Chƣơng 2 ĐẶC TRƢNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
2.5. Làm chủ bản thân
Lão Tử từng nói biết người là người có trí, biết mình là người sáng suốt. Con người có mối quan hệ rất phong phú, phức tạp trong cuộc sống. Mở đầu tác phẩm Đường cách mệnh Hồ Chí Minh đã chia mối quan hệ đó thành ba loại: đối với người, đối với việc, đối với mình, trong đó đối với mình là khó nhất. Cách ứng xử với bản thân mình là nói đến sinh hoạt cá nhân, gắn với chủ thể con người hành động, nó bộc lộ hằng ngày, hằng giờ, không tự nhiên mà có và cũng không phải là phổ biến ở mọi người, mà nó chỉ có thể có được ở người qua trải nghiệm rèn luyền thực tiễn với hiểu biết, kiến thức sâu rộng cũng như tinh thần cầu thị đích thực.
Tự đối với bản thân mình là một phong cách ứng xử rất đặc biệt của Hồ Chí Minh. Người luôn làm chủ được bản thân trong mọi hoàn cảnh, trong mọi điều kiện Người không ham muốn công danh phú quý, không dính líu gì vòng danh lợi.
Chủ nghĩa thực dân Pháp luôn tiến hành hai chính sách đối với người dân thuộc địa, một mặt đàn áp mọi sự phản kháng, mặt khác thì tìm kiếm đồng minh. Đầu năm 1920 Albert Sarraut - toàn quyền Đông dương được bầu làm bộ trưởng bộ thuộc địa. Để quản lý hiệu quả chính sách của mình Albert Sarraut sử dụng chiến thuật vừa đàn áp những người cộng sản, những người yêu nước ở thuộc địa và mặt khác tìm cách lôi kéo họ về phía mình. Albert Sarraut đã sử dụng chính sách được cho là tinh vi và khôn khéo này đối với Nguyễn Ái Quốc. Trong cuộc gặp gỡ với Nguyễn Ái Quốc, Albert Sarraut đã buông những lời đe dọa, phủ đầu: “hiện nay có những kẻ ngông cuồng hoạt động ở Pháp. Họ
liên lạc với bọn Bônsêvích ở Nga . Từ Nga họ liên lạc với Quảng Đông. Và từ Quảng Đông họ liên lạc với Việt Nam. Chính phủ Pháp biết rõ hết những dây liên lạc đó! Họ âm mưu phá rối trật tự trị an ở Đông Dương và chống đối lại nhà nước bảo hộ. Nước mẹ Đại Pháp rất khoan hồng, nhưng sẽ không tha thứ những kẻ gây rối loạn....Nước mẹ Đại Pháp đủ sức để bẻ gẫy họ, như thế này...” [36, tr. 33] nói đến đây hắn mặt hầm hầm, hai tay nắm lại và làm như đang bẻ gãy vật gì rất cứng rắn. Là một nhà chính trị cáo già, hắn đổi giọng và nói một cách ôn tồn “Tôi rất thích những thanh niên có chí khí như ông. Có chí khí là tốt, nhưng còn phải “thức thời” mới ngoan. Ồ này! Khi nào ông cần gì tôi luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ ông. Từ nay, chúng ta đã quen biết nhau, ông không nên khách sáo...” [36, tr.33-34]. Đáp lại sự mua chuộc, vuốt ve của Albert Sarraut Nguyễn Ái Quốc đã khẳng khái : “Tôi không cần “ơn huệ” tôi tự đi làm cũng đủ sống; tôi không cần gì hết, tôi chỉ đòi độc lập cho dân tộc Việt Nam”. Người ta biết rằng Albert Sarraut đã áp dụng chính sách đó với tất cả những người cách mạng khác, đôi khi chính quyền Pháp đã thành công khi lôi kéo họ, còn Nguyễn Ái Quốc chấp nhận sống trong căn phòng nhỏ trong ngõ chứ không cần một căn biệt thự do Pháp mua chuộc. Cuộc sống của Nguyễn Ái Quốc ở Pari cũng rất khó khăn, Người dùng bữa tối chỉ có một mẩu bánh mì, vài miếng xúc xích, cùng chút sữa. Người làm công việc vẽ tranh trên quạt hoặc trên trục đèn công việc này không kiếm được là bao nên cuộc sống khá kham khổ. Căn phòng tại quận 17 Pari không gian vô cùng chật hẹp không lò sưởi, bị dột mỗi khi trời mưa và rất lạnh vào mùa đông. Sống trong cảnh nghèo khó nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn giữ được khí chất của người cách mạng giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khổ không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục.
Khi miền bắc được giải phóng, Hồ Chí Minh cùng cơ quan Đảng và Chính phủ về Hà Nội. Cơ quan đã định sắp xếp cho Người ở ngôi nhà của Toàn quyền Đông Dương. Một ngôi nhà theo lối kiến trúc Pháp, rất đẹp và trang trọng
với tổng diện tích sử dụng gần 1300 m2, nhưng Người không ở mà đề nghị dùng ngôi nhà này làm nơi tiếp khách của Nhà nước, còn Người tự nguyện sống và làm việc trong một ngôi nhà cấp 4 và sau này là ngôi nhà sàn được xây mới. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết “Cụ Hồ không có cái gì riêng; cái gì của nước, của dân là của Người; quyền lợi tối cao của nước, lợi ích hàng ngày của dân là sự lo lắng hàng ngày của Người; gia đình của Người là đại gia đình Việt Nam” [12, tr.35]. Một đời quên mình tận tụy quên mình vì dân vì nước.
Hồ Chí Minh là một người thắng không kiêu, khó không nản, cuộc đời Người là chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ: hai lần ngồi tù, một lần lãnh án tử hình; có giai đoạn hoạt động rất sôi nổi, có giai đoạn bị hiểu lầm nhưng tất cả những điều đó không khuất phục được ý chí kiên cường của Người. Hồ Chí Minh đã thi vị hóa cuộc sống của mình, trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch Người đã biến những khổ ải của người tù thành những vần thơ bất hủ. Đói rách ghẻ lở nhưng Người vẫn tràn đầy sự lạc quan và nằm ngủ với “sao vàng năm cánh....”. Bị trói chân tay, Người vẫn vui vẻ trước cảnh “chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng” “chân treo tự giảo hình” mà vẫn nhìn ra “làng xóm ven sông” đông đúc và “thuyền câu rẽ sóng” cũng tức là chờ ngày mai, mong ngóng tương lai. Khi ở Việt Bắc cuộc sống thiếu thốn nhưng Người vẫn ung dung tự tại
“Sáng ra bở suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Đằng sau những vần thơ là nụ cười hóm hỉnh, yêu đời, đối với bản thân luôn có niềm tin, cách tự ứng xử của con người có tinh thần thép trước hoàn cảnh sống và làm việc gian khổ. Với tinh thần lạc quan Hồ Chí Minh sớm làm chủ tình huống, vượt lên hoàn cảnh.
Phong thái ung dung đó còn thể hiện trong những năm tháng cuối đời của Hồ Chí Minh. Đầu năm 1969, Hồ Chí Minh đã sửa chữa, thêm bớt và thay đổi ba chữ trên trang đầu của bản Di chúc “Bác thêm chữ “rất” thay chữ “như thường” trong câu “nhưng tinh thần, đầu óc vẫn sáng suốt như thường” để thành “nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt”. Trong câu “khi người ta đã ngoài 70 tuổi” Bác thay chữ “tuổi” bằng chữ “xuân”. Bác dùng chữ “sẽ” thay chữ “phải” trong câu “phòng khi tôi phải gặp cụ Các mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác” [73, tr.44-45]. Chiến thắng chính mình là chiến thắng lớn nhất. Hồ Chí Minh là bậc đại trí, chính là hiện thân của chủ nghĩa lạc quan cách mạng.
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, từ việc ăn, mặc, ở, đi lại, đến nơi làm việc của Bác đều bình dị, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và đời sống của nhân dân. Từ khi ở nước ngoài đến khi về nước, từ ở chiến khu đến khi về Hà Nội làm Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh vẫn sống như vậy. Nếp sống giản dị làm cho Hồ Chí Minh có điều kiện gần gũi với nhân dân và nhân dân cũng dễ đồng cảm với Người. Cuộc sống vật chất càng giản dị thì càng phù hợp với đời sống tâm hồn phong phú của Người. Nơi ở của Hồ Chí Minh tại Pắc Pó (Cao Bằng), ở lán Nà Lừa T(uyên Quang), ngôi nhà sàn ở Hà Nội đã nói lên đời sống giản dị, thiết thực và thanh cao của Người. Cũng như đôi dép cao su, chiếc quạt lá cọ, bộ quần áo kaki, những bữa cơm thanh đạm mang đậm vị quê hương. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “đối với người giản dị và lão thực ấy, một câu nói là một việc làm và có làm thì mới nói. Giản dị và lão thực trong sự ăn ở, tính tình trong lời nói” [6, tr.17]. Trong bản Di chúc, khi dặn dò việc riêng “sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi cho rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất…Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Trên mộ, nên xây một cái nhà
đơn giản, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi” [7, tr.51-52]. Khi đạt đến đỉnh cao của sự vinh quang mà Người vẫn giữ đức khiêm tốn, giản dị như thủa hàn vi. Giản dị là sự vươn tới cuối cùng để hoàn chỉnh của các vĩ nhân, Hồ Chí Minh là một người như vậy. Tổng thống Cộng hòa Chilê X.Agienđê đã khái quát “nếu như muốn tìm một sự tiêu biểu cho tất cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó là đức tính vô cùng giản dị và sự khiêm tốn phi thường” [78, tr.378]
Trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh đã cần cù lao động không bỏ phí một phút, một giây. Người sắp xếp công việc của mình rất khoa học để tiết kiệm thời gian phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hồ Chí Minh đã thực hiện một tinh thần tiết kiệm nghiêm khắc nhất. Hồ Chí Minh đã nói “người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp như vậy là không đạo đức” [48, tr.392]. Người có cuốn sổ tiết kiệm, cuốn sổ được dành dụm từ tiền lương hàng tháng còn lại sau khi trừ mọi chi tiêu sinh hoạt và tiền nhuận bút mà Bác viết bài cho báo Nhân Dân. Cuốn sổ tiết kiệm đó Người tặng cho bộ đội phòng không để các đồng chí bộ đội có thêm nước uống. Món quà của Hồ Chí Minh đã động viên tinh thần của cán bộ và chiến sĩ. Quan điểm tiết kiệm của Hồ Chí Minh là không xa xỉ, không hoang phí, bừa bãi, phải biết quý từng đồng tiền hạt gạo của nhân dân. Cái gì không có không có lợi cho dân, cho cách mạng thì một xu cũng không tiêu. Cái gì có lợi cho dân thì dù tốn bao nhiêu cũng phải tiêu. Cuộc đời Hồ Chí Minh từ người thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Công-poanh đến khi làm Chủ tịch nước, sống giữa Thủ đô Hà Nội, vẫn giữ cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã
Khoan dung với người, nghiêm khắc với chính mình là cảnh giới của bậc trí tuệ. Hồ Chí Minh là người có một niềm tin rất kiên định, trong bài thơ Nghe
tiếng giã gạo là bài học tự rèn luyện để làm người có ý nghĩa phổ quát như luân lý “sống trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công”. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một quá trình rèn luyện gian nan với tinh thần nghiêm khắc và kiên trì của người cộng sản. Người biến mọi khăn, nguy hiểm thành phương tiện rèn luyện. Những ngày rét buốt ở Pari, ăn một mẩu bánh mì và sưởi ấm bằng một viên gạch nước, Hồ Chí Minh vẫn ngày đêm học tập ngoại ngữ, nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin, tìm hiểu đời sống của những người cùng khổ, luôn rèn luyện mình trong chiến đấu cách mạng. Trên đỉnh cao của quyền lực nhưng Hồ Chí Minh luôn giữ được chính tâm của người cách mạng chân chính. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra sáu vấn đề cấp bách trong đó quan trọng nhất là nạn đói, Người đã đề xuất, khởi xướng và gương mẫu thực hiện phong trào “hũ gạo cứu đói”, mười ngày nhịn ăn một bữa, gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo. Đến bữa không ăn, Hồ Chí Minh lấy phần gạo của mình, tự tay đổ vào hòm gạo chống đói. Một hôm, đúng vào bữa nhịn ăn có khách mời Bác dự chiêu đãi. Khi về mọi người báo cáo đã đem góp phần gạo của Người rồi, nhưng Bác vẫn quyết định nhịn ăn một bữa vào ngày hôm sau. Là một người giữ vị trí cao trong Đảng và Nhà nước. Hồ Chí Minh là con người nhất quán từ suy nghĩ, lời nói, việc làm, từ việc lớn đến việc nhỏ. Mặc dù có địa vị cao trong Đảng và Nhà nước nhưng Hồ Chí Minh không bao giờ tự coi mình là “quan cách mạng”, rất nghiêm khắc với bản thân.
Giai đoạn Hồ Chí Minh “như sống ở bên lề, ở bên ngoài Đảng” [43, tr. 90]. Vượt qua được thử thách khổ ải, tù đày đã rất khó, nhưng vượt qua thử thách do bị hiểu lầm, nghị kỵ còn day dứt hơn nhiều. Để kiên trì chân lý, giữ vững quan điểm Hồ Chí Minh đã bình tĩnh, chủ động vượt qua những năm tháng khó khăn đó. Điều sợ nhất là không chiến thắng được phút yếu đuối của bản thân nên Hồ Chí Minh luôn tự khuyên mình: muốn lên sự nghiệp lớn tinh
thần phải càng cao. Sự nghiêm khắc với bản như vậy nên dù có lúc phải “hóa lệ thành thơ” thì Người vẫn luôn tâm niệm điều đó cũng chỉ vì nhân dân, vì Tổ quốc chứ không phải vì cảnh ngộ của cá nhân.
Khi được tin kỳ họp VI Quốc hội khóa II (5/1963) quyết định tặng Người Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta, Hồ Chí Minh nói “chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng vui mừng” [2]. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, Đảng, Chính phủ Liên Xô quyết định trao tặng Người Huân chương Lênin - Huân chương cao quý nhất của Liên Xô, Hồ Chí Minh cũng đề nghị: Ban chấp hành trung ương Ðảng Cộng sản Liên Xô tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ cao quý ấy. Ðến ngày nhân dân Việt Nam đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, Người sẽ đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lê-nin vĩ đại [2]. Cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước Hồ Chí Minh hoàn toàn xứng đáng được nhận hai tấm Huân chương đó, nhưng Người vẫn nghiêm khắc với bản thân. Người đã tìm thấy con đường cứu nước nhưng Miền nam thành đồng vẫn còn chìm trong khói lửa. Khi Miền Nam chưa giải phóng, đất nước chưa giải phóng thì Người vẫn cảm thấy có lỗi, bản thân có khuyết điểm, “đi đến nơi mà chưa về đến chốn”.
Quá trình tự khám phá, tự nhận thức lại mình, tự nhìn lại chính mình để vươn lên làm chủ bản thân là không đơn giản. Nhiều người thường thích nghe những lời mật ngọt nhưng nghe người ta phê bình thì nhiều lúc thấy khó chấp nhận, luôn tự thấy mình giỏi giang thì khó mà tự thấy cái dở, thói xấu của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ kêu gọi, nhắc nhở cán bộ đảng viên,
mà bản thân Người luôn luôn là tấm gương về tự phê bình, thể hiện một sự nhất quán giữa nói và làm. Hồ Chí Minh đã chân thành nhắc nhở mọi người không ngần ngại trong việc góp ý cho mình: “Tôi làm điều xấu các đồng chí trông thấy, phải phê bình cho tôi sửa chữa ngay. Nếu tôi có vết nhọ trên trán, các đồng chí trông thấy lại lấy cớ “nể Cụ” không nói là tôi mang nhọ mãi. Nhọ ở trên trán thì không quan trọng, nhưng có vết nhọ ở trong óc, ở tinh thần mà không nói cho người ta sửa, tức là hại người” [45, tr.224]. Trên tinh thần đó, Người viết bài “Tự phê bình” đăng trên báo Cứu quốc số ra ngày 28- 01-1946. Hồ Chí Minh đã nêu lên nhiều việc lớn chưa làm được như: Các