Khuyến nghị xây dựng bộ tiêu chí đƣa tin về thông tin vụ án trên báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo pháp luật Việt Nam (Trang 73 - 84)

3.3. Một số khuyến nghị

3.3.3 Khuyến nghị xây dựng bộ tiêu chí đƣa tin về thông tin vụ án trên báo chí

trên báo chí hiện nay

Dựa trên hiện trạng nghiên cứu về ƣu nhƣợc điểm trong công tác thông tin vụ án trên các ấn phẩm báo chí hiện nay nói chung và các ấn phẩm của ábo Pháp luật Việt Nam nói riêng, tác giả của luận văn mạnh dạn đƣa ra khuyến nghị xây dựng hai bộ tiêu chí trong mảng đề tài này. Cụ thể:

Bộ tiêu chí về Tố chất, kỹ năng cần có của phóng viên khi đƣa tin về vụ án:

Bộ tiêu chí này tập trung vào đối tƣợng là phóng viên, nhà báo, cộng tác viên báo chí,… có tham gia sáng tác, kiểm duyệt hoặc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài thông tin vụ án:

1. Yêu thích mảng đề tài về vụ án;

2. Có am hiểu pháp luật, đặc biệt là quy trình tố tụng và pháp luật chuyên ngành;

3. Nắm vững nguyên tắc suy đoán vô tội đã đƣợc hiến định và quy định trong tố tụng;

4. Có kỹ năng đặt vấn đề, thuyết phục đối tƣợng cung cấp tin;

5. Có nghiệp vụ tiếp cận các nguồn tin pháp luật: Sự tỉnh táo; sự khách quan; kiến thức pháp lý; kỹ năng phân tích nhân vật, nhân chứng; 6. Có kỹ năng lập luận, viết bài và sử dụng thể loại báo chí phù hợp; 7. Có khả năng cân nhắc tác dụng và tác hại khi công bố thông tin; 8. Có khả năng làm chủ tƣ duy, kỹ thuật, kỹ năng khi đƣa tin pháp

luật:

Về nội dung tác phẩm: có khả năng tìm kiếm, khai thác, nắm bắt các vụ án gần gũi với cuộc sống đời thƣờng;

Về hình thức tác phẩm: có tƣ duy đổi mới hình thức thể hiện, truyền tải thông tin; mạnh dạn áp dụng Graphic, Multimedia trong thể hiện tác phẩm;

9. Ngoài kỹ năng viết, phóng viên cần nắm đƣợc kỹ thuật chụp ảnh; quay, dựng; đồ họa,…

Bộ tiêu chí về Quy trình tác nghiệp đƣa tin về vụ án:

Bộ tiêu chí này tập trung vào cách thức truyền tải thông tin theo tiến trình từ lúc vụ án xảy ra đến kết thúc hoạt động xét xử:

1. Phân biệt khái niệm tội phạm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, do ngƣời có năng lực trách nhiệm

hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

2. Xác định đƣợc bốn yếu tố cấu thành tội phạm:

* Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và tất yếu không có tội phạm. Do đó, khi đề cập đến tội phạm thì trƣớc tiên cần phải xác định quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ bị xâm hại.

* Khách quan của tội phạm: là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phƣơng tiện, hoàn cảnh phạm tội, vv… Thông qua biểu hiện bên ngoài ở mặt khách quan của tội phạm có thể đánh giá đƣợc tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.

* Chủ quan của tội phạm: là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm đƣợc phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích của tội phạm.

* Chủ thể của tội phạm: là ngƣời thực hiện hành vi phạm tội. Ngƣời phạm tội (chủ thể của tội phạm) phải là ngƣời có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà luật hình sự quy định đối với mỗi loại tội phạm. Tội phạm phải đƣợc thực hiện bởi một ngƣời cụ thể, không có ngƣời thực hiện thì không có tội phạm.

Bốn yếu tố cấu thành tội phạm nói trên đều có tính bắt buộc khi xác định tội phạm. Không có kiến thức, không nắm bắt đƣợc các điều cơ bản này thì khó có thể đƣa tin viết bài về pháp luật nói chung và pháp luật hình sự một cách chính xác.

3. Tiếp cận thông tin vụ án: Bao gồm nguồn tin, nhân chứng, bằng chứng, hồ sơ, tƣ liệu…

- Từ đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, tố giác của bạn đọc;

- Từ các sự kiện pháp lý, từ hiện trƣờng, thực tiễn các vụ việc và vụ án mà phóng viên chứng kiến;

- Từ thông tin viên, cộng tác viên; - Từ bạn đọc, công chúng;

- Từ các cơ quan tiến hành tố tụng: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án,… - …

4. Xử lý thông tin: Bởi thông tin đến từ nhiều nguồn, phóng viên không đƣợc phép vội vàng mà buộc phải đối chứng, xác minh, kiểm tra thông tin thu thập đƣợc qua nhiều nguồn, đặc biệt là từ cơ quan địa phƣơng, cơ quan chức năng,…

5. Công bố thông tin: Bên cạnh yêu cầu tiên quyết là công bố trung thực, khách quan thông tin, cần cân nhắc trƣớc các yếu tố, chi tiết có lợi và bất lợi cho đối tƣợng, nhân vật, cơ quan điều tra,… hoặc gây ảnh hƣởng đến thân nhân và ngƣời có trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan, liên đới.

Bộ tiêu chí về Quy trình tác nghiệp đƣa tin về vụ án có thể khái quát thành mô hình nhƣ sau:

Trong thao tác Công bố thông tin vụ án có thể tuân theo trình tự từ lúc vụ án xảy ra đến lúc kết thúc hoạt động xét xử: Xảy ra vụ án; thu thập thông tin ban đầu về vụ án; các điều tra, kết luận của cơ quan công an; đề nghị truy tố hay không truy tố; hoạt động của viện kiểm sát, giữ quyền công tố, cáo trạng truy tố; xét xử của tòa án qua các cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Mô hình 3.2. Trình tự công bố thông tin vụ án

Công bố thông tin vụ án cũng cần đặc biệt chú ý rằng cho đến phiên xử sơ thẩm, các giai đoạn trở về trƣớc, các bị can, bị cáo…vẫn chƣa bị xem là Tội phạm. Vì vậy, cần cân nhắc cách thức thể hiện cũng nhƣ đại từ nhân xƣng khi viết về đối tƣợng, tránh “tuyên án”, quy kết, gây áp lực cho cơ quan chức năng cũng nhƣ ảnh hƣởng đến những ngƣời liên quan.

Tiểu kết chƣơng 3

Mặc dù có nhiều ƣu điểm nhƣng thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế nhất định. Dựa trên những ƣu nhƣợc điểm đó, để nâng cao chất lƣợng các bài viết thuộc mảng đề tài thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam, bản thân ngƣời viết phải trang bị cho mình kiến thức pháp luật, chính kiến, tƣ tƣởng rõ ràng.

Trên thực tế, việc tăng cƣờng các bài viết về thông tin vụ án trên các ấn phẩm báo Pháp luật Việt Nam hiện nay cũng cần thiết nhƣng để chất lƣợng ngày một tốt hơn, toà soạn cần cân nhắc một số các giải pháp nhƣ: Đổi mới, sáng tạo, linh hoạt hơn trong các thể hiện nội dung. Thứ hai là yếu tố con ngƣời, trong đó có tác giả, đội ngũ ban biên tập và bản thân công chúng. Thứ ba là yếu tố nội dung truyền đạt, thông tin vụ án, đề tài phù hợp với nhu cầu độc giả cũng là giải pháp để thu hút cũng nhƣ duy trì lƣợng độc giả trung thành. Và với đội ngũ cộng tác viên dồi dào nhƣ hiện nay, việc phát triển, khai thác nguồn nhân lực linh động ấy cũng là một giải pháp cần lƣu tâm để có đƣợc những bài viết, giọng văn và các cách tƣ duy mới lạ. Đồng thời làm giảm áp lực và tạo cạnh tranh phát triển cho đội ngũ nhân lực cơ hữu của toà soạn. Để làm đƣợc điều đó, toà soạn cần xem xét lại chế độ hậu mãi cũng nhƣ cách thức kết nối và chăm sóc cộng tác viên của mình.

Hơn hết, để mảng đề tài thông tin vụ án phát huy đƣợc hết hiệu quả tuyên truyền pháp luật cũng nhƣ hiểu biết, ứng dụng pháp luật của công chúng thì việc cân nhắc, triển khai thực hiện hai bộ tiêu chí về đƣa tin thông tin vụ án, cụ thể là Bộ tiêu chí về Tố chất, kỹ năng cần có của phóng viên khi đƣa tin về vụ án và Bộ tiêu chí về Quy trình tác nghiệp đƣa tin về vụ án là điều cần thiết.

KẾT LUẬN

Thông tin vụ án là một đề tài chuyên biệt nhƣng khá quen thuộc bởi nhu cầu độc giả cũng nhƣ để báo chí thực hiện tốt vai trò của mình. Thông tin vụ án luôn công bằng với ngƣời tiếp nhận nhƣng ngƣời tiếp nhận thu lƣợm bao nhiêu và xử lý thế nào lại là một vấn đề khác. Cũng chính điều đó đã và đang gây nên những “quanh co” trong công tác tuyên truyền pháp luật và định hƣớng hành vi cộng đồng hiện nay.

Trong thực tế, không nhiều tác giả đã quan tâm, nghiên cứu về vấn đề nhạy cảm này, hay cụ thể là Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam cũng chƣa có tài liệu nào ghi chép nghiên cứu. Tuy nhiên cũng có một vài công trình nghiên cứu liên quan mặc dù chỉ dừng lại ở phạm vi cá thể, chƣa có tính quy mô. Xét ở góc độ nào đó chúng đã giúp cho luận văn có đƣợc những tƣ duy cần thiết để thiết lập nên quan điểm khoa học của bản thân trong quá trình thực hiện đề tài.

Với những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đã đề cập trong 3 chƣơng của luận văn, tác giả đã trình bày một cách cơ bản về Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam. Trong đó, với các kết luận của chƣơng 1 cung phần nào thông tin, kiến thức nên có liên quan trực tiếp đến các vấn đề thuộc đề tài. Nhƣ các khái niệm, quan điểm về các thuật ngữ trong lĩnh vực báo chí cũng nhƣ toà án. Với nội dung thông tin có tính học thuật cụ thể, tin cậy nhằm lý giải và đƣa ra hiểu biết cơ bản nhất về vấn đề đƣợc đề cập trong đề tài.

Trên cơ sở lý luận cơ bản về thực trạng thông tin vụ án đang đƣợc thể hiện, chƣơng 2 của luận văn đã tập trung đi sâu vào cách thể hiện thực trạng này trên các ấn phẩm cụ thể của báo Pháp luật Việt Nam – cơ quan ngôn luận chính thống, trực tiếp của Bộ Tƣ pháp. Tại chƣơng này, ngoài việc chỉ ra quy mô của toà soạn báo báo Pháp luật Việt Nam, tác giả còn cung cấp hàng loạt nhƣng vấn đề cụ thể xoay quanh đề tài này.

Chƣơng 3, về cơ bản, đó là các giải pháp, khuyến nghị khá cụ thể và bám sát thực tế nhằm nâng cao chất lƣợng cơ sở từ nội dung đến hình thức, chính sách đối với các đơn vị thực sự muốn duy trì chuyên trang, chuyên mục có nội dung về thông tin pháp luật nói chung và thông tin vụ án nói riêng. Quan trọng hơn là đƣa ra hai bộ tiêu chí về đƣa tin thông tin vụ án, cụ thể là Bộ tiêu chí về Tố chất, kỹ năng cần có của phóng viên khi đƣa tin về vụ án và Bộ tiêu chí về Quy trình tác nghiệp đƣa tin về vụ án.

Mục đích của luận văn này là xác định một số quan điểm lý luận hai chiều về vị trí, vai trò của Thông tin vụ án trên báo chí cũng nhƣ vai trò của báo chí với tuyên truyền pháp luật, định hƣớng xã hội.

Luận văn còn hƣớng đến phân tích một số yếu tố tác động trực tiếp từ các thể loại báo chí nhằm xác định những ƣu, nhƣợc điểm, nguyên nhân hạn chế của hình thức tuyên truyền pháp luật này. Qua đó đƣa ra những phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng cho thể loại sao cho phù hợp nhất với các yêu cầu, đòi hỏi độc giả, của Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

Kết quả của luận văn là đƣa ra một số đánh giá, giải pháp, khuyến nghị tiêu chí hƣớng đến mục đích cải cách nhận thức nhân lực sáng tác cho đến nhìn nhận, đánh giá về từng thể loại chuyên biệt nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động định hƣớng nhân văn trong xã hội và củng cố vai trò của báo chí.

Trong quá trình thực hiện luận văn, ngƣời viết đã may mắn có những thuận lợi nhất định khi bản thân là phóng viên thuộc báo Pháp luật Việt Nam và càng thuận lợi hơn khi trực tiếp theo dõi mảng thông tin pháp đình, đƣa tin về vụ án. Vì vậy, trong quá trình thực hiện khảo sát, ít nhiều cũng có những sự hỗ trợ nhiệt tình từ đồng nghiệp trong việc tiếp cận tài liệu. Và cũng không thể không kể đến thuận lợi khi có đƣợc môi trƣờng đào tạo tốt, giúp ích trực tiếp cho phƣơng pháp nghiên cứu đúng,...

Bên cạnh đó, quá trình thực hiện luận văn trong điều kiện và hoàn cảnh hiện tại của cá nhân tác giả xét thấy vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn. Việc lựa

chọn đề tài có nội dung chuyên biệt với kiến thức liên ngành giữa báo chí và luật, tƣ pháp nên tài liệu tham khảo, cũng nhƣ các công trình nghiên cứu trƣớc đó không nhiều và gần nhƣ không có. Thêm nữa, với năng lực còn hạn chế; “tuổi nghề” còn thấp; mối quan hệ liên ngành chƣa nhiều, chƣa sâu khiến kiến thức nền mỏng.

Sau quá trình hoàn thiện đề tài này, tác giả đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo về Xu hƣớng vận động của tin tức pháp luật trên báo chí khi nền báo in suy thoái. Việc nghiên cứu tập trung vào hiệu quả của việc đƣa tin vụ án trên báo điện tử và các phƣơng tiện truyền thông khác. Đi sâu vào nghiên cứu cách thức, thông điệp truyền thông pháp luật trên báo chí sao cho thu đƣợc hiệu quả truyền thông cao nhất. Tóm lại, hƣớng nghiên cứu tiếp theo tập trung vào tổng thể diện mạo của cả nền báo chí chứ không chỉ dừng lại ở báo Pháp luật Việt Nam...

Trong phạm vi và nhiệm vụ của luận văn vẫn chƣa thể trình bày một cách cặn kẽ, chi tiết và đầy đủ mọi mặt của vấn đề. Do đó, tác giả luận văn hy vọng các vấn đề xung quanh đề tài sẽ còn đƣợc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để góp phần phát triển cho kho tàng lý luận báo chí Việt Nam về sau.

Một lần nữa, tác giả trân trọng cảm ơn Khoa báo chí và truyền thông, trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cảm ơn PGS,TS Hà Huy Phƣợng – Phó trƣởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và tuyên truyền đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn thực hiện luận văn. Đồng thời cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp tại báo Pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các nhà báo, luật sƣ đã trả lời phỏng vân sâu và công chúng tham gia trả lời bảng khảo sát,... đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bill Kovach và Tom Rosenstiel, (2013), Những yếu tố của báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

2. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng, (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Dững, (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Dững, (1998), Nhà báo bí quyết kỹ năng nghề nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội..

5. Đức Dũng, (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

6. Hà Minh Đức, (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 1-6, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Hà Minh Đức, (2001), Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo pháp luật Việt Nam (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)