Khuyến nghị về cơ chế chính sách và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo pháp luật Việt Nam (Trang 72 - 73)

3.3. Một số khuyến nghị

3.3.2 Khuyến nghị về cơ chế chính sách và nguồn nhân lực

Trƣớc những thách thức về thị hiếu công chúng, áp lực số lƣợng thông tin, tin, bài về mỗi ấn phẩm trong khi phƣơng hƣớng phát triển của mỗi ấn phẩm nói riêng và toà soạn báo Pháp luật Việt Nam nói chung tƣơng đối khác biệt với đối tƣợng công chúng khu biệt luôn yêu cầu đầu tƣ hơn hẳn trong việc thể hiện so với các loại hình khác nên đôi khi năng lực nhân sự chƣa đạt. Năng lực nhân sự chƣa đạt đôi khi còn do ảnh hƣởng từ áp lực đảm bảo tính ổn định của chuyên trang nên phóng viên buộc phải viết bài dù vụ án không mang tính điển hình khiến không có cảm xúc làm bài viết trở nên thiếu chính kiến và đôi khi do lý trí phóng viên chƣa vững để tỉnh táo phân tích, mổ xẻ vấn đề mà sa đà nhiều vào cảm xúc. Nhƣng cũng trƣớc sự quan trọng của thông tin vụ án trên báo chí nói chung và báo Pháp luật Việt Nam nói riêng, lãnh đạo quản lý trực tiếp nên có những nhìn nhận khách quan, bao quát tình hình thực trạng và xác định lại tôn chỉ mục đích cũng nhƣ hành động của chính cơ quan trong quyền hạn của mình. Từ đó có nhƣng cân nhắc trong các giải pháp thay đổi đồng bộ. Và theo ý kiến khảo sát từ công chúng trong câu hỏi yếu tố nào là quan trọng để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của các bài viết về thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam thì có đến 60% ý kiến trả lời cần thực hiện cả 5 yếu tố nhƣ Tìm kiếm, khai thác các vụ án gần gũi với cuộc sống đời thƣờng; Đổi mới hình thức thể hiện, truyền tải

thông tin; Nâng cao kiến thức pháp lý cho đội ngũ nhà báo/phóng viên/cộng tác viên tác nghiệp về thông tin vụ án; Quan tâm, đầu tƣ đúng mức của cơ quan báo chí và cơ quan tƣ pháp, toà án; Có cơ chế, chính sách khuyến khích nhà báo/phóng viên/cộng tác viên.

Và từ thực tế đội ngũ cộng tác viên hiện nay rất đông đảo và đa dạng, nếu phát huy đƣợc đội ngũ này sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lƣợng bài viết về thông tin vụ án trên các ấn phẩm báo Pháp luật Việt Nam. Vì vậy, việc cân nhắc về chế độ hậu mãi cho cộng tác viên là điều cần thiết.

Một khuyến nghị nữa mà ngƣời viết muốn nhắc đến là việc mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng chuyên nghiệp cho phóng viên mảng pháp luật nói chung và phóng viên chuyên Ký sự pháp đình nói riêng bằng nhiều hình thức nhƣ tham gia lớp học luật, toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ báo chí về việc thông tin vụ án trên truyền thông. Bởi lẽ, trong các trƣờng đào tạo ngành báo chí truyền thông thì không thực hiện đào tạo chuyên biệt nghiệp vụ về các mảng đề tài chuyên biệt, đặc thù và khi các toà soạn tuyển dụng lại không chỉ tuyển dụng phóng viên tốt nghiệp ngành báo chí mà còn tiếp nhận các chuyên ngành khác nhƣ xã hội học, ngữ văn, ngoại ngữ, kinh tế,... Đến khi phân công phụ trách từng mảng, đặc biệt là các mảng chuyên biệt nhƣ thông tin vụ án thì các phóng viên đều phải tự mày mò, nghiên cứu, học hỏi, tích luỹ kiến thức về pháp luật. Chính vì vậy, kiến thức về pháp luật của đội ngũ này còn hạn chế là một thực tế khó có thể chối cãi. Do đó để các bài viết về thông tin vụ án tốt hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của độc giả, đòi hỏi toà soạn báo Pháp luật Việt Nam cần quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo pháp luật Việt Nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)