du lịch cộng đồng
STT Tiêu chí
1 Văn hóa đặc sắc
2 Môi trường trong lành
3 Cảnh quan đẹp
4 Ẩm thực ngon
5 Sử dụng tốt công nghệ thông
tin
6 Được đào tạo bài bản
7 Đủ vốn đầu tư
8 Được Nhà nước hỗ trợ
mang một nét văn hóa truyền thống riêng, từ đó tạo nên nền văn hóa đa bản sắc giữa vùng Tây Bắc tươi đẹp. Đây được coi là một trong những lợi thế rất lớn của huyện Mai Châu để phát triển du lịch cộng đồng.
Ngoài ra, Mai Châu còn được thiên nhiên ưu đãi với các khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, sông hồ tự nhiên, núi non và các hang động, thác nước tạo nên môi trường trong lành, cảnh quan sinh động và khí hậu trong lành mát mẻ.
Mai Châu còn hấp dẫn du khách bởi ẩm thực độc đáo, mang đậm hương sắc núi rừng với những món ăn ngon, lạ như: cơm lam, cá suối nướng, rau rừng, măng đắng sào, rượu Mai Hạ... Đây là những tiềm năng rất lớn để Mai Châu phát triển du lịch cộng đồng.
Ngoài những lợi thế sẵn có của địa phương về bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường, cảnh quan và ẩm thực thì không thể kể tới những tiềm lực về năng lực, trình độ con người nơi đây; đặc biệt là khả năng sử dụng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng hiện nay. Qua điều tra khảo sát, khách du lịch đến với Bản Lác và Bản Pom Cọong 100% du khách biết tới và tham khảo thông tin điểm đến trên internet. Nắm được vai trò quan trọng của việc sử dụng tốt công nghệ thông tin trong phát triển du lịch cộng đồng do đó các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng cũng đã học hỏi, nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của mình, đặc biệt cũng có đầu tư và sử dụng các trang thiết bị công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng của mình, ví dụ như: sử dụng mạng internet, các ứng dụng, phần mềm để cung cấp thông tin, quảng bá du lịch; sử dụng các trang thiết bị, công nghệ số trong thanh toán chuyển khoản tạo thuận tiện cho việc nâng cao chất lượng và nhanh chóng trong phục vụ khách du lịch. Tuy vậy, vậy sử dụng tốt công nghệ thông tin của các hộ vẫn chưa đồng đều, còn một số hộ chưa áp dụng các tiện ích của công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh, kinh doanh theo hướng truyền thống, đặc biệt là các hộ
có chủ hộ là những người lớn tuổi, tiếp cận các dịch vụ, công nghệ thông tin còn chậm và hạn chế dẫn đến kết quả kinh doanh du lịch giữa các hộ trong cùng một khu vực còn có sự chênh lệch và hạn chế.
Bảng 3.9: Những khó khăn trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng
STT Tiêu chí
1 Nguy cơ dịch bệnh
2 Lượng khách bấp bênh
3 Thiếu vốn đầu tư
4 Thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước
5 Thiếu kiến thức, kinh nghiệm
6 Giao thông khó khăn
7 Khó gìn giữ văn hóa truyền
thống
8 Mạng điện thoại hay bị nghẽn
9 Internet kém phát triển
10 Ô nhiễm môi trường
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021)
Là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, đem lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế - xã hội cho người dân địa phương; tuy nhiên, hiện nay cũng không ít hộ DTTS kinh doanh du lịch cộng đồng phải rơi vào tình cảnh khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do chịu ảnh hưởng của đại dịch covid-19, đây được cho là một trong những khó khăn gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến việc phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng ở huyện Mai Châu nói chung và bản Lác, bản Poom Cọng nói riêng. Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã
doanh thu của các hộ bị sụt giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng.
Khó khăn thứ hai trong quá trình phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng là lượng du khách không đồng đều, có tháng lượng khách cao nhất của một hộ là 345 khách, có tháng lại không có 1 du khách nào, điều này có sự chênh lệch rất lớn trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là trong thời gian chịu ảnh hưởng của Covid-19. Do đó, các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng cảm thấy rất khó khăn trong quá trình phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng.
Khó khăn thứ ba trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng đó là sự thiếu vốn đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước: chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, nguồn thu nhập của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng bị suy giảm, có hộ lượng du khách ít, thu nhập từ homesay rất hạn chế, không đủ trang trải hoạt động, khấu hao tài sản dẫn tới nhiều hộ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng. Quá trình phát triển du lịch cộng đồng nói riêng và du lịch cả nước nói chung cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các chủ trương, định hướng của Nhà nước; tuy nhiên, bản Lác và bản Pom Coọng nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương còn rất ít, đa số do người dân tự hoạt động. Do đó, Nhà nước và chính quyền địa phương cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng về chính sách hỗ trợ vay vốn đầu tư, nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá, điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc...); chính sách về quy hoạch phát triển, thực tế đã chứng minh, du lịch cộng đồng tại bản Lác và bản Pom Coọng huyện Mai Châu phát triển một cách tự phát, chưa có chiến lược và quy hoạch phát triển cụ thể.
Khó khăn thứ tư trong phát triển du lịch cộng đồng của các hộ là thiếu kiến thức, kinh nghiệm: đa số các hộ tham gia kinh doanh du lịch tại bản Lác
và bản Pom Cọng kinh doanh du lịch đều mang tính tự phát, chưa qua bất cứ trường lớp đào tạo nào, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của thế hệ trước để lại và chính kinh nghiệm của bản thân để kinh doanh du lịch cộng đồng; năm năm một lần các hộ cũng được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về kinh doanh du lịch cộng đồng nhưng cũng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận các hình thức kinh doanh mới, sáng tạo và áp dụng các công nghệ số trong hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng của mình dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao, thu nhập chưa được xứng tầm với lợi thế của mình.
Khó khăn tiếp theo là về cơ sở hạ tầng giao thông, gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc, và chất lượng mạng điện thoại di động, internet.
Bảng 3.10: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các công cụ số
trong kinh doanh
STT Chỉ tiêu cơ bản
1 Tổng số hộ phỏng vấn
2 Số hộ có sử dụng Facebook
3 Số hộ có sử dụng zalo
4 Số hộ có quảng cáo du lịch trên Website 5 Số hộ có quảng cáo du lịch trên YouTube 6 Số hộ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại
để kinh doanh, quảng bá du lịch
7 Số hộ có máy tính để bàn
Số hộ có máy tính xách tay
8 Số hộ có sử dụng internet/wifi
9 Số hộ có sử dụng điện thoại thông minh
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát n
xã hội gần 66 triệu người; số lượng kết nối dữ liệu di động (mạng điện thoại di động) là 145 triệu... Đây chính là điều kiện, tiền đề để chuyển đổi số ở tất cả các ngành, nhất là ngành du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.
Theo thống kê, những công cụ cần thiết với một công ty du lịch, lữ hành, hoặc hộ kinh doanh du lịch cộng đồng cần có đó là:
(Nguồn: http://itacenter.vn/cong-cu-ho-tro-cong-ty-du-lich)
(Hình 3.1: Những công cụ cần thiết trong kinh doanh du lịch cộng đồng)
Khi mà du lịch cộng đồng dần trở thành lĩnh vực có điều kiện phát triển mạnh mẽ, khi hình thức kinh doanh du lịch cộng đồng thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm; các hộ kinh daonh du lịch đã biết áp dụng những lợi thế của công nghệ thông tin vào kinh doanh du lịch cộng đồng của mình. 100% các hộ được khảo sát có sử dụng internet và điện thoại di động thông minh để phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch của mình; với việc có lắp đặt mạng internet như mạng Wifi có thể giúp truy cập các trang web hoặc sử dụng các ứng dụng trên mạng xã hội được hiệu quả hơn vào quá trình
tìm kiếm khách du lịch và quảng bá địa điểm cho du khách cùng với đó có thể nâng cao chất lượng dịch vụ khi khách nghỉ qua đêm, khách vừa có thể tham quan nghỉ dưỡng vừa có thể kết hợp làm công việc khi du khách có kết nối internet. Với điều kiện cuộc sống ngày càng được nâng cao, để đáp ứng nhu cầu sử dụng việc sử dụng điện thoại di động thông minh được 100% hộ được phỏng vấn có sử dụng, các hộ ngoài sử dụng với mục đích nghe gọi thông thường còn kết hợp tải các ứng dụng trên mạng xã hội như facebook, zalo... để có thể giới thiệu và tìm kiếm khách tham quan; ngoài ra với những chiếc điện thoại thông minh các hộ còn đăng ký các dịch vụ số của ngân hàng, ví dụ trong việc tra cứu thông tin tài khoản, chuyển khoản hoặc các thông tin về tín dụng cũng được ngân hàng giới thiệu qua tin nhắn hoặc trang web do đó rất thuận tiện cho người sử dụng cũng như trong hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng của mình, góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các hộ DTTS.
Theo Itacenter có tới 78,7% các công ty du lịch, lữ hành giới thiệu tới du khách thông qua faceboob, đây là một trong những mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Đây trở thành một kênh lý tưởng, không thể bỏ qua giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh du lịch cộng đồng của hộ. Qua khảo sát, các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng tại bản Lác và bản Pom Coọng có tới 85% hộ có sử dụng facebook trong hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng của mình. Việc tiếp cận thị trường khách hàng thông qua facebook giúp các hộ có một thị trường khách hàng đa dạng, tận dụng đó để giới thiệu về hộ và các dịch vụ kinh doanh của mình một cách khái quát nhưng đủ hấp dẫn, sử dụng hình ảnh thu hút, tạo được sự chú ý lớn. Lúc đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng hơn.
Tương tự như facebook, zalo cũng là một công cụ hữu ích được các hộ sử dụng để phát triển kinh doanh du lịch cộng đồng của mình; qua khảo sát có
82,5% hộ có sử dụng zalo, đây cũng là một kênh rất hữu ích trong việc giới thiệu và tiếp cận với du khách hơn. Tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của hộ.
Cùng với việc sử dụng các ứng dụng trên mạng xã hội thì công cụ cần thiết với một hộ, hay một công ty du lịch, lữ hành thì việc sử dụng website là một lựa chọn không thể bỏ qua. Qua khảo sát cho thấy, có 35% hộ kinh doanh du lịch cộng đồng tại bản Lác và bản Pom Coọng có thiết kế và xây dựng website để cho riêng mình để thu hút và tìm kiếm du khách. Đây cũng là một trong những lợi thế tạo nên sự khác nhau giữa các hộ cùng kinh doanh du lịch cộng đồng khi có website cho riêng mình, đây cũng sẽ là một công cụ hỗ trợ việc kinh doanh được chuẩn xác, thuận lợi hơn.
Giới thiệu về các địa điểm du lịch nổi tiếng, quảng cáo thông qua youtube, hay việc làm video trải nghiệm thực tế các chuyến đi, giới thiệu các món ăn,... đều là cách quảng cáo, tiếp thị và tiếp cận khách hành hiệu quả. Tuy nhiên, cũng không phải hộ nào cũng áp dụng vào kinh doanh du lịch cộng đồng của gia đình mình, qua khảo sát chỉ có 01 hộ có xây dựng, sử youtube để giới thiệu đến du khách, dẫn tới hiệu quả kinh doanh chưa được cao, chưa khai thác tốt và tận dụng hiệu quả mạng xã hội này để việc mở rộng kinh doanh, có được lượng du khách đa dạng.
Để có thể khai thác hết được những tính năng và hiệu quả của các mạng xã hội, ứng dụng, trang web thì các hộ cũng cần đầu tư các trang thiết bị hỗ trợ đó là sử dụng máy tính xách tay (30%), máy tính để bàn là 12,5% và sử dụng các ứng dụng khác trên điện thoại di động thông minh là 5%.
Ngày nay, du lịch cộng đồng trở thành sở thích, mối quan tâm của nhiều người. Hoạt động du lịch cộng đồng của từng người có những yêu cầu, những đòi hỏi riêng. Khi số lượng khách hàng quan tâm tăng cao thì đòi hỏi các hộ DTTS kinh doanh du lịch cộng đồng tại bản Lác và bản Pom Cọong
phát triển ngày càng nhiều. Việc tìm hiểu, có thể lựa chọn và ứng dụng các công cụ số hỗ trợ hữu ích thì việc cải thiện hoạt động, hiệu quả kinh doanh du lịch cộng đồng của hộ được thực hiện tốt, mang tới giá trị cao, lợi ích lớn có các hộ.
Bảng 3.11: Kết quả kinh doanh du lịch
STT Chỉ tiêu
1 Lượng du khách bình quân tháng
2 Lượng khách đông nhất trong 1 tháng
3 Lượng khách thấp nhất trong 1 tháng
4 Số ngày lưu trú bình quân 1 du khách
5 Trong đó:
• Số ngày lưu trú bình quân 1 du khách nước ngoài
• Số ngày lưu trú bình quân 1 du khách trong nước
6
Thu bình quân 1 du khách trong 1 ngày lưu trú
7 Trong đó:
• Thu bình quân 1 du khách nước ngoài trong 1 ngày lưu trú
• Thu bình quân 1 du khách trong nước trong 1 ngày lưu trú
8 Thu nhập bình quân tháng
ngành du lịch như vậy, hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng của các hộ DTTS tại địa bàn nghiên cứu cũng gặp rất nhiều khó khăn; trong đó, năm 2020-2021 theo thống kê lượt đoàn khách trong nước và nước ngoài đến tham quan, du lịch giảm sâu so với những năm trước đó, cụ thể:
Năm 2020, toàn xã có 786 lượt đoàn khách trong nước và nước ngoài đến tại địa bàn bằng 14.690 lượt người. Trong đó, lượng khách nước ngoài là
388 đoàn bằng 2.045 người; lượng khách trong nước là 398 lượt đoàn bằng 12.645 lượt người.
Qua bảng 3.11 cho ta thấy kết quả kinh doanh du lịch của các hộ, kết quả khảo sát cho thấy lượng khách bình quân một tháng của hộ là 57 người, trong đó tháng cao nhất là 149 người và tháng cao nhất chỉ có 06 người. Số người lưu trú bình quân của một khách là 2,5 ngày; trong đó: lượt khách nước ngoài lưu trú bình quân là 3 ngày, số ngày lưu trú bình quân trong nước là 2 ngày. Thu nhập bình quân một du khách trong một ngày lưu trú là 420 nghìn đồng; đây là chi phí cho một chuyến đi của một du khách khi đến với Mai Châu để tham quan du lịch. Trong đó, chi phí thu bình quân một du khách nước ngoài trong một ngày lưu trú là 444 nghìn đồng, cao hơn so với thu bình quân một du khách trong nước trong một ngày lưu trú là 395 nghìn đồng; thu nhập một ngày từ một du khách nước ngoài so với du khách trong nước là 12,4%. Lý giải cho vấn đề này, qua khảo sát cho thấy: mỗi một du khách trong nước tới tham quan, mức chi tiêu của một du khách chủ yếu cho việc thuê phòng lưu trú và ăn uống chiếm 50-60%; mua hàng hóa, mua đồ lưu niệm, tham quan, vui chơi, giải trí chiếm 20%; còn lại là chi phí khác. Điều này cho