3.3. Một số khuyến nghị
3.3.1 Khuyến nghị thay đổi nhận thức
Để nâng cao chất lƣợng các bài viết về thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam một cách tốt nhất, hay nhất, lôi cuốn độc giả mà vẫn đảm bảo thực hiện các chức năng của tác phẩm báo chí thì yếu tố cốt lõi vẫn là con ngƣời. Nói cách khác đó chính là bản thân đội ngũ sản xuất tin bài, bao gồm nhà báo, phóng viên, cộng tác viên, biên tập viên và cả công chúng.
thông tin vụ án cần có một phần không nhỏ sự quyết định của công chúng độc giả về đề tài phù hợp với nhu cầu tiếp nhận. Từ đó để có những lựa chọn trong việc thể hiện thông tin hợp lý và nhân văn nhất.
Căn cứ trên nhu cầu về nhóm đề tài thông tin mà độc giả mong muốn tiếp cận, đội ngũ sản xuất tin bài về thông tin vụ án cũng cần có những cân nhắc dựa trên kiến thức về luật; có chính kiến rõ ràng, cân nhắc trƣớc các tình tiết có lợi và gây hại cho nhân vật, thân nhân thân vật. Đồng thời cần sáng tạo trong trình bày, thể hiện cũng nhƣ nhạy bén trong sàng lọc đề tài và hơn hết là cần củng cố kỹ năng quan sát, cảm nhận, sự cảm thông, chia sẻ,... Đó không chỉ là điều kiện “hành nghề” mà còn là yêu cầu độc giả đối với một phóng viên/nhà báo muốn theo đuổi dạng bài viết về thông tin vụ án.
Ngoài ra, đối với đội ngũ biên tập và quản lý thông tin báo chí, mặc dù các thông tin đƣa ra là hoàn toàn chính xác, nhƣng xét về chức năng cũng nhƣ đạo đức nghề báo thì cần xem xét lại vì nhiều yếu tố. Với thực trạng mỗi khi có vụ án lớn xảy ra, không chỉ các báo nhỏ, báo “lá cải” mà thậm chí rất nhiều tờ báo lớn cũng đƣa hàng loạt bài về vụ việc đó, đặc biệt là các trang báo điện tử. Chẳng hạn, chỉ cần search trên kênh tìm kiếm google hai chữ “thảm sát” thì có thể ra hàng nghìn kết quả các bài viết. Một số tờ báo đã lợi dụng sức nóng của các vụ thảm sát để giật title “câu view”, cố tình khai thác đến mức không thể chấp nhận đƣợc nội dung vụ việc, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến tƣ tƣởng của nhiều ngƣời dân thì bản thân đội ngũ biên tập và quản lý thông tin của báo Pháp luật Việt Nam cần kiên quyết hạn chế đƣa tin “câu view” về các vụ án thảm sát. Bởi lẽ, đa phần các vụ án đang trong giai đoạn điều tra, chứng cứ, manh mối để tìm ra thủ phạm, cần đƣợc giữ bí mất không để cho hung thủ biết. Vậy cần phải cân nhắc thông tin, tránh phơi bày, đánh động đến hung thủ, vô tình làm khó cơ quan chức năng.
Các vụ thảm sát sẽ để lại những ảnh hƣởng về tinh thần cho gia đình nạn nhân, đặc biệt là những ngƣời may mắn thoát chết khi có mặt ở hiện
trƣờng. Nhƣng trên hầu hết các báo lại đƣa tin hàng loạt, có tờ còn diễn tả chi tiết từng động tác giết ngƣời của hung thủ, khai thác cả đời tƣ của ngƣời bị hại thì nỗi đau đó sẽ không thể hàn gắn đƣợc. Đây không chỉ là lƣơng tâm ngƣời làm báo, mà còn là đạo đức của một ngƣời bình thƣờng. Các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam càng cần tránh động vào nỗi đau của ngƣời khác để đƣa tin, viết bài một các vô tâm nhƣ vậy khi mang vai trò là cơ quan ngôn luận của Bộ Tƣ pháp.
Và với thực trang rất nhiều bạn trẻ hòa mình vào thể giới game tràn ngập cảnh bạo lực, cảnh chém giết khiến tinh thần dễ manh động, bị ảo tƣởng hóa trong thế giới game. Lại thêm các tờ báo đƣa và diễn tả chi tiết các vụ thảm sát thì dễ khiến nguy cơ càng báo động. Chẳng hạn, trong khi lực lƣợng công an cho hai bị can vụ án thảm sát ở Bình Dƣơng thực nghiệm điều tra ở hiện trƣờng, các tờ báo lớn nhỏ đã không bỏ qua cơ hội để tiếp tục đăng tin tức, miêu tả chỉ tiết từng hành động, dáng đi, kế hoạch giết ngƣời của hung thủ. Điều này phần nào đã tác động, kích động nhiều vụ thảm sát xảy ra hơn nữa. Và dễ nhận thấy, từ 2011 đến nay đã có tới 4 vụ thảm sát lớn với thời gian diễn biến ngày một nhanh gây chấn động dƣ luận: vụ Lê Văn Luyện (2011), vụ thảm sát ở Bình Dƣơng (2015), vụ thảm sát ở Nghệ An (2015) và vụ thảm sát ở Yên Bái (2016). Nhìn chung, các tờ báo vẫn nên đƣa tin về các vụ án lớn để cảnh báo, nâng cao tinh thần cảnh giác của mọi ngƣời. Tuy nhiên, cần hạn chế số lƣợng bài viết về chủ đề này, nếu không thì lợi bất cập hại.
Để làm đƣợc điều đó, đội ngũ kiểm duyệt tin bài cần giữ vững tôn chỉ mục đích và tâm niệm về vai trò quan trọng trong định hƣớng giáo dục đề tài pháp luật. Trang bị cho bản thân sự nhạy cảm chính trị, thời sự. Ngoài việc am hiểu luật pháp, ngƣời biên tập cần có rung động, cảm xúc nhạy bén; có Tâm với nghề, biết chỉ ra, lƣờng trƣớc cái xấu, cái tốt, có lợi cho công chúng trƣớc tầm ảnh hƣởng của thông tin. Cẩn trọng trong biên tập, kiểm duyệt; nghiêm khắc nhắc nhở loại bỏ các chi tiết phi nhân văn. Bên cạnh việc mạnh
dạn đổi mới từ hình thức thể hiện trên bài viết đến nhân sự còn cần sẵn sàng chấp nhận cái mới, chấp nhận rủi ro với những thể loại truyền tải chuyên biệt nhƣ tƣờng thuật, phóng sự hay ký sự pháp đình là một dạng bài khó, đặc thù với những yêu cầu chuyên biệt.
Không chỉ là sự cố gắng của đội ngũ sản xuất, bản thân nhận thức của công chúng độc giả cũng cần nhìn nhận đúng sai, phải trái công minh, không cảm tính. Chủ động có những yêu thƣơng, cảm thông, chia sẻ giữa ngƣời với ngƣời và hơn hết là cần nâng cao nhận thức, bài trừ thông tin phi văn hoá, phi nhân văn, phi giáo dục.