Những vấn đề đặt ra đối với việc thông tin vụ án trên báo chí hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo pháp luật Việt Nam (Trang 62 - 67)

hiện nay

3.1.1. Những vấn đề chung

Báo chí đƣợc xem nhƣ kênh truyền thông tối ƣu trong công tác tuyên truyền pháp luật, vì vậy các cơ quan tƣ pháp luôn tạo cho báo chí cơ hội tác nghiệp thuận lợi nhất để tiếp cận thông tin từ các vụ án. Có lẽ vì lý do đó mà vấn đề về đề tài thông tin vụ án trên báo chí luôn nhận đƣợc sự quan tâm sát sao của cộng đồng.

Trƣớc sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành công nghiệp báo chí cũng có những bƣớc tiến quan trọng trong công cuộc tuyên truyền luật pháp của mình. Và báo mạng điện tử là một trong những ghi nhận hữu dụng nhất khi có thể thông tin đến cộng đồng nhanh chóng, cụ thể và sinh động vƣợt trội. Thế nhƣng tình trạng báo mạng và trang mạng xã hội sa đà vào vụ thảm sát, công khai những bức ảnh chụp hiện trƣờng đầy máu me, hoặc đƣa ra các thông tin thiếu sự kiểm chứng hay còn trực tiếp xâm hại đến quyền nhân thân của nạn nhân nhằm thu hút sự chú ý của độc giả lại là việc làm vi phạm đạo đức nghề báo. Thậm chí nạn nhân của một vụ hiếp dâm còn đang ở tuổi vị thành niên còn tiếp tục bị một số tờ báo khai thác viết bài và vô tƣ chụp ảnh đăng tải công khai trên truyền thông. Sự xuất hiện với mật độ dày đặc tin, bài đầy tính bạo lực quanh các vụ cƣớp - giết - hiếp trên một số ấn phẩm báo chí đã tác động tiêu cực tới tâm lý, gây nên nỗi lo âu trong ngƣời đọc. Đây là hiện tƣợng rất bất bình thƣờng, thiếu lành mạnh, và nếu không kịp thời chấn chỉnh thì hậu quả thật khó lƣờng.

Tuy nhiên, đáng tiếc là trƣớc áp lực cạnh tranh tự tạo ra chứ không phải từ nhu cầu của ngƣời đọc và góp phần phê phán cái ác, làm trong sạch đời sống xã hội, một số tờ báo vẫn bỏ qua những yêu cầu khắt khe về đạo đức nghề báo. Một số phóng viên vì áp lực tòa soạn vẫn tìm mọi cách để moi thông tin càng độc, càng lạ, càng tốt. Bởi vậy, cùng với sự tự ý thức về đạo đức nghề nghiệp của mỗi nhà báo là vai trò rất quan trọng của ngƣời đứng đầu cơ quan báo chí, cũng nhƣ từ sự nghiêm khắc, quyết liệt từ các cơ quan chức năng cũng đã và đang trở thành vấn đề cần chú ý trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá thông tin.

Ngoài ra, nhận thức đƣợc vai trò quan trọng và hiệu quả của báo chí trong việc định hƣớng, tuyên truyền luật pháp và giáo dục hành vi, cũng nhƣ nhu cầu của độc giả dành cho lĩnh vực này, nhiều toà soạn đã tổ chức phát hành các chuyên trang, chuyên mục mang thông tin vụ án nhằm thu hút công chúng. Cũng vì lý do đó mà việc kiểm duyệt, sàng lọc hay lựa chọn tình tiết vụ án truyền tải trở thành một vấn đề nan giải trong cung cấp và tiếp nhận thông tin pháp luật hiện nay.

Về phía độc giả, những năm trở lại đây khi công nghệ thông tin bùng nổ, cơ hội tiếp xúc với văn hoá đại chúng ngày một thuận lợi hơn. Nhƣng chính vì thuận lợi mà vô tình độc giả lại thiếu sàng lọc thông tin tiếp nhận. Xuất phát từ tâm lý tò mò, hiếu kỳ cho đến một vài sự bất mãn đã đẩy tâm lý nhận thức theo chiều hƣớng lệch lạc. Từ đó, các tình tiết có hơi hƣớng đi trái thuần phong mỹ tục, đồi truỵ, man rợ, ... dần dần trở thành xu hƣớng quan tâm của khá đông cộng đồng.

Bên cạnh đó, lợi thế về bùng nổ thông tin cũng trở thành thách thức rất lớn khi độc giả đã quen với việc tiếp nhận thông tin từ báo mạng điện tử qua các thiết bị công nghệ. Dần dần sự tiện ích nêu trên đã tác động sâu mạnh vào văn hoá đọc của độc giả. Khiến độc giả “lƣời” hơn khi thể hiện sự thu hút với các tin bài ngắn, tình tiết giật gân qua thiết bị điện tử mà “thiếu mặn mà” với các bài viết có dung lƣợng lớn, nội dung mang chiều sâu nhất định, đặc biệt là

trên báo in. Vấn đề đặt ra là nếu độc giả không trang bị cho mình vốn tri thức lớn sẽ khó để giữ đƣợc lý trí có nhận thức hành vi đúng đắn.

Về phía báo chí, cũng từ lợi thế công nghệ thông tin phát triển vũ bão, việc sàng lọc, kiểm soát, quản trị thông tin lại trở thành thách thức cực lớn cho nhà quản lý và nghiên cứu truyền thông. Phần vì tƣ duy kinh tế mà nhiều kênh thông tin trở nên “nuông chiều” độc giả với loạt tin “cƣớp, giết, hiếp” theo đề tài “sock, sex, sến” đôi khi quay vòng quanh những thông tin “tình, tiền, tù, tội”. Và với phƣơng châm “hành nghề” truyền thông nhƣ vậy không ít ngƣời đã khai thác quá sâu vào đời từ, xâm phạm quyền riêng tƣ của nhân vật. Hay đôi khi chỉ nhằm câu kéo sự hiếu kỳ mà đƣa loạt thông tin chi tiết, tỉ mỉ từ diễn biến phạm tội cho đến hình ảnh, thông tin đời tƣ khiến bị cáo và bị hại gặp khó khăn trong việc hoà nhập cộng động cũng nhƣ ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống thân nhân của họ. Từ đó kéo theo công cuộc quản trị văn hoá càng trở nên khó khăn hơn.

Không chỉ vậy, việc báo chí cứ quy chụp tội danh trƣớc cho ngƣời thực hiện hành vi không những gây áp lực cho cơ quan tiến hành tố tụng mà còn làm ảnh hƣởng đến gia đình, thân nhân của ngƣời bị bắt. Trong Tờ trình về dự án Luật báo chí (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã trình bày dự thảo Luật báo chí sửa đổi đƣợc bổ sung rất nhiều những điểm mới, tiến bộ, và phù hợp với thực tiễn phát triển của thời đại. Một trong những điểm mới, đƣợc chú trọng là những nội dung bị cấm đã trở nên cụ thể hơn rất nhiều, thể hiện tính nhân văn, ví dụ nhƣ: Cấm thông tin về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi chƣa có căn cứ cho rằng những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chƣa có kết luận của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, làm ảnh hƣởng xấu đến đời tƣ của công dân, cấm đƣa tin ảnh hƣởng đến sự phát triển bình thƣờng của trẻ em...

Tại khoản 2, điều 36 Luật Báo chí hiện hành có quy định về việc cung cấp thông tin cho báo chí. Trong đó nói rõ: Đối với vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, chƣa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí; báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình nhƣng không đƣợc quy kết tội danh; phải nêu rõ là nguồn tin riêng của báo, nhà báo và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung thông tin.

Trên mặt trận Báo chí cách mạng Việt Nam hiện nay nói chung và các kênh nguồn hoạt động trong lĩnh vực định hƣớng pháp luật nói riêng, hơn bao giờ hết, công tác biên tập cần siết chặt hơn nữa trong công cuộc sản xuất, kiểm duyệt thông tin nhằm hạn chế tiêu cực văn hoá, tiêu cực nhận thức cũng nhƣ nâng cao tính nhân văn truyền thống vốn có trong cộng đồng. Khi thị trƣờng có “cầu” ít, ắt sẽ khiến “cung” giảm về cả số lƣợng và chất lƣợng. Kéo theo đó, trách nhiệm, vai trò định hƣớng truyền thông pháp luật cũng nhƣ đề cao tính nhân văn trong báo chí lại càng gặp trở ngại.

3.1.2 Những vấn đề cụ thể về thông tin vụ án trên báo Pháp luật Việt Nam Nam

Với quan điểm của Tổng biên tập báo Pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Đào Văn Hội cho rằng “báo Pháp luật Việt Nam phải là một kênh truyền thông pháp luật. Mỗi câu chuyện đều có màu sắc pháp luật trong đó”, vì vậy với mỗi bài viết đều có nội dung thông tin mang tính đặc thù khiến phát sinh vấn đề trong việc thay thế chuyên trang.

Việc thực hiện theo chuyên trang tạo ra lợi thế trong việc khẳng định tên tuổi và thƣơng hiệu nhƣng cũng là khó khăn cho đội ngũ phóng viên, nhà báo khi phong độ chƣa ổn định do chƣa chọn lựa vụ án nổi bật, có dấu ấn. Các chuyên trang chƣa chuyên biệt nội dung bởi chƣa rành mạch tính chất vụ án và định hƣớng thể loại phù hợp nhƣng lại vẫn phải đảm bảo tính định kỳ, phát hành liên tục khiến nội dung vụ án ít đƣợc chọn lọc hơn.

Trong khi đó, việc thể hiện thông tin vụ án song song trên cả ấn phẩm báo in cùng tin bài trên online đã gây hạn chế cho một vài thể loại đặc thù nhƣ Ký sự pháp đình. Bởi phụ thuộc vào hệ thống nên rất ít khi các dạng bài này đƣợc duyệt mà thay vào đó là loạt tin bài có nội dung tƣơng đƣơng.

Bên cạnh những vấn đề về chất lƣợng, tần xuất các bài viết về thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo Pháp luật Việt Nam đang bị đánh giá là khá dày đặc. Nguyên nhân bởi số lƣợng ấn phẩm, số lƣợng trang thông tin trên mỗi ấn phẩm đều khá lớn nên việc khai thác truyền tải thông tin pháp luật càng trở nên dày đặc với nhiều định hƣớng cụ thể. Chẳng hạn, với ấn phẩm Pháp luật Việt Nam bản khổ A3 với 20 trang nội dung. Phát hành từ thứ 2 đến thứ 7 và số chủ nhật có 2 chuyên trang thông tin vụ án là “Pháp đình” và “Đời sống – pháp luật” cùng các chuyên mục “Thông tin xét xử” rải rác trong 2 chuyên trang này trên ấn phẩm từ thứ 2 đến thứ 7; “Kỳ án” và “Ký sự pháp đình” trên ấn phẩm Chủ nhật. Ấn phẩm Pháp luật và thời đại, bản khổ A3 với 32 trang nội dung. Phát hành chủ nhật hàng tuần. Ấn phẩm có 5 chuyên trang thông tin vụ án là “Kỳ án”, “Hình sự”, “Toà án”, “Trọng án”, “Ký sự”. Ấn phẩm Câu chuyện pháp luật: Bản khổ A3 với 24 trang nội dung. Phát hành thứ 3 và thứ 6 hàng tuần. Ấn phẩm có 8 chuyên trang thông tin vụ án là “Chuyện hy hữu”, “Tội phạm và cảnh báo”, “Chấn động dƣ luận”, “Ký sự pháp đình”, “Tuổi trẻ và pháp luật”, “Bút lục không số”, “Lƣới trời lồng lộng”, “Phòng, chống tội phạm”,...

Cũng để duy trì đều đặn 8/10 ấn phẩm có thể hiện thông tin vụ án trên báo Pháp luật Việt Nam, đội ngũ nhân lực tham gia thông tin chủ yếu là ngƣời trẻ, cây viết mới. Điều đó tuy đem lại lợi thế về sức viết trẻ trung, mới mẻ mà đảm bảo tính thời sự; đồng thời mang đến nhiều cảm xúc, suy nghĩ cũng nhƣ sự sáng tạo trong sử dụng ngôn từ nhƣng cũng chính vì “cây viết” mới nên đôi khi không kiểm soát lý trí, để cảm xúc sa đà, thiếu sáng suốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thông tin vụ án trên các ấn phẩm của báo pháp luật Việt Nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)