CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trị địa lý
Hình 2.1: Toàn cảnh huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Mai Châu là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hòa Bình, có tọa độ địa lý 20o24’ - 20o45’ vĩ bắc và 104o31’ - 105o16’ kinh đông; phía Đông giáp huyện Đà Bắc và huyện Tân Lạc, phía Tây và phía Nam giáp huyện Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc giáp huyện Vân Hồ của tỉnh Sơn La.
Theo số liệu thống kê năm 2020, huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là 57.128 ha; dân số 56.795 người.
Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao. Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt:
- Vùng thấp phân bố dọc theo suối Xia, suối Mùn và quốc lộ 15, có
- Vùng cao giống như một vành đai bao quanh huyện, gồm 8 xã với tổng diện tích trên 400 km2, có nhiều dãy núi, địa hình cao và hiểm trở. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 800 - 900m, điểm cao nhất là 1.536m (thuộc địa phận xã Pà Cò), điểm thấp nhất là 220m (thị trấn Mai
Châu). Độ dốc trung bình từ 30 đến 35o. Nhìn tổng thể, địa hình Mai Châu thấp dần theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Hình 2.2: Vị trí địa lý huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình 2.1.1.2. Khí hậu Bình 2.1.1.2. Khí hậu
Ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao, bức xạ của vùng tương đối thấp, số giờ nóng trong ngày vào mùa hè là 5 - 6 giờ, mùa đông là 3 - 4 giờ. Độ ẩm trung bình năm đạt 82%. Khí hậu Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất là 146 ngày, chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Lào. Trong mùa mưa có gió Nam luôn bổ sung độ ẩm và
hơi nước, cường độ gió tương đối mạnh. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau với khí hậu khô hanh, độ ẩm xuống thấp, có ngày có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét. Biến động nhiệt độ trong ngày cao. Hướng gió thịnh hành là gió mùa đông bắc.
* Thuận lợi
Là điều kiện thuận lợi để trồng các loại nông sản của vùng như rau, củ, quả tạo nên sự đa dạng về lương thực, thực phẩm cung cấp tại chỗ cho hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng.
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trồng lúa nước,... lượng bức xạ nhiệt luôn dương tạo ra các sinh khối lớn thuận tiện cho sự phát triển cây lúa và các loại cây hoa màu khác; cùng với đó, thuận lợi cho việc kết hợp du lịch cộng đồng với nông nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệp của du khách với chính hoạt động lao động sản xuất của địa phương từ đó có lợi thế trong phát triển du lịch cộng đồng.
*Khó khăn:
Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc do đó thời tiết thường hanh, khô kéo dài gây nên một số bệnh về da và hô hấp...
2.1.1.3. Thủy văn
Huyện Mai Châu có hệ thống sông, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nước phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài hai con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, ở Mai Châu còn có 4 con suối lớn là suối Xia dài 40 km, suối Mùn dài 25 km, suối Bãi Sang dài 10 km và suối Gò Lào dài 14 km cùng với nhiều khe, lạch, mạch nước, hệ thống các ao, hồ tự nhiên và nhân tạo.
*Thuận lợi:
Có hệ thống sông phong phú, hết hợp với các hoạt động, hình thức trải nghiệm trên sông như trèo bè mảng, quăng chài đánh bắt cá...
*Khó khăn:
Do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng dự trữ nước của hệ thống sông, suối ở huyện Mai Châu kém; vào mùa khô một số nơi thường lâm vào tình trạng thiếu nước. Ngược lại, vào mùa mưa lại gây ra tình trạng lũ quét gây thiệt hại về hoa màu.