân hàng 2. Số hộ không có tài khoản ngân hàng

Nguyên nhân không có tài khoản ngân hàng - Mức thu nhập thấp nên không có nhu cầu - Thủ tục mở tài khoản phức tạp

- Ngại rủi ro giao dịch qua tài khoản - Không biết cách mở tài khoản

Qua khảo sát, nghiên cứu: trong tổng số 40 hộ DTTS được phỏng vấn có tới 36 hộ có tài khoản tại ngân hàng (chiếm 90%). Trong đó, 100% hộ sử dụng tài khoản ngân hàng để tiết kiệm, để thanh toán chuyển khoản và chỉ có 2,778% hộ sử dụng tài khoản ngân hàng để vay vốn ngân hàng. Còn lại, có 4 hộ không có tài khoản ngân hàng (chiếm 10%). Trong đó, nguyên nhân chủ yếu các hộ không mở tài khoản ngân hàng là một số hộ chưa có nhu cầu.

Có thể thấy rằng, việc áp dụng các công nghệ số trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh du lịch cộng đồng sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh rất lớn, giúp tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm thời gian khi thanh toán hoặc chuyển khoản. Do đó, việc áp dụng các dịch vụ ngân hàng số có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh du lịch cộng đồng, cần có những hoạt động để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân trong việc tạo thói quen sử dụng thanh toán bằng các ứng dụng thông minh và tiện ích hơn. Đồng thời tạo nên sự thuận lợi cho du khách khi thanh toán các dịch vụ không mất nhiều thời gian cũng như đảm bảo an toàn khi đi du lịch vì không phải mang quá nhiều tiền mặt bên người. Du khách có khả năng đi du lịch thì đều là những người có điều kiện về kinh tế cũng như là những người có hiểu biết nên khi du khách lựa chọn những địa điểm để nghỉ ngơi cũng như trải nghiệm thì đều đã tìm hiểu trước và nếu như quá trình thanh toán mà được thực hiện trên các ứng dụng thông minh nữa thì các du khách sẽ cảm thấy sự tiến bộ. Khi mà một bản hay một địa điểm du lịch cách xa các trung tâm thành phố lớn, cách xa các trụ sở giao dịch, không phải là khách sạn hạng sang mà là ở bản du lịch của người dân tộc Thái, người dân biết áp dụng các ứng dụng mới vào để phục vụ sự phát triển du lịch cộng đồng của gia đình mình, du khách sẽ đánh giá rất cao về sự nắm bắt xu thế và công nghệ của người dân nơi đây.

Mặc dù vậy, về phía ngân hàng hành lang pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa hoàn thiện, cần tiếp tục bổ sung nhằm ứng dụng khoa

học công nghệ trong hoạt động thanh toán, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; hạ tầng thanh toán chủ yếu ở khu vực đô thị, chưa vươn tới hết được với vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo; cần tăng cường sự kết nối, tích hợp giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ với hệ thống thanh toán để có cơ sở triển khai các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới.

Bảng 3.17: Những kênh chính các hộ liên hệ với ngân hàng

khi mở tài khoản

STT Kênh liên hệ

1 Đến trực tiếp trụ sở ngân hàng

2 Gọi điện cho cán bộ của ngân hàng

3 Liên hệ qua website/email

4 Liên hệ với liên hiệp phụ nữ

5 Liên hệ với hội nông dân

6 Liên hệ với đoàn thanh niên

7 Liên hệ với hội cựu chiến binh

8 Liên hệ với cán bộ quản lý thôn

9 Liên hệ với cán bộ tại Ủy ban xã

10 Nhờ người thân, bạn bè mở giúp

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)

Qua bảng số liệu 3.17, về những kênh chính các hộ liên hệ với ngân hàng khi mở tài khoản thì 100% hộ có mở tài khoản đều đến trực tiếp tại ngân hàng để mở tài khoản. Việc đến trực tiếp sẽ giúp rút ngắn thời gian hơn khi

nguyên nhân là do các hộ chưa biết hoặc chưa biết cách đăng ký. Việc mở tài khoản trực tuyến (ví dụ ngân hàng Timo) sẽ giúp các hộ không phải ra ngân hàng, thủ tục đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. Chỉ với vài bước đơn giản mà lại không tốn quá nhiều thời gian công sức các hộ đã có thể mở tài khoản. Việc đăng ký mở thẻ trực tuyến sẽ bỏ bớt những phiền phức về giấy tờ thông thường.

Bảng 3.18: Nhu cầu được sử dụng những dịch vụ trực

tuyến của ngân hàng trong 3 năm tới đây

STT Dịch vụ ngân hàng

1 Vay vốn trực tuyến

2 Chuyển khoản trực tuyến

3 Nộp thuế trực tuyến

4 Thanh toán hóa đơn (điện, nước...)

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã đưa con người tiệm cận với thế giới tương lai mà ta hằng tưởng tượng, cùng với cuộc cách mạng công nghệ đã đưa ngân hàng số là một trong những sản phẩm chính sau này. Với sự triển vọng và tiền năng phát triển của ngân hàng số trong tương lai như vậy, các hộ DTTS kinh doanh du lịch cộng đồng đều nhận thấy được những lợi ích mà ngân hàng số mang lại trong thời gian tới do đó100% các hộ đều có nhu cầu và sẵn lòng sử dụng những dịch vụ trực tuyến của ngân hàng trong 3 năm tới. Việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến sẽ giúp giảm thiểu thời gian và những thủ tục rườm rà, đồng thời cũng giúp cho các hộ dễ tiếp cận được với thông tin tín dụng, các dịch vụ ngân hàng khác. Nhu cầu và sự sẵn lòng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của các hộ sẽ tạo ra tiềm năng, triển vọng phát triển cho loại hình dịch vụ này.

Bảng 3.19: Những vấn đề quan tâm khi sử dụng dịch vụ

ngân hàng trực tuyến?

STT Tiêu chí

1 Sự nhanh chóng, tiện lợi

2 Mức phí đăng ký

3 Thủ tục, điều kiện đăng ký

4 Sự an toàn, bảo mật thông tin

5 Được hướng dẫn cách sử

dụng

(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)

Dưới áp lực cạnh tranh và làn sóng số hóa ngân hàng trên toàn thế giới, các ngân hàng buộc phải nỗ lực đổi mới, số hóa các mảng hoạt động để bắt kịp xu thế ngân hàng số trong bối cảnh mới.

Trên thế giới, xu thế ngân hàng số đang bùng nổ khi hầu hết các ngân hàng lớn đã đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như: JP Morgan Chase đã chi hơn 10,8 tỷ USD cho chi tiêu công nghệ, trong đó ưu tiên cho việc ứng dụng công nghệ số như chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây; HSBC đầu tư hơn 2,3 tỷ USD cho việc chuyển đổi số từ năm 2018 tập trung vào việc số hóa các dịch vụ thanh toán trên toàn cầu…

Không nằm ngoài xu thế đó, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại (NHTM) đua nhau ứng dụng công nghệ số trong một số hoạt động nhằm tăng cường các điểm tương tác và tiếp cận khách hàng. Theo đó, hầu hết các NHTM đều đã, đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng như: Xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); Thanh toán trên nền mã phản hồi

nhanh (QR code); Thanh toán an toàn, thuận tiện qua mã hóa thông tin thẻ; Thanh toán phi tiếp xúc; Giải pháp chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động...

Cùng với những hoạt động thúc đẩy phát triển các dịch vụ ngân hàng số, thì các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng quan tâm đến:

Một phần của tài liệu Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 102 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w