2.2. Thực trạng về nguồn nhân lực KH&CN của ĐHQGHN
2.2.3. Thực trạng thu hút nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao
Chính sách thu hút, trọng dụng nhà khoa học trình độ cao
ĐHQGHN đã ban hành hướng dẫn thí điểm chính sách thu hút, trọng dụng nhà khoa học trình độ cao và đang được triển khai thực hiện tại các đơn v thành viên và đơn v trực thuộc ĐHQGHN với 3 mục tiêu:
i) Hướng dẫn thực hiện rà soát phân nhóm C KH của các đơn v theo tiếp cận chuẩn hoá và hội nhập quốc tế;
ii) Đ nh lượng hoá các tiêu chuẩn làm cơ sở để ĐHQGHN các cơ sở giáo dục ĐH (trường ĐH, viện NCKH thành viên) và các đơn v trực thuộc phân tích đánh giá đ nh v hiện trạng xác đ nh đúng kế hoạch phát triển đội ngũ và các ưu tiên đầu tư thu hút các nguồn nhân lực chất lượng cao, áp dụng các biện pháp quản lý, chính sách và cơ chế có tính đặc thù khác nhau cho từng nhóm đối tượng cụ thể;
iii) Thúc đẩy các đơn v từng bước phát triển nguồn nhân lực đạt chuẩn đại học nghiên cứu của khu vực và quốc tế, nâng cao thứ hạng của ĐHQGHN trên các bảng xếp hạng ĐH. Kể từ tháng 8/2015 đến nay khi Cổng thông tin thu hút tuyển dụng chính thức được ra mắt tại đ a chỉ: http://tuyendung.vnu.edu.vn đã góp phần tinh giản các thủ tục hành chính, hỗ trợ tối đa các nhà khoa học, quản lý có nhu cầu về làm việc/hợp tác với ĐHQGHN.
Năm 2016 ĐHQGHN đã tuyển dụng được 77 viên chức trong đó xét tuyển đặc cách cho 04 PGS, 33 TS ở v trí chức danh giảng viên và nghiên cứu viên.
Bảng 2.4: Số lượng cán bộ tuyển dụng theo nhóm đối tượng v trí việc làm
TT Tên cơ quan, đơn vị
Tổng số
Chia theo nhóm đối tƣợng, vị trí việc làm NL giảng dạy cơ hữu NL nghiên cứu cơ hữu Chuyên viên, BTV, KTV... NL thuộc nhóm khác 1. Trường ĐHKHTN 07 07 2. Trường ĐHKHXH&NV 03 03 3. Trường ĐH Công nghệ 07 07 4. Trường ĐH Kinh tế 02 02 5. Trường ĐH Giáo dục 01 01 6. Viện CNTT 10 02 02 06 7. Viện Quốc tế Pháp ngữ 02 02 8. Trung tâm NCĐT 01 01 9. Khoa Luật 04 04 10. Khoa Quốc tế 03 01 02 11. Khoa QT&KD 01 01 12. Khoa Y dược 05 05
13. Trung tâm GDTC&TT 04 03 01 14. Trung tâm GDQP-AN 01 01
15. Trung tâm TT-TV 11 11 16. Trung tâm KĐCLGD 01 01 17. an Quản lý các Dự án 11 11 18. an Quản lý Dự án Trường ĐHVN 01 01 19. Cơ quan ĐHQGHN 02 02 Tổng số 77 37 02 38 Nguồn: ĐHQGHN, tháng 12/2016
Chương trình thu hút học giả quốc tế và thí điểm mô hình đồng Giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm là người nước ngoài
Đến nay ĐHQGHN đã ban hành Hướng dẫn triển khai hoạt động thu hút học giả ở ĐHQGHN giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu tập trung thu hút học giả quốc tế để cùng triển khai các nhiệm vụ lớn gắn với phát triển tổ chức của ĐHQGHN. Chương trình Thu hút học giả quốc tế của ĐHQGHN được giao cho Khoa Quốc tế chủ trì làm đơn v đầu mối triển khai; đã kết nối được với gần 20 học giả là các GS,
nhà khoa học có uy tín đang công tác tại các trường ĐH nước ngoài nhận lời về Khoa Quốc tế giảng dạy và hợp tác NCKH. Trong khuôn khổ Chương trình Khoa Quốc tế đã tổ chức Tuần lễ quốc tế với nhiều sự kiện phong phú và đa dạng. Riêng Hội thảo quốc tế về “Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam” đã có hơn 176 báo cáo và thu hút được 80 đại biểu là học giả chuyên gia… đến từ các trường ĐH, tổ chức quốc tế uy tín của 30 quốc gia tham gia.
Cũng trong năm 2016 ĐHQGHN đã mời và bổ nhiệm 03 nhà khoa học quốc tế trình độ cao làm đồng giám đốc các PTN trọng điểm (GS.TS. Paolo Carloni, CHL Đức - Đồng Giám đốc PTN trọng điểm Khoa học tính toán đa tỉ lệ cho các hệ phức hợp; GS.TS. Yasuaki Maeda, Osaka, Nhật Bản - Đồng Giám đốc PTN trọng điểm Phát triển năng lượng sinh học; GS.TS. Cheolgi Kim, Viện Khoa học và Công nghệ Daegu Gyeongbuk, Hàn Quốc - Đồng Giám đốc PTN trọng điểm Công nghệ micro và nano).
Ngoài ra thực hiện kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại phiên họp giao ban giữa hai ĐHQG ĐHQGHN đã phối hợp với ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng “Đề án Chính sách thu hút nhà khoa học trình độ cao là Việt kiều người Việt Nam ở nước ngoài và các du học sinh theo cơ chế đặc biệt trong tuyển dụng sử dụng và tài chính tại ĐHQGHN và ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh”.
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
Công tác đào tạo, bồi dưỡng năm 2016 tiếp tục được đổi mới với phương thức tổ chức các khóa tập huấn theo ngành dọc và tập trung vào 03 nhóm chính: 02 khóa cho cán bộ quản lý từ cấp khoa, bộ môn, phòng chức năng của các đơn v đào tạo và nghiên cứu, nhà khoa học; 03 khóa cho chuyên viên tham mưu giúp việc. Hỗ trợ Trường ĐHKHTN tổ chức thành công 02 lớp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giảng viên theo tiếp cận đại học nghiên cứu. Tháng 9/2016 ĐHQGHN đã phối hợp với Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng “Kỹ năng phát triển quan hệ đối tác”. Đây là khóa học đầu tiên ĐHQGHN phối hợp với một tổ chức giáo dục quốc tế có uy tín tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ.
Trong năm 2016 ĐHQGHN đã cử 1.389 lượt cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn trong nước; 190 lượt đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài (vượt 44% chỉ tiêu KH 2016).
Hình 2.5: Số lượt cán bộ được đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2014-2016
Nguồn: ĐHQGHN, tháng 12/2016
Công tác phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ Nhà khoa học (VSL) tiếp tục được quan tâm.
VSL đã tham gia hỗ trợ tốt nhiều nhiệm vụ trọng tâm và chiến lược của ĐHQGHN như: phối hợp với Khoa Quốc tế triển khai Chương trình Thu hút học giả quốc tế; phối hợp với các học giả hình thành và vận hành nhóm “Proof reading” gồm các nhà khoa học có kinh nghiệm công bố quốc tế trong và ngoài nước để hỗ trợ học sinh sinh viên, CBKH và quản lý trẻ để tăng số lượng và chất lượng các công bố quốc tế. VSL đã tìm kiếm tiếp cận và liên kết nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ các nhà khoa học xuất bản quốc tế. Năm 2016 VSL đã triển khai 03 đợt hỗ trợ cho 42 công bố quốc tế trong đó có 17 công bố được tổ chức SCImago xếp hạng Q1, 08 công bố được xếp hạng Q2, 16 công bố được xếp hạng Q3-Q4 (nguồn kinh phí lấy từ tài trợ của Quỹ Phát triển ĐHQGHN) và 01 chương sách được xuất bản tại NX nước ngoài.
Năm 2016 VSL đã nghiệm thu Đề án “Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học liên ngành” mã số QKHCN.15.01. Đề án đã hỗ trợ cho 41 nhà khoa học với tổng số 59 công bố quốc tế trong đó có 22 bài báo được công bố trên tạp chí khoa học thuộc danh mục cơ sở dữ liệu của ISI hoặc SCOPUS và được SCImago xếp hạng Q1 (chiếm 37.3%), 19 bài báo xếp hạng Q2 (chiếm 32.2%) và 18 bài báo xếp hạng Q3-Q4 (chiếm 30.5%).
Ngoài ra VSL đã chủ động đề xuất nhiều dự án hợp tác và là đầu mối triển khai các hoạt động hợp tác nghiên cứu chuyển giao KH&CN với các đối tác trong và ngoài nước: trao đổi hợp tác với Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP); phối hợp cùng Trường ĐHKHTN tổ chức Chương trình “Trường hè Khoa học lần thứ tư 2016 - 4th Vietnam Summer School of Science); phối hợp với Trường ĐHKHXH&NV và Quỹ Nafosted tổ chức tọa đàm "Công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: những giải pháp tổng thể"; phối hợp cùng Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học tổ chức thành công Hội thảo quốc tế “Khoa học bệnh Melioidosis tại Việt Nam lần thứ 1”.
Bên cạnh đó VSL cũng tham gia hiệu quả trong việc phát triển Chuyên san Vật liệu và Linh kiện Tiên tiến (Advanced Materials and Devices) thuộc Tạp chí Khoa học đạt chuẩn SCOPUS; giới thiệu các nhà khoa học tham gia hỗ trợ chủ nhiệm các đề tài thuộc Chương trình Tây ắc…