2.3. Đánh giá kết quả thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Để có đƣợc những đánh giá khách quan nhất về kết quả của thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam, ngƣời viết đã thực hiện khảo sát với một vài tiêu chí nhƣ: Đề tài gần gũi với cuộc sống; kết cấu mạch lạc, khúc chiết; văn phong, bút pháp sinh động, lối cuốn và ngắn gọn; cách thể
hiện phong phú, đa dạng; khai thác nhiều chi tiết đắt; có chính kiến của tác giả; chủ đề tƣ tƣởng rõ ràng; vụ án có tình tiết, nguyên nhân éo le, ngang trái;… và đã nhận đƣợc kết quả khảo sát công chúng ở khu vực Hà Nội. Với câu hỏi: “Theo quý vị, tiêu chí nào để đánh giá các bài viết về thông tin vụ án có chất lƣợng tốt? (có thể chọn nhiều phƣơng án)” thì tất cả các tiêu chí trên đều có tỉ lệ trả lời cụ thể giao động từ 15,4% đến 53,8%. Trong đó, tiêu chí đƣợc độc giả chọn với tỉ lệ cao nhất là Đề tài gần gũi với cuộc sống (53,8%), tiếp theo là Văn phong, bút pháp sinh động, lối cuốn và ngắn gọn (46,2%). Cụ thể:
Biểu 2.3. Tiêu chí bài viết về thông tin vụ án có chất lƣợng tốt qua khảo sát công chúng, n = 300, đơn vị %
Có thể thấy, với nguồn thông tin đặc thù mang tính pháp lý nhƣ thông tin vụ án, việc tác nghiệp tại hiện trƣờng lại càng có những yêu cầu cụ thể và khắt khe không kém. Cần phải có những lựa chọn sáng suốt trong việc chọn lựa thông tin cung cấp, cần tìm hiểu và nắm bắt hết sức thận trọng, nhất là trong thời đại thông tin báo chí ngày càng giữ vai trò không thể thiếu trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nƣớc. Thông qua báo chí, thông tin vụ án đƣợc truyền tải không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nƣớc, tuyên
truyền, giải thích, vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối, chính sách, mà còn nâng cao dân trí, hƣớng đến cuộc sống văn minh và nhân văn hơn.
Và để đánh giá cụ thể hiệu quả truyền thông của thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam, ngƣời viết đã thực hiện loạt câu hỏi khảo sát về chất lƣợng nội dung và hình thức mà Báo đã đạt đƣợc, cụ thể:
* Nội dung:
Với số lƣợng ấn phẩm thực hiện truyền tải thông tin vụ án (6/10 ấn phẩm), có thể thấy khối lƣợng bài viết về thông tin vụ án trên báo Pháp luật Việt Nam là không nhỏ. Và đó là một trong những cố gắng nhằm thông tin, tuyên truyền, giáo dục và răn đe pháp luật đến đông đảo công chúng độc giả. Đồng thời, với việc phản ánh công khai, trung thực, khách quan hiện trạng xã hội, các tác phẩm đã lên án, chỉ rõ hành vi sai trái đồng thời cho biết hậu quả, hình phạt phải gánh chịu tƣơng đƣơng.
Bên cạnh đó, với những đặc thù thể loại truyền tải thông tin vụ án mà ngƣời viết lựa chọn đã phần nào chia sẻ nỗi mất mát, ảnh hƣởng của bị hại; cảm thông với những sai phạm do nhầm nhỡ, do vô tình, do cùng đƣờng, do hoàn cảnh hay do nhận thức,… của bị cáo… Đó là những phƣơng án đƣợc độc giả đồng tình và thể hiện qua khảo sát.
Biểu 2.4. Mục đích quan trọng nhất của các bài viết về thông tin vụ án trên báo Pháp luật Việt Nam, n = 300, đơn vị %
Không những có tác động mạnh đến nhận thức của độc giả, các bài viết còn đƣa ra những góc nhìn mới về luật pháp: nhẹ nhàng, linh hoạt, gần gũi với cuộc sống hơn qua câu từ cảm xúc mà không khô cứng theo cấu trúc, motuyp nhƣ trình bày nội dung theo bản án, hình ảnh thông tin là bị cáo,… Các bài viết đƣợc thể hiện hoàn toàn linh động, sáng tạo, chủ động chọn lựa tình tiết trong cáo trạng để truyền đạt, mô tả hay thể hiện cảm xúc. Hình ảnh thông tin có thể là thân nhân, là biên bản thông kê,… miễn là truyền tải thông điệp cảm xúc hiệu quả;…
Thông tin vụ án trên báo Pháp luật Việt Nam nhìn chung đã đạt đƣợc những mục đích trên với chất lƣợng tốt và khá đồng đều. Điều đó đã đƣợc công chúng ghi nhận thông qua phiếu khảo sát công chúng khi đƣợc hỏi về đánh giá chất lƣợng của thông tin vụ án đƣợc truyền tải trên báo Pháp luật Việt Nam thì có đến 61,5% cho rằng cách thể hiện phong phú nhƣng kém hấp dẫn và có đến 30,8% đánh giá các bài viết rất tốt, rất hiệu quả. Tuy không có ý kiến nào cho rằng các bài viết rất đơn điệu, nhàm chán nhƣng cũng có ý kiến khác cho rằng các bài viết mới chỉ ở mức độ vừa phải, đáp ứng đủ thông tin và còn trùng lặp (7,7%)
Biểu 2.5. Ý kiến độc giả về chất lƣợng thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam,
Hơn nữa, với việc luôn thể hiện tƣ tƣởng rõ ràng qua từng bài viết, hay luôn có những thông điệp cụ thể cũng đƣợc xem là thành công khi truyền tải thông tin vụ án của ngƣời viết đến công chúng. Dù là “đại án” cho đến những vụ án không mang tính chất nghiêm trọng, các vụ án đều đƣợc thể hiện linh hoạt dƣới nhiều thể loại, nhiều góc nhìn. Chính vì vậy mà hệ thống bài viết về đề tài thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam luôn nhận đƣợc sự chờ đợi, đón nhận của độc giả. Cụ thể, trong khảo sát: Theo quý vị, thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam hấp dẫn là do: Văn phong, bút pháp thể hiện phong phú, sinh động; Có chính kiến của tác giả rõ ràng; Thể hiện rõ tư tưởng, thông điệp hay Chọn vụ án thể hiện mang
tính chất điển hình. Đã nhận đƣợc kết quả:
Biểu 2.6. Ý kiến của độc giả về nội dung thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam, n = 300, đơn vị %
Một phần để hoàn thiện trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền pháp luật, phần là do có nhiều ấn phẩm mà các bài viết với đề tài thông tin vụ án luôn tìm cách thể hiện nội dụng hấp dẫn, lôi cuốn nhằm tạo đƣợc ấn tƣợng và phổ quát đến từng nhóm độc giả trung thành của từng ấn phẩm. Đó cũng là một trong số những thành công đƣợc độc giả ghi nhận qua khảo sát “Quý vị đã đọc bài viết nào về thông tin vụ án trên ấn phẩm báo Pháp luật Việt Nam mà thấy ấn tƣợng, hấp dẫn chƣa?” thì có đến 61,5% trả lời là “Thƣờng xuyên”,
Biểu 2.7. Mức độ tiếp nhận của độc giả về các bài viết thông tin vụ án trên các ấn phẩm báo Pháp luật Việt Nam,
n = 300, đơn vị %
Với phần lớn công chúng đánh giá “thƣờng xuyên” và “một đôi lần” đọc những bài viết về thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam đã gây ấn tƣợng với họ thì đó là một thành công. Thành công này có thể đƣợc ghi nhận trong việc góp phần cung cấp cho độc giả những kiến thức pháp luật bổ ích. Đây là ƣu điểm mang tính đặc thù của đề tài thông tin vụ án mà các đề tài khác không có đƣợc. Đáng mừng là qua khảo sát, có đến 46,2% cho biết thƣờng xuyên vận dụng kiến thức pháp luật tích luỹ đƣợc trong quá trình đọc các bài viết về thông tin vụ án vào thực tiễn cuộc sống:
Biểu 2.8. Hiệu quả vận dụng kiến thức pháp luật tích luỹ đƣợc trong quá trình đọc các bài viết về thông tin vụ án trên các ấn phẩm
báo Pháp luật Việt Nam vào thực tiễn cuộc sống của độc giả, n = 300, đơn vị %
* Hình thức
Trong các hình thức thông tin vụ án trên báo chí nói chung và trên các ấn phẩm báo Pháp luật Việt Nam nói riêng, ngƣời nghiên cứu đã sử dụng khảo sát để đo mức độ quan tâm của độc giả với các thể loại, cụ thể:
Bảng biểu 2.9. Mức độ quan tâm và ấn tƣợng của độc giả với các thể loại bài viết về thông tin vụ án trên,
n = 300, đơn vị %
Qua biểu đồ có thể thấy, so với dạng Tin, bài Tƣờng thuật, bài Điều tra, dạng Ký sự pháp đình để lại nhiều hiệu ứng với độc giả hơn cả.
Với đặc thù thể loại, Tin vắn đƣợc biết đến là tin bài vắn tắt, có dung lƣợng ngắn, viết trong vài dòng và vài câu, với thông điệp, thông tin, tình tiết cô đọng nhất, thƣờng xuất hiện trong mục “Thông tin xét xử”. Tin ngắn là tin bài phản ánh vắn tắt cáo trạng và bản án, thƣờng xuất hiện trong chuyên mục “Đời sống – pháp luật”, “Toà án”,…
Phản ánh là thể loại xuất hiện khá nhiều và phổ biến với nội dung tập trung đƣa tối đa thông tin vụ án theo cáo trạng, thuật lại chi tiết theo trình tự thời gian hoặc có quan hệ lô-gíc với nhau để chuyển tải sự việc một rõ ràng nhất. Thể loại này chỉ đi sau Tƣờng thuật với những vụ trọng án, các phiên xử
mang tính thời sự, nhiều ngƣời quan tâm. Cung cấp chi tiết cụ thể, tƣờng tận theo trình tự thời gian và lời thoại tại phiên xử và không gian phiên xử.
Một thể loại khác cũng đƣợc đánh giá cao nhƣng lại không đƣợc phổ biến là thể loại Ký sự pháp đình – thể loại cung cấp thông tin về diễn biến vụ án một cách chọn lọc qua vài chi tiết, tình tiết để mô tả cụ thể và tập trung nhiều vào diễn biến tâm lý. Thể loại này sử dụng nhiều thời gian, công sức và tâm huyết hơn cả. Đôi khi, để làm đƣợc một tác phẩm, ngƣời viết có thể phải tiếp cận hoàn cảnh có thực tại địa phƣơng nhân vật liên quan chứ không bị bó hẹp ở cuộc tiếp xúc chóng vánh tại toà án. Ngoài việc thể hiện bản án nhƣ các hình thức khác, Ký sự pháp đình còn thể hiện những ghi chép, cảm xúc rất thật của ngƣời viết,... từ đó khơi gợi tình yêu, sự cảm thông, chia sẻ trong cộng đồng, phần nào tăng hiệu quả cho công tác tuyên truyền, định hƣớng pháp luật trong công chúng.
Nói cách khác, Ký sự pháp đình là một thể tài thuộc thể Ký báo chí mô tả, khắc hoạ quá trình xét xử của một vụ án với văn phong, bút pháp linh hoạt, sinh động, giàu hình ảnh hay còn đƣợc thể hiện theo phƣơng thức “ý tại ngôn ngoại”. Ngoài diễn biến, kết quả xét xử của toà án, Ký sự pháp đình đào sâu vào những góc khuất với những chi tiết, hình ảnh liên quan đến biểu hiện tâm trạng, hành vi, tính cách và số phận của các đối tƣợng (bị cáo, bị hại, thân nhân, công chúng tham dự phiên toà, luật sƣ, kiểm sát viên, hội đồng xét xử,…). Thông qua đó, tác giả nêu lên những vấn đề bức xúc liên quan đến pháp luật, đạo đức, nhân văn, xã hội nhằm đánh động, thức tỉnh nhận thức và lƣơng tri của con ngƣời.