Những yêu cầu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo pháp luật Việt Nam (Trang 27 - 36)

1.3. Những yêu cầu đối với việc thông tin vụ án trên báo chí

1.3.2. Những yêu cầu cụ thể

Với đề tài mang đậm tính giáo dục, cảnh báo, răn đe nhƣ thông tin vụ án, báo chí càng cần phải có những tiêu chí và yêu cầu cụ thể cũng nhƣ ngƣời viết phải tuân thủ nghiêm túc, tránh gây ra phản hồi, tác động tiêu cực. Báo chí cũng có quyền thông tin nhƣng không đƣợc kết tội nghi can hoặc bị can, không làm nhiễu thông tin, định hƣớng thông tin gây ảnh hƣởng đến các cơ quan tố tụng. Cụ thể:

Về nội dung, các yếu tố trong việc thể hiện thông tin vụ án cần vận dụng linh hoạt, chọn lọc và sáng tạo nhƣ:

* Đề tài

Đề tài là một phạm vi hiện thực, trong đó hàm chứa sự kiện, vấn đề đƣợc phản ánh vào tác phẩm báo chí.

Có thể đề tài là một lĩnh vực rộng lớn trong đời sống xã hội, tự nhiên. Có đề tài chỉ bao gồm một khu vực nhỏ cụ thể của một ngành kinh tế, một loại hình hoạt động xã hội. Có thể có đề tài với phạm vi thực, xác định và cũng có đề tài có phạm vi trừu tƣợng, không cụ thể.

Có hai cách hiểu đối với đề tài trong báo chí là đề tài của một tác phẩm cụ thể và đề tài với tính chất là một lĩnh vực đời sống hiện thực đƣợc giao trách nhiệm chuyên môn hoá cho một hay nhiều nhà báo theo dõi, phản ánh.

Đề tài là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của tác phẩm báo chí. Một tác phẩm báo chí tạo đƣợc dƣ luận xã hội, có tiếng vang và đi vào lòng ngƣời đọc thì ngoài năng lực thể hiện của nhà báo thì đề tài chính là yếu tố then chốt, yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của tác phẩm báo chí. Rất khó để có thể có một tác phẩm báo chí hấp dẫn, lôi

cuốn ngƣời đọc nếu nhƣ đề tài của tác phẩm đó thuộc dạng “phổ biến”, “phổ cập”. Nhƣ vậy, để có đề tài hay, hấp dẫn thì đề tài ấy phải có trong dòng thời sự chủ lƣu, có tính phát hiện, đƣợc nhiều bạn đọc quan tâm.

Đề tài là yếu tố khách quan, luôn tồn tại trong đời sống xã hội. Nhà báo không thể “sáng tạo” ra đề tài mà chỉ phát hiện ra đề tài hoặc có chăng là vận dụng linh hoạt, sáng tạo bằng các thể loại truyền đạt để làm mới mảng đề tài đã cũ hoặc phổ biến. Khả năng phát hiện đề tài cũng nhƣ “làm mới” đề tài của nhà báo tuỳ thuộc vào năng lực của nhà báo. Năng lực phát hiện đề tài tốt sẽ giúp nhà báo có đƣợc những tác phẩm báo chí hay, lôi cuốn, đƣợc bạn đọc quan tâm và tạo đƣợc dƣ luận xã hội. Nhƣ vậy, đề tài tồn tại khách quan trong đời sống xã hội, còn việc phát hiện và triền khai đề tài, phản ảnh đề tài ấy lên mặt báo là phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của nhà báo.

Đề tài về mảng thông tin vụ án còn khai thác thể hiện các yếu tố chi tiết mang tính chuyên ngành tƣ pháp liên quan đến diễn biến vụ việc đã xảy ra, diễn biến quá trình hình thành hồ sơ vụ án,… nhƣ:

- Vụ án: Là một vụ việc có dấu hiệu trái pháp luật mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật đƣợc đƣa ra tòa án hoặc cơ quan trọng tài giải quyết.

- Chứng cứ: Là những gì có thật, đƣợc thu thập theo trình tự, thủ tục hay đƣợc đƣơng sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án do pháp luật quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, ngƣời thực hiện hành vi phạm tội cũng nhƣ những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

- Điều tra: Hoạt động tố tụng hình sự do ngƣời và cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Thu thập chứng cứ: Là việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhằm khai thác, tập hợp thông tin liên quan các tình tiết, diễn biến của vụ án.

- Xác minh chứng cứ: Là việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhằm kiểm tra, xác định tính khách quan, xác thực tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ.

- Phá án: Là hoạt động tổ chức áp dụng mọi biện pháp nghiệp vụ cần thiết do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để phát hiện tội phạm và ngƣời thực hiện hành vi phạm tội cũng nhƣ hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội gây ra. Đây là chức năng của cơ quan điều tra.

Bên cạnh đó, đề tài về mảng thông tin vụ án cũng thể hiện các chi tiết liên quan đến toà án, phòng xét xử hay pháp đình, phiên xử,… cụ thể:

- Toà án: bao gồm toàn khối hành chính với các phòng ban với chức năng, nhiệm vụ riêng, cụ thể.

- Pháp đình: bao gồm toàn bộ không gian, thời thời, địa điểm, các yếu tố con ngƣời, yếu tố khách quan, chủ quan,… tại nơi xét xử một vụ án cụ thể.

- Phiên xử: giải quyết các vụ việc hƣớng tới mục đích bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuỳ theo từng đặc thù vụ án (vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án kinh tế, vụ án hành chính,…) mà có các yếu tố cụ thể khác nhau diễn ra trong trình tự giải quyết, xét xử.

Phiên xử luôn đƣợc triển khai theo trình tự nhất định, và ở đó các thành phần trong phiên toà thể hiện chức năng, nhiệm vụ, vai trò công vụ cũng nhƣ trình bày, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc chủ quan cá nhân, góp phần cùng cố cho quyết định cuối cùng đảm bảo chính xác, phù hợp và khách quan nhất.

* Chi tiết trong tác phẩm

Chi tiết là bộ phận nhỏ nhất của sự kiện. Chi tiết có thể là một hành vi, một lời nói, một cử chỉ của con ngƣời hay một trạng thái cụ thể của hoàn cảnh diễn ra sự kiện. Thông qua cá chi tiết, nhà báo mô tả, phản ánh sự kiện. Logic vận động của sự kiện trong tác phẩm là mối quan hệ giữa các chi tiết cụ thể.

Mỗi sự kiện bản thể bao giờ cũng bao gồm rất nhiều chi tiết khác nhau. Mỗi chi tiết đều tiềm tàng khả năng biểu đạt tƣ tƣởng, thái độ, ý nghĩa xã hội ở nhũng tính chất và cấp độ khác nhau.

Chi tiết hay là chi tiết có khả năng phản ánh rõ nhất bản chất của sự kiện bản thể và biểu đạt một cách khách quan ý đồ tƣ tƣởng, là một điều kiện quan trọng đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả, của tác phẩm. Điều đó không tách rời khỏi tài năng, trình độ nghề nghiệp, năng lực sáng tạo của ngƣời viết.

Chi tiết có vai trò rất quan trọng trong mỗi tác phẩm báo chí bởi nó là yếu tố khách quan đầu tiên tạo nên sự khách quan cho tác phẩm, đồng thời tạo nên sự hấp dẫn, thuyết phục và tâm lý tin tƣởng. Đôi khi, một chi tiết đắt giá có thể tạo nên sức nặng cho toàn tác phẩm. Việc lựa chọn chi tiết trở nên rất quan trọng đối với lao động nhà báo. Để lựa chọn đƣợc chi tiết đắt giá, nhà báo không những phải có sự hiểu biết sâu rộng mà còn phải có những quan sát tỉ mỉ, đi sâu vào từng biểu hiện để có cơ sở so sánh, phân tích chịn ra chi tiết có sức biểu cảm và thuyết phục cao. Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn viết trong “Tác phẩm báo chí” đã khẳng định: Trong hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sự lựa chọn, xác định các chi tiết diễn ra sau khi đã có sự lựa chọn sự kiện. Để phát hiện những chi tiết “đắt”, đòi hỏi ngƣời làm báo phải có sự hiểu biết bao quát mọi khía cạnh của sự kiện, tìm hiểu một cách tỉ mỉ với sự quan sát kỹ càng từng bộ phận, từng biểu hiện của sự kiện. Đó là điều kiện để nhà báo so sánh, phân tích, tìm ra những chi tiết có sức biểu cảm, có ý nghĩa to lớn đối với nội dung tác phẩm [23,tr11,12]

Một tác phẩm báo chí đƣợc cấu thành bởi chi tiết. Có nhiều góc độ tiếp cận chi tiết nhƣ:

Theo phƣơng pháp thể hiện, chi tiết gồm: chi tiết tả; chi tiết kể; chi tiết bình – bàn; chi tiết “cái tôi xúc cảm của nhà báo” trƣớc hiện thực khách quan (hoặc gọi theo cách của văn chƣơng là chi tiết trữ tình ngoại đề).

Theo yếu tố nội dung, chi tiết gồm: chi tiết bối cảnh; chi tiết hoàn cảnh; chi tiết tình huống ; chi tiết về quá trình diễn biến ; chi tiết về thời gian ; chi

tiết về không gian; chi tiết là “hồ sơ” nhân chứng ; chi tiết về hình dáng, nội tâm, tính cách, hành vi, hành động, lời nói của con ngƣời,… [23,tr 54]

Chi tiết tả: Trong tác phẩm báo chí, chi tiết rả nhằm lằm rõ không gian (Where), thời gian (When), hiện trạng sự việc, hình dáng, nội tâm, tính cách, cử chỉ… của con ngƣời.

Chi tiết kể: Chi tiết kể nhằm tái hiện rõ nét diễn biến của sự kiện theo logic mà nhà báo muốn công chúng báo chí nhận thức (thời gian, không gian, bối cảnh tự nhiên và xã hội, các mối quan hệ xã hội, diễn biến câu chuyện, nguyên nhân sâu xa, hành vi, hành động, cử chỉ, trạng thái tâm lý của con ngƣời với đủ hỉ, nộ, ái, ố, với đủ tham, sân, si…). Mỗi nhà báo có một lối kể riêng mình (hợp lý, logic, mới mẻ, không đi vào vết mòn của ngƣời khác) nhƣng vẫn phải phụ thuộc vào mục đích mà tác phẩm báo chí cần đạt đƣợc. Mục đích đó là do chất liệu hiện thực khách quan quy định và nhiệm vụ chính trị mà toà báo muốn hƣớng tới.

Cách kể thƣờng dựa vào ngôi thứ của chủ thể phát ngôn: sự việc “tự kể” (sự kiện đƣợc “vỏ ngôn ngữ” chuyển tải nguyên dạng), nhân chứng kể, nhà báo (nhân chứng khách quan) kể.

Chi tiết bình – bàn: Loại chi tiết này chủ yếu là thông qua lời nhân chứng trong sự việc hoặc lời tác giả, phân tích, bày tỏ quan điểm của mình trƣớc hiện thực khách quan.

Chi tiết “cái tôi xúc cảm của nhà báo”: Là trạng thái tâm lý, cảm xúc, lý lẽ phân tích, giải thích, đánh giá, bình – bàn của nhà báo trƣớc hiện thực khách quan (cái tôi tác giả trong tác phẩm báo chí), đƣợc đan cài khéo léo vào các chi tiết diễn biến của hiện thực khách quan. [21, tr 55,56,57]

Không giống nhƣ các đề tài khác, việc khai thác và sử dụng chi tiết trong tác phẩm thể hiện thông tin vụ án thƣờng bị bó hẹp trong khoảng không gian nhất định, cụ thể. Đó là không gian toà án và không gian sinh sống của bị cáo và bị hại. Đối với không gian trong toà án, chi tiết đƣợc nhà báo khai thác, sử dụng thƣờng xuất hiện ở các yếu tố: Miêu tả không khí, quang cảnh

toà án; miêu tả thái độ, cảm xúc của bị cáo, bị hại và ngƣời thân của họ; kể lại đối thoại giữa Hội đồng xét xử và các bị cáo, bị hại hay những ngƣời có liên quan; kể lại đối thoại giữa bị cáo và ngƣời thân của họ; ghi lại nhƣng thông tin thu thập đƣợc của nhà báo với ngƣời thân bị cáo hoặc bị hại,... Bên cạnh đó, đối với không gian toà án, nhà báo có thể sự dụng những chi tiết đƣợc thu thập từ cáo trạng và bản án. Đây là nét đặc thù, tạo khác biệt giữa đề tài thông tin toà án với các đề tài khác.

Đối với không gian bị cáo hoặc bị hại sinh sống, chi tiết thƣờng đƣợc sử dụng là những chi tiết miêu tả hoàn cảnh hiện tại, miêu tả cảm xúc, nỗi niềm trắc ẩn của bị hại, ngƣời thân của bị cáo, bị hại; chi tiết về uẩn khúc, tình tiết éo le, ngang trái của bị cáo, bị hại và ngƣời thân của họ...

Nói cách khác, có thể thấy chi tiết có ý nghĩa rất quan trọng trong mỗi tác phẩm báo chí. Chi tiết chính là cái khách quan đầu tiên để tạo thành sự khách quan cho toàn bộ sự kiện. Nó khác hẳn với lý luận, mô tả, và có sức thuyết phục lớn, có khả năng tạo ra tâm lý tin tƣởng cho ngƣời tiếp nhận thông tin. Đôi khi một vài chi tiết “đắt” có khả năng tạo nên sức nặng cho cả một tác phẩm. Và đối với Thông tin vụ án, chi tiết đƣợc thể hiện không chỉ đƣợc khai thác từ cáo trạng mà đôi khi còn là cả những quan sát của ngƣời viết từ sân toà, phòng xử hay thái độ, biểu cảm của các nhân vật có liên quan xuất hiện trong bối cảnh đó...

* Thông điệp tác phẩm

Thông tin vụ án không chỉ làm nhiệm vụ tƣờng thuật lại các phiên toà một cách đơn giản, chính xác, khách quan mà còn mang đến cho độc giả những góc nhìn khác về đạo đức, giáo dục, pháp luật,... không chỉ để hiểu biết mà đôi khi còn truyền tải nhân văn và tình ngƣời. Trong mỗi một bài viết đều mang những tƣ tƣởng rõ ràng, không phải là sự biện hộ, không phải là bênh vực hay bêu rếu mà mong muốn qua những phân tích, cách thể hiện của ngƣời viết, độc giả tự cho mình những cảm nhận, suy nghĩ và tiếp thu phù hợp. Đó cũng là một cách mà nhà báo thực hiện trách nhiệm xã hội của mình một cách

có hiệu quả. Từ các bài viết về thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam nói riêng và chuyên mục pháp luật của các tờ báo khác nói chung, các nhà báo phần nào giúp độc giả tự giáo dục và giáo dục ngƣời thân, con em của mình một cách thực tế hơn và quan trọng nhất là nhân văn hơn.

Về hình thức, việc sắp xếp, trình bày, thể hiện thông tin nói chung và thông tin vụ án nói riêng trên báo chí có vai trò quan trọng trong việc thu hút, tăng tƣơng tác của độc giả với tác phẩm. Vì vậy, hình thức thể hiện thông tin vụ án cần có những đổi mới, mạnh dạn sáng tạo trong việc lựa chọn thể loại cho mỗi tác phẩm. Tránh việc bảo thủ, cố chấp, đi theo lối mòn và ngại thay đổi trong trình bày tác phẩm.

Cách thức trình bày cũng đƣợc xem là một trong những vấn đề của báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng trong phạm vi đề tài về thông tin vụ án. Đổi mới, cấp nhật và sáng tạo là những yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay của báo chí trong mảng đề tài này nhằm thu hút độc giả, tạo hứng thú khi tiếp nhận thông tin. Với một vụ án, nếu chỉ dừng lại ở thông báo bằng thể loại tin, tác phẩm sẽ không gây đƣợc nhiều sự chú ý của độc giả. Nhƣng nếu có sự mạnh dạn thay đổi hình thức thể hiện bằng thể loại phỏng vấn, tƣờng thuật, ký,... hay trình bày dƣới dạng thông tin hình ảnh (inforgraphic), video hay audio sẽ khiến tác phẩm thoả mãn công chúng độc giả thời hiện đại nhanh hơn. Và từ đó, chắc chắn hiệu quả truyền thông cũng sẽ tăng lên đáng kể.

Yêu cầu cụ thể thứ ba liên quan đến đạo đức nghề nghiệp cũng cần phải chú ý khi truyền tải thông tin vụ án trên báo chí là vấn đề về tính chân thật, nhân văn. Biết rằng trƣớc những bài viết, các nhân vật đƣợc khai thác có thể là tội phạm với những tội ác khó thể dung thứ nhƣng cũng có thể là những số phận lầm lỡ vƣớng vào lao lý do hoàn cảnh hay nhƣng phận đời, cảnh ngƣời phía sau tội ác là ngƣời bị hại, là ngƣời thân của bị cáo. Tội ác đƣợc phán xét chốn pháp đình bởi hội đồng xét xử nhƣng qua bài viết, có thể sẽ có nhƣng đối tƣợng vô tình bị ảnh hƣởng bởi công chúng độc giả do cách khai thác, thể hiện thông tin của ngƣời viết khi công khai danh tính, địa chỉ hay hình ảnh

nhân vật. Hoặc đôi khi vì mục đích “câu view” mà tác giả đã thể hiện thông tin suy diễn, sai sự thật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo pháp luật Việt Nam (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)