3.1.1. Chi giải pháp về quan điểm và nhận thứcượng c
Nhân lực KH&CN chất lượng cao là nguồn lực đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển đại học, là nhân tố có thể tạo ra yếu tố cạnh tranh và giá tr gia tăng về chất lượng, uy tín và tầm vóc tri thức và khả năng vốn hóa tri thức. Việc thu hút được nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao là yếu tố quyết đ nh để cơ sở giáo dục đại học trở thành trường đại học xuất sắc. Cũng như vai trò cạnh tranh của các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác, thu hút và làm d ch chuyển được các nhà khoa học giỏi về phía mình, không những làm cho tiềm lực của nhà trường mạnh lên không chỉ trong hệ qui chiếu nội tại, mà kể cả hệ qui chiếu tương quan với bên ngoài, với các đơn v khác.
Chiến lược thu hút nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao cần phải được triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, vận dụng cả tính chất cạnh tranh (competition) nhưng đảm bảo yếu tố hài hòa, hợp tác (corporation) trong hệ thống. Đây là mô hình 2C (Corporation and Competition) khôn ngoan mà các trường đại học trên thế giới đang áp dụng.
3.1.2. Chính sách 2P – Thu hút và thúc đN chất lượng
Không chỉ riêng về chính sách thu hút nhân lực KH&CN chất lượng cao mà trong tất cả các chính sách quản lý phát triển hiện nay, các nhà quản lý đang chuyển từ chính sách đẩy (push) sang chính sách hút (pull) và thực hiện hiệu quả động lực 2P này. Trong một thời gian dài, Việt Nam thường áp dụng chính sách đẩy: xây dựng kế hoạch phát động thi đua khích lệ tinh thần và trách nhiệm mà ít (hoặc ít có
điều kiện) triển khai chính sách hút: thu hút sự quan tâm, sức lực và trí tuệ của các nhà khoa học bằng sự đam mê và cả quyền lợi, bằng cả điều kiện và sự đãi ngộ và đặc biệt bằng cơ chế th trường. Chính sách hút bao gồm cả sự đãi ngộ cũng có tính cạnh tranh và kiểm tra đánh giá theo yêu cầu, mục tiêu đề ra chứ không chỉ là sự tôn vinh, xây dựng biểu tượng.
3.1.3. Mô hình 4P
Đây là mô hình quản lý và triển khai một cách toàn diện và đồng bộ từ mục tiêu (purpose) đ nh hướng ưu tiên (priority) sản phẩm (product) và quan hệ đối tác (people, partner).
Thu hút gắn mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược, quản trị tốt mục tiêu (P1 – Purpose)
Mục tiêu thu hút nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao phải gắn với việc triển khai mục tiêu chiến lược và các nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển nhà trường. Chính việc xác đ nh được các nhiệm vụ trọng tâm đúng tầm vóc, có tầm ảnh hưởng lớn cũng đã là một điểm thu hút hấp dẫn. Triển khai thực hiện mục tiêu đồng thời với quản tr mục tiêu, quản tr bộ chỉ số kế hoạch và hệ thống sản phẩm đầu ra.
Hiện nay, với việc hoàn thiện và cập nhật khá hoàn chỉnh bộ chỉ tiêu của mình, các bảng xếp hạng có thể hỗ trợ để đối sánh và quản tr các chỉ số của trường đại học từ tiềm lực học thuật, chất lượng đào tạo năng suất nghiên cứu, khả năng vốn hóa tri thức và phục vụ cộng đồng… Đó cũng là một thước đo mức độ hiệu quả của công tác thu hút nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao.
Thu hút gắn với gia tăng sản phẩm KH&CN (P2 – S&T products: Publications, patent, policy consultant)
Là một đại học hàng đầu của cả nước ĐHQGHN không nên chỉ dừng lại ở các ấn phẩm khoa học, kể cả các ấn phẩm khoa học công bố trên các tạp chí thuộc hệ thống ISI và Scopus. Trên nền tảng của hệ thống các bài báo ISI và Scopus, các
công bố trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao (high Impact Factor – IF) thuộc nhóm NSC (Nature, Science, Cell …) mới tương thích với sứ mệnh và tầm vóc của ĐHQGHN.
Trong xu thế phát triển đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, việc sáng tạo ra các phát huy sáng chế và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ là một yêu cầu cấp bách mới. Có quản lý tốt nội dung này thì mục tiêu chuyển giao tri thức và vốn hóa tri thức mới thực hiện được ngay trong khuôn viên đại học.
Thu hút gắn với các định hướng phát triển ưu tiên (P3 – Priorities)
Đ nh hướng ưu tiên được xác đ nh phù hợp với xu thế đổi mới sáng tạo của thế giới, với các sản phẩm quốc gia đã được xác đ nh và phù hợp với thế mạnh và khả năng bố trí nguồn lực của ĐHQGHN.
Năm 2015 Thomson Reuters đã công bố báo cáo dự đoán sự phát triển bùng nổ trong 10 lĩnh vực.
Năm 2012 Thủ tướng Chính phủ cũng đã xác đ nh mục tiêu phát triển 9 sản phẩm quốc gia của Việt Nam trong đó có 6 sản phẩm chính thức gồm: (1) Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao năng suất cao; (2) Sản phẩm thiết b siêu trường, siêu trọng; (3) Sản phẩm bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin; (4) Sản phẩm động cơ sử dụng cho phương tiện giao thông vận tải; (5) Sản phẩm vắc-xin phòng bệnh cho người và vật nuôi của Việt Nam; (6) Sản phẩm phục vụ an ninh quốc phòng. Ngoài ra còn có 3 sản phẩm dự b gồm: (1) Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn; (2) Sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu; (3) Sản phẩm vi mạch điện tử.
Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã xác đ nh 5 chương trình nghiên cứu trọng điểm:
(1) Nghiên cứu đ nh v và phát triển khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam (2) Nghiên cứu khoa học tính toán tin – sinh – dược
(4) Kinh tế học vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam
(5) Nghiên cứu và chế tạo các linh kiện micro-nano và mạch tích hợp ứng dụng trong các hệ thống đo lường điều khiển, viễn thông và y tế
Ngoài ra gần đây ĐHQGHN cũng đã tổ chức 9 Hội đồng chuyên môn để tư vấn cho Giám đốc triển khai các sản phẩm chiến lược.
Thu hút một cách đa dạng về đối tác (P4 – People, Partners)
Mô hình thu hút các nhà khoa học thành cán bộ cơ hữu là đích đến cuối cùng của chính sách thu hút nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao. Tuy nhiên như đã nói ở trên, nhân lực KH&CN không đơn giản là phép tính cộng đầu người, mà còn có thể đánh giá quy đổi thời gian và hiệu quả đóng góp cho trường đại học theo cách tính tương đương toàn thời gian (Full time Equivalent – FTE). Theo cách này, các cán bộ khoa học kiêm nhiệm, làm việc bán thời gian cũng có thể được phát huy. Ngoài ra, các hợp tác quốc tế, hợp tác với doanh nghiệp có các sản phẩm KH&CN (bài báo, sáng chế…) cũng là một hình thức thu hút, kết nối nhân lực từ xa, rất phù hợp với mô hình nguồn nhân lực trong thời kỳ CMCN 4.0.