5 .Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở hình thành phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh
1.2.2. Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là một sản phẩm tổng hòa của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Nếu nhân tố khách quan tạo ra những điều kiện tiền đề cần thiết, thì việc tiếp thu, tiếp biến và phát triển những giá trị của dân tộc và nhân loại để hình thành nên phong cách lại phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào nhân cách của Hồ Chí Minh. Vì vậy, những yếu tố trong nhân cách của Hồ Chí Minh đóng vai trò trực tiếp quyết định việc hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. Đó là màng lọc, là nơi chuyển hóa
các yếu tố khách quan bên ngoài thành những nét đặc sắc riêng trong phong cách ứng xử của Người.
1.2.2.1. Yêu nước, thương dân sâu sắc
Đây là nét nổi bật trong nhân cách Hồ Chí Minh, là yếu tố hình thành nên ở Người những tình cảm mãnh liệt, là hành trang lớn nhất, là động lực mạnh mẽ đưa Người bước chân vào con đường hoạt động chính trị - con đường cứu nước, cứu dân, giải phóng con người. Chính vì yêu nước, thương dân sâu sắc nên Người luôn lấy lợi ích của đất nước và của nhân dân để định hướng cho các chủ trương chính sách, làm mục đích trong giải quyết các vấn đề chính trị. Yêu nước, thương dân ở Hồ Chí Minh luôn gắn với đạo đức sáng người, đạo đức cộng sản chân chính. Lòng yêu nước chính là xuất phát điểm để Hồ Chí Minh dấn thân vào sự nghiệp đấu tranh cho độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
1.2.2.2. Sống có hoài bão, có lý tưởng, có bản lĩnh vững vàng
Lòng yêu nước thiết tha, thương dân sâu sắc gắn với ý chí và hoài bão cứu nước của Người đã được thể hiện từ rất sớm. Tận mắt chứng kiến cuộc sống nô lệ lầm than và đầy tủi nhục của nhân dân và đau xót trước cảnh thống khổ đó. Sự nhạy cảm của người trí thức càng làm Hồ Chí Minh thấm thía nỗi nhục mất nước, nỗi đau đó gấp đôi lần người dân bình thường. Người nói “Người làm cách mạng là người rất giàu tình cảm và vì giàu tình cảm mới đi làm cách mạng” [4, tr.29]. Lúc bấy giờ, Người đã nung nấu ý chí, hoài bão đuổi Pháp giải phóng đồng bào. Sau này Người kể lại với một nhà báo người Nga rằng: vào năm 12,13 tuổi tôi đã được biết đến khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái. Tôi muốn tìm hiểu thực sự khẩu hiệu đó là gì.
Hồ Chí Minh luôn là Người có lập trường chính trị kiên định, nhất quán xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình, không dao động trước bất cứ tác động bên ngoài nào, dù bị dụ dỗ, mua chuộc, đe dọa thậm chí
có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đó là một con người luôn có sự nhạy bén trước những diễn biến nhanh chóng, những thay đổi có tính bước ngoặt, bất ngờ của tình hình, kịp thời tính toán, có tầm nhìn xa về thời cuộc nên luôn chủ động trước hoàn cảnh. Đó là người “dám nghĩ đến những “nghịch lý táo bạo” trên cơ sở nhân cách và tài năng sẵn có, tạo cho Người có bản sắc riêng”. Đó là sự đúng đắn, độc lập sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh, với một thái độ kiên quyết, rõ ràng và những hành động cụ thể để thực hiện việc bảo vệ cái đúng, bảo vệ quan điểm, chính kiến của mình vì lợi ích chung của đất nước và nhân dân.
Hồ Chí Minh là con người của ý chí và nghị lực phi thường. Đây là một yếu tố rất quan trọng làm nên sự thành công trên con đường hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, cũng như đối với việc Người ra đi tìm đường cứu nước. Đó là một sự khác biệt rất rõ nét của Hồ Chí Minh so với những người đương thời. Mang trong mình khát vọng cứu nước, cứu dân Người đã quyết tâm đi sang phương Tây, mặc dù với hai bàn tay trắng và phía trước là biết bao khó khăn thách thức ở một phương trời xa, đất khách quê người. Trong suốt 30 năm ở ngoại quốc, mặc dù đã phải trải qua không biết bao thử thách, vào tù ra tội, thậm chí có thời điểm cái chết cận kề, song Người không nản chí, mà luôn hướng tới tương lai, hướng tới niềm tin chiến thắng, tin vào sức mạnh của toàn dân, tin vào sự nghiệp cách mạng. Do đó, không có gì có thể làm lay chuyển được ý chí, niềm tin ở Hồ Chí Minh, không có gì có thể lung lạc hay mua chuộc được một con người đại nhân, đại trí, đại dũng, một tinh thần “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Nếu không có nghị lực ấy, không có ý chí ấy thì không thể có những thắng lợi sau này của cách mạng Việt Nam, cũng không có những khác biệt làm nên tầm vóc Hồ Chí Minh.
1.2.2.3. Có vốn tri thức sâu rộng
Để trở thành người mở đường, dẫn dắt cả dân tộc, nhà hoạt động chính trị tầm cỡ quốc tế, Hồ Chí Minh còn có trí tuệ trác việt, vốn tri thức sâu rộng.
Khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã có một vốn học vấn khá chắc chắn. Tuy nhiên, nhận thức được vốn hiểu biết của mình, đặc biệt trước yêu cầu của sự nghiệp cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã không ngừng tự học. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã tranh thủ mọi lúc mọi nơi để học tập, để lĩnh hội tri thức của nhân loại. Tự học để không ngừng trau dồi tri thức là một nét rất nổi bật trong nhân cách Hồ Chí Minh, được thể hiện trong suốt cuộc đời của Người. Bởi vậy, Người am hiểu sâu sắc về văn hóa dân tộc và nhân loại. Người biết và sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ, Người biết lịch sử, văn hóa, tình hình của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vốn hiểu biết sâu rộng đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên phong cách ứng của nhà chính trị Hồ Chí Minh. Bởi chỉ có thể ứng xử thành công khi biết mình, biết người.
Trí tuệ uyên thâm đã giúp Người có những dự báo thiên tài. Ngay năm 1942 Hồ Chí Minh có thể dự báo chính xác “Năm 1945 Việt Nam độc lập” [43, tr.267]. Tại hội nghị Trung ương 8, sau khi chỉ ra nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ 2 là do chính sách hiếu chiến của phe Phát xít, đồng thời Người cũng khẳng định “Phe phát xít nhất định sẽ thất bại, phe đồng mình sẽ chiến thắng” [72, tr.61]. Nhìn lại lịch sử thế giới 5/1941, đây là thời điểm phe Phát xít đang ở thế chẻ tre, dễ dàng chiếm được Ba Lan, chiếm toàn bộ Bắc Âu, thắng Pháp ở Tây Âu, thậm chí còn giữ thế thượng phong trong thời gian đầu của cuộc chiến với Liên Xô. Vậy mà, Hồ Chí Minh đã đưa ra lời dự đoán như vậy quả thật là sự thấu thị thiên tài. Còn rất nhiều những tiên lượng của Người đã được thực tiễn minh chứng, nó xảy ra như một điều tất nhiên của lịch sử, đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói “Ngày nay, điều Bác nói
đã trở thành chân lý phổ biến, đơn giản như bao chân lý khác . Nhưng cách đây 50 năm tìm ra chân lý ấy là một sự sáng láng thiên tài” [8, tr.9]. Tại sao Hồ Chí Minh lại có những dự báo thiên tài như vậy? đơn giản là Người nắm vững được những quy luật tất yếu của lịch sử. Đó là trí tuệ của một vĩ nhân.
Trí tuệ sắc sảo đã giúp Người nhìn rõ trong thế giới rộng lớn, để biết đâu là những người bạn, người anh em thực sự và đâu là kẻ thù. Ai là đồng minh tạm thời, ai là đồng minh lâu dài…để từ đó có những ứng phó hợp lý. Với trí tuệ xuất chúng của mình Hồ Chí Minh đã có sự ứng biến linh hoạt trong việc giải quyết các tình huống ngoại giao cụ thể và sự nhạy bén trong cách ứng xử với đối phương cũng như bạn bè gần xa.
1.2.2.4. Kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú
Hồ Chí Minh là một trong những người cộng sản có sự trải nghiệm thực tiễn vô cùng phong phú. Hồ Chí Minh đã chứng kiến và là người trong cuộc của những biến động lớn của nhân loại suốt 2/3 thế kỷ XX. Người cũng có một hoạt động thực tiễn hết sức phong phú, bền bỉ suốt hơn nửa thế kỷ trong sự nghiệp chính trị của mình. Đó là thực tiễn lao động, thực tiễn đấu tranh cách mạng, khi là người yêu nước, người chiến sĩ cộng sản, bị tù đày, bị đánh giá sai, bị nghi ngờ và thực tiễn lãnh đạo, quản lý đất nước. Không một nhà chính trị nào trên thế giới có nhiều sự trải nghiệm như vậy. Hồ Chí Minh được coi là nhà hoạt động chính trị đi nhiều nhất, có vốn hiểu biết phong phú nhất về thực tiễn của các thuộc địa cũng như các nước đế quốc trong những năm đầu của thế kỷ XX. Để làm cách mạng, để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân Người đã làm rất nhiều nghề, sống và làm việc với nhân dân nhiều nước trên thế giới và với đồng bào của mình. Do đó, Hồ Chí Minh hiểu thấu nỗi khổ cực của nhân dân lao động khắp nơi trên thế giới và bản chất của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Hay nói cách khác, nhờ trải nghiệm thực tiễn mà Người có được một tầm nhìn bao quát thời đại cả bề rộng và chiều sâu. Điều đó lý giải vì sao Hồ Chí
Minh không bao giờ ảo tưởng về kẻ thù của dân tộc mình mà còn nhận thức kẻ thù một cách rộng hơn, sâu hơn. Càng nhìn rõ bản chất của kẻ thù càng làm cho Người có thêm ý chí và nghị lực để tìm ra con đường giải phóng đất nước, giải phóng nhân dân, đoàn kết quốc tế.
Qua thực tiễn Hồ Chí Minh đã được tôi luyện một cách toàn diện. Bên cạnh những tố chất thiên bẩm thì những điều mà các bậc tiền bối và những nhà cách mạng đương thời với Người ở cả phạm vi dân tộc và thế giới không có được chính là sự trải nghiệm thực tiễn. Hồ Chí Minh luôn gắn lý luận với thực tiễn, luôn biết phân tích thấu tình đạt lý.
Trong suốt khoảng thời gian ở sống và làm ở nước ngoài Người đã tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau: từ đồng bào ta đến đồng bào ở khắp các châu lục, từ người cộng sản kiên trung đến những tên cáo già thực dân, từ những chính khách lớn đến những nhà báo tinh nhanh, lão luyễn…Do đó, nhãn quan, sự nhạy cảm của Người càng trở nên tinh nhạy. Nhờ “đọc” được người đối diện nên Người có thể “tố sự ung dung” trong mọi hoàn cảnh.
Tiểu kết chƣơng 1
Hồ Chí Minh với cuộc đời hoạt động cách mạng hết sức phong phú và đa dạng, cao thượng và đẹp đẽ của đã tạo dựng nên một phong cách ứng xử rất riêng. Phong cách đó không phải được hình thành ngay một lúc mà là một quá trình lâu dài xuyên suốt cuộc đời của Người. Đó là một sản phẩm mang dấu ấn của văn hóa dân tộc và nhân loại, bản lĩnh cũng như sự trải nghiệm sâu sắc của Người.
Người tiếp biến những giá trị ứng xử truyền thống của dân tộc; làm giàu phong cách ứng xử của mình bằng giá trị tích cực về cách ứng xử trong các học thuyết của phương Đông tiêu biểu như Nho giáo, Đạo giáo, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, của Phật giáo và những giá trị tích cực trong ứng xử của văn hóa phương Tây. Nhà nghiên cứu Helen Tuốcmêrơ đã nhận xét: “hình ảnh của Hồ Chí Minh đã là hình ảnh hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp tự nhiên” [77, tr. 109]. Nhưng tuyệt nhiên “Hồ Chí Minh không phải là số cộng của Việt Nam và thời đại, mà là sự kết tinh dân tộc và thời đại, tạo thành một hợp chất mới đầy sáng tạo” [5, tr.239]. Tuy nhiên, phong cách ứng xử chính trị Hồ Chí Minh còn là sản phẩm của nhân cách Hồ Chí Minh. Chính nhân cách Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận và chuyển hóa các giá trị khách quan để hình thành phong cách của Người. Hay nói cách khác, những nhân tố khách quan được lắng đọng và thẩm thấu qua nhân cách của Người để tạo thành những giá trị, hình thành nên những đặc trưng làm cho phong cách ứng xử Hồ Chí Minh