2.2. Thực trạng về nguồn nhân lực KH&CN của ĐHQGHN
2.2.4. Đánh giá về công tác thu hút nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao
ĐHQGHN
Hiện tại ĐHQGHN có đội ngũ nhân lực KH&CN có qui mô lớn và trình độ cao hàng đầu của cả nước, tiếp cận với các tiêu chí của các trường đại học hàng đầu châu Á. ĐHQGHN đã có sáng kiến và triển khai một số giải pháp thu hút cán bộ khoa học trong và ngoài nước. Tuy nhiên trước yêu cầu phát triển của cuộc CMCN 4.0 ĐHQGHN cần quan tâm một số hạn chế sau đây:
(i) Về số lượng: hàng năm mỗi trường đại học thành viên chỉ thu hút, tuyển dụng được không quá 10 nhân lực khoa học là chỉ số chưa cao chưa tương thích với sự phát triển về đào tạo và NCKH.
(ii) Về chất lượng: ĐHQGHN đã chú trọng thu hút, tuyển dụng giảng viên trẻ chủ yếu có trình độ tiến sĩ. Đây là nguồn cán bộ tiềm năng cho tầm nhìn 2030, nhưng để giải quyết các bài toán gia tăng uy tín và khả năng đóng góp cho cộng đồng ĐHQGHN cần có giải pháp thu hút các nhà chuyên gia khoa học, có khả năng làm tổng công trình sư thiết kế và lãnh đạo các nhiệm vụ nghiên cứu lớn.
(iii)Về cơ cấu chuyên môn: số lượng và tỉ lệ tương quan số cán bộ có chuyên môn về 10 ngành công nghệ lõi của CMCN 4.0 và có khả năng tham gia vào giải quyết 10 bài toán đổi mới sáng tạo của thế giới trong thập kỉ tới còn ít (xem chương 2).
(iv) Về đội ngũ cán bộ khoa học có năng lực đổi mới sáng tạo: đây là một điểm bất cập chung của hệ thống KH&CN và GD&ĐT của Việt Nam. Là một CSĐT hàng đầu của cả nước ĐHQGHN cần quan tâm và có nhiều hơn các chính sách thúc đẩy đăng kí sở hữu trí tuệ và hỗ trợ khởi nghiệp.
(v) Mặc dù đã quan tâm tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhưng nội dung bồi dưỡng nên tập trung vào các kỹ năng của cán bộ, công dân 4.0 mà luận văn này đã đề cập trong chương 2.
(vi) Một số giải pháp thu hút cán bộ KH&CN tuy có hiệu quả nhưng không thể duy trì một cách bền vững trong điều kiện tài chính của Việt Nam.
Các hạn chế này cần được phân tích một cách hệ thống và tìm ra một số giải pháp để khắc phục, vừa thích ứng với CMCN 4.0, vừa thích ứng với điều kiện tài chính và môi trường học thuật của Việt Nam.