Giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo pháp luật Việt Nam (Trang 67 - 69)

phẩm của báo Pháp luật Việt Nam

3.2.1. Giải pháp về nội dung thông tin

Mỗi câu chuyện pháp đình là một hay nhiều phận đời bị buộc đến chốn pháp đình để nghe phán quyết về cuộc đời, hạnh phúc, tƣơng lai, thậm chí là sinh mạng của mình. Đối với mảng đề tài thông tin vụ án, ngƣời viết không chỉ là thực hiện công việc mà còn là trách nhiệm với độc giả khi lựa chọn chi tiết tƣờng thuật lại phiên toà. Là bài học, là thù hận, là tha thứ, bao dung hay niềm tin vào công lý để từ đó khơi dậy lòng nhân ái, tình yêu thƣơng con ngƣời trong cuộc sống đều nằm ngòi bút, cách thể hiện, truyền đạt thông tin của bài viết.

Vì vậy, để có thể viết tốt mảng đề tài thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam, ngƣời viết phải có ý thức nghiên cứu, cập nhật thông tin quy định, luật, pháp lý,... liên quan đến quá trình tác nghiệp và nội dung tác nghiệp nhằm tránh đƣa tin hời hợt, sai lệch thông tin pháp lý hay thiếu phản biện hoặc có thể bỏ qua những sai phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng khi đƣa tin về vụ án.

Bài viết khô cứng, đƣa tin thông thƣờng mà không phát hiện góc khuất của sự kiện, thân phận nhân vật sau một bản án là “sản phẩm” của một phóng viên thiếu chuyên nghiệp, thiếu đam mê và xúc cảm. Để khắc phục nó, bản thân ngƣời viết phải chủ động rèn luyện kỹ năng quan sát, phỏng vấn; kỹ thuật nắm bắt tâm lý, đặc biệt là trau dồi vốn sống, sự cảm thông, chia sẻ của bản thân mới có thể khiến bài viết lay động, nhân văn hơn và giúp cho bạn đọc tiếp nhận tốt hơn, lan tỏa mạnh hơn, sức truyền cảm cao dẫn đến việc giáo dục pháp luật tốt hơn, mềm mại hơn. Quan trọng hơn là khi bản thân ngƣời viết “chắp bút” từ cảm xúc, sẻ chia sẽ luôn ý thức và tránh đƣợc việc vi phạm pháp luật, vi phạm quyền con ngƣời khi đƣa tin vụ án có liên quan đến các quyền nhân thân, hình ảnh…

Đồng thời có thái độ cầu thị, chịu khó phối hợp với cơ quan chức năng khi theo án và đầu tƣ thời gian tham dự nhiều phiên toà, đẩy mạnh thu thập, tiếp xúc thông tin bên lề cho tác phẩm.

Không chỉ là yêu cầu chung trong việc truyền tải thông tin tuyên truyền của báo chí mà với mảng đề tài thông tin vụ án, ngƣời viết càng phải chú ý, tối kỵ để sa đà cảm xúc khiến có câu từ miệt thị hay diễn tả tỉ mỉ tình tiết gây án rùng rợn. Và với mảng đề tài này, ngoài việc tập trung chuyên biệt đề tài, ngƣời viết càng phải biết vận dụng, đổi mới, biến hoá, linh hoạt trong thể hiện tác phẩm từ tình tiết cáo trạng cho đến góc nhìn sự việc.

Ngoài yếu tố về nhận thức và cách thể hiện của ngƣời viết, các bài viết thể hiện thông tin vụ án cũng cần đổi mới trong tƣ duy lựa chọn đề tài và chủ đề. Các bài viết về thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam hiện nay hầu nhƣ vẫn tập trung sâu vào các vụ án giết ngƣời, hiếp dâm, cƣớp của, lừa đảo,...; vụ án có tình tiết giật gân,... và hầu nhƣ “lãng quên” mảng án kinh tế, phiên xử gia đình,...

3.2.2. Giải pháp về hình thức thông tin

Nội dung truyền đạt là một yếu tố quan trọng nhƣng hình thức thể hiện thông tin lại là tiêu chí đầu tiên của độc giả khi quyết định tiếp nhận thông tin hay không. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ thu hút độc giả cho các bài viết về thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam cần sắp xếp theo vị trí cụ thể, cố định các tin, bài tƣờng thuật, tránh tình thay thế tuỳ biến khiến độc giả khó theo dõi.

Đối với báo in, các bài viết về thông tin vụ án nên đƣợc cân đối lại hình thức trình bày, giảm số lƣợng chữ trong một bài viết, tăng kích cỡ chữ, tăng số lƣợng hình để tránh gây khó khăn trong việc tiếp nhận của độc giả lớn tuổi. Với xu hƣớng đọc hiện nay, thay vì một bài, chuyên trang có thể tăng lƣợng bài lên 2 đến 3 bài viết hoặc nhiều kỳ với nội dung sâu hơn, tự do hơn mà không phụ thuộc vào số lƣợng chữ.

Ngoài ra, việc cân nhắc sử dụng hình minh hoạ, biếm hoạ thay cho ảnh bị cáo trƣớc vành móng ngựa hoặc áp dụng che một phần khuôn mặt cho bị cáo là điều nên làm để tránh vợ con hay thân nhân bị ám ảnh, tạo cơ hội hoà nhập cộng đồng về sau cho nhân vật trong bài viết.

Bên cạnh đó, đối với các ấn phẩm phiên bản điện tử, hầu nhƣ chƣa khai thác các thế mạnh đặc thù và chuyên biệt của mình về truyền thông đa phƣơng tiện để có cách thể hiện thông tin vụ án mới mẻ, sinh động, hấp dẫn hơn nhƣ đồ hoạ, thông tin đồ hoạ, video, audio,...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo pháp luật Việt Nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)