Chƣơng 2 ĐẶC TRƢNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
2.2. Khoan dung, đại lƣợng
Độ lượng là đức tính dễ cảm thông, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua những lỗi lầm của người khác. Đại lượng là lòng độ lượng rộng lớn
Khoan dung nguyên là một khái niệm đạo đức. Khoan dung được xuất phát từ lòng nhân ái, nó đòi hỏi sự đối xử nhân từ, đại lượng của chủ thể với đối phương, sẵn sàng bỏ qua những sai phạm, lỗi lầm mà vẫn tôn trọng nhân cách của họ.
Với lòng nhân ái, sự khoan dung mình, Hồ Chí Minh đã nhìn thấu được bản chất của con người trong các mối quan hệ đa dạng, đa chiều. Theo Người, mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều tồn tại đan xen xấu và tốt, thiện và ác…giống như “năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan dung hồng đại độ. Ta phải nhớ rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái cảm hóa họ” [44, tr.280-281]. Có thể nói, khoan dung biểu hiện trước hết ở niềm tin của Người vào phần tốt đẹp, phần thiện trong mỗi con người dù nhất thời họ có lầm lạc. Đó là cách nhìn lạc quan về con người, cách ứng xử đó sẽ làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi. Đây là bài học mà Hồ Chí Minh đã truyền lại cho học trò của mình - những người cán bộ, lãnh đạo. Chính vì nhân ái và khoan dung để “cầu đồng tồn dị”, Hồ Chí Minh đã chủ trương đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp toàn thể nhân dân trong một mặt trận để cùng chung lưng đuổi đế quốc giành độc, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh. Trong cách ứng xử của mình Người luôn trân trọng phần lương thiện, cái tốt dù là nhỏ nhất trong mỗi con người. Nếu không có lòng nhân ái thì không thể bao dung được như vậy. Phải chăng đây chính là điều ẩn
chứa sâu xa trong “bí quyết” thành công của Hồ Chí Minh về chiến lược đại đoàn kết dân tộc.
Nhân từ và đại lượng là các phạm trù khác về chất so với thói tự kiêu, tự mãn, tầm nhìn thiển cận, bụng dạ hẹp hòi. Bởi vì: Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ đĩa cạn thì một chút nước cũng đã tràn đầy vì độ lượng của nó hẹp và nhỏ. Người tự kiêu tự mãn cũng như cái chén đĩa cạn. Vì vậy, đối với Người “ Bất kỳ ai, có khả năng, đủ tiêu chuẩn, cần cho nhu cầu của cách mạng là phải dùng” [53, tr.275], “không được phép bỏ một lực lượng nào sẵn sàng phụng sự quốc gia” [69, tr.379]
Tấm lòng khoan dung, độ lượng của Hồ Chí Minh được thể hiện rất rõ qua thái độ ứng xử của Người với vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến ở Việt Nam. Ngày 9/9/1945 Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) ra tới Hà Nội theo lời mời của Người, 15h cùng ngày Người đã tiếp ông tại Bắc Bộ phủ. Ngày 10/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 213, cử Vĩnh Thụy làm cố vấn Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Có lẽ, suốt chặng đường từ Huế ra Hà Nội Nội Vĩnh Thụy mang theo tâm trạng lo lắng cho số phận của mình, liệu ông ta có trở thành vua Lui XVI của Việt Nam hay không? Nhưng khi gặp Hồ Chí Minh thì tâm trạng đó đã bị xóa tan thay vào đó là sự mang ơn. Trong thư ông viết cho mẹ là bà Từ Cung đang ở Huế với những dòng súc động “ Cụ Hồ tốt lắm! con ra đây được cụ thương lắm! cụ thương con như con! Ả cứ yên tâm, không phải lo chi cho con cả” [15, tr.18]. Cho đến lúc Vĩnh Thụy không vượt qua được sự lôi kéo của thực dân Pháp, quay trở về con đường cũ Hồ Chí Minh vẫn giữ thái độ khoan dung với ông ta. Tháng 12/1947 khi trả lời phỏng vấn của các nhà báo Việt Nam và nước ngoài Người vẫn điềm tĩnh nói: “Chính phủ và nhân dân ra rất mong cố vấn Vĩnh Thụy không có những hành động trái ngược với những lời cố vấn đã
thề trước Tổ quốc và trước đồng bào và trái với nguyện vọng của dân tộc. Dù sao vận mệnh của dân tộc sẽ không vì một người hoặc một nhóm người mà thay đổi”[83, tr.144-145]. Thái độ ứng xử mềm mỏng đầy văn hóa ấy của Hồ Chí Minh như một lời khuyên, lời cảnh tỉnh đối với Vĩnh Thụy. Đồng thời qua đó Người cũng khẳng định con đường tất thắng của dân tộc.
Sự khoan dung và đại lượng của Hồ Chí Minh là một nét đặc sặc trong phong cách ứng xử đồng thời là biểu hiện của giá trị đạo đức trong nhân cách của Người. Phong cách này là làm cho Hồ Chí Minh có sức hút đến kỳ lạ, sức hút đó đã giúp người quy tụ được những bậc yêu nước lão thành, những những trí thức lớm, nhiều vị quan trong triều đình nhà Nguyễn, nhiều vị chức sắc tôn giáo như Huỳnh Thúc Kháng, Khâm sai đại thần Phan Kế Toại, Thượng thư Bùi Bằng Đoàn, Luật sư Bộ trưởng Phan Anh, Đốc lý Hà Nội Trần Văn Lai, linh mục Phạm Bá Trực…hoặc nhiều trí thức Việt kiều ở Pháp như kỹ sư Trần Đại Nghĩa, bác sĩ Trần Hữu Tước…Điều đó đập tan mọi âm mưu chia rẽ của kẻ thù, làm cho vây cánh của chủ nghĩa thực dân bị chặt đi, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải vượt qua những thiên kiến hẹp hòi “Đối với quan lại cũ trừ những bọn đại gian đại ác Chính phủ Cộng hòa ta cũng tỏ một độ lượng không để tâm moi ra những tội cũ đem làm án mới là gì” [72, tr.159], chỉ sợ lòng mình không rộng chứ không sợ người ta không theo mình. Người đã đưa quan điểm đó thành chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước: “bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ” [72, tr.158]
Không chỉ với những người lầm lạc mà ngay cả với những người đối lập Hồ Chí Minh cũng thể hiện một tấm lòng vị tha hiếm có khi họ đã ăn năn, hối cải hoặc khi đã lầm vào cảnh thất thế, bần cùng. Đó là trường hợp của Ngô Đình Diệm. Vào đầu năm 1946 với quyết định cá nhân, Người đã ra lệnh trả tự do cho Ngô Đình Diệm, khi ấy bị quân dân miền Trung bắt, đưa ra Hà Nội;
cũng như không loại trừ khả năng sẵn sàng đối thoại với Diệm về một giải pháp cho hòa bình, thống nhất đất nước.
Khoan dung Hồ Chí Minh được xây dựng trên nguyên tắc công lý, chính nghĩa, tự do, bình đẳng, không chấp nhận thỏa hiệp vô nguyên tắc với tội ác và bất công xã hội, với tất cả những gì chà đạp lên “quyền sống, quyền tự do và quyền hạnh phúc” của mỗi con người và mỗi dân tộc. Khi chủ nghĩa thực dân đã dùng bạo lực của kẻ mạnh đi xâm lược, đàn áp kẻ yếu thì không có cách nào khác là phải dùng bạo lực cách mạng để giành và giữ lấy chủ quyền, độc lập dân tộc.
Trong cuộc xung đột Việt - Pháp vào năm 1946, giữa hai giải pháp hòa bình và bạo lực, Hồ Chí Minh luôn chọn giải pháp hòa bình. Người đã chấp nhận thỏa hiệp, nhân nhượng: ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 rồi Tạm ước 14-9- 1946. Không quản bất trắc, hiểm nguy, Người sang tận Thủ đô nước Pháp để tìm kiếm hòa bình. Rất tiếc, thiện chí đó đã không được đáp lại. Đến khi đối phương buộc chúng ta phải cầm súng đứng lên tự vệ, Người luôn luôn nhắc nhở nhân dân Việt Nam biết phân biệt bọn thực dân xâm lược Pháp với nhân dân Pháp; giữa bọn thực dân phản động Pháp với những người còn có lương tri trong hàng ngũ của họ, nhằm chĩa mũi nhọn vào bọn đầu sỏ hiếu chiến nhất. Người đã làm hết sức mình để tránh không gây ra mối hận thù đối với dân tộc Pháp - một dân tộc mà Người luôn yêu mến và kính trọng. Trung tá Ônây, thuyền trưởng thông báo hạm Đuymông Đuyếcvin, người đã chỉ huy con tàu chở Chủ tịch Hồ Chí Minh từ cảng Tulông Pháp về Việt Nam 9/1946. Trong suốt 45 ngày hành trình đó, được tiếp xúc với Hồ Chí Minh, Ônây đã hoàn toàn bị thuyết phục và hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Tháng 11/1946 Ônây đã từ chối không nhận chức tư lệnh hải quân Pháp ở Hải Phòng và xin trở về Pháp, kiên quyết không tham gia vào cuộc chiến phi nghĩa của Pháp tại Việt Nam. Sau này, trong hồi ký của mình
ông đã ca ngợi Hồ Chí Minh là một vị thủ lĩnh có phong cách rất độc đáo, rất thông minh, bình tĩnh, chưa hề thấy ở bất kỳ ai. Tướng P.Valuy với vai trò chính khách Pháp đã nhiều lần được gặp gỡ, tiếp xúc với Hồ Chí Minh trong năm 1946, đã cảm nhận được bên trong sự giản dị của một vị lãnh tụ là thái độ hết sức nhã nhặn, hết sức lịch sự, hết sức quyến rũ. Ông ta đã bị thuyết phục bởi phong cách ứng xử đầy văn hóa của Người.
Khi buộc phải chiến đấu, Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần nhân nghĩa. Người đã tìm mọi cách để hạn chế đến mức thấp nhất những thương vong trên chiến trường, cho quân ta và cho cả quân địch. Người nói một cách xúc động: “Trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người” [44, tr.510]. Để chiến thắng địch, ta phải từng bước tiêu diệt, làm hao mòn sinh lực địch, nhưng mục tiêu của ta là đánh bại, đánh sập ý chí xâm lược của địch, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, chứ không coi việc đánh tiêu diệt hoàn toàn quân địch trên chiến trường là biện pháp duy nhất để kết thúc chiến tranh. Bởi vậy, Hồ Chí Minh lên án mạnh mẽ quan điểm cho rằng một trận đánh tiêu hao nhiều sinh mạng người là một trận đánh “đẹp” Người nói: Đánh mà thắng là giỏi, nhưng không đánh mà thắng lại giỏi hơn. Theo tư tưởng binh pháp của cha ông, Người chủ trương đánh vào lòng là hơn hết; đánh vào thành trì là thứ hai Vì vậy, Người rất coi trọng binh vận, địch vận, cho rằng: khéo ngụy vận, đó cũng là một cách tiêu diệt sinh lực địch.
Ngay cả với tù binh, Người cũng căn dặn: phải nêu cao lý tưởng chính nghĩa, nhân đạo, hòa bình, đối xử khoan hồng với tù binh và kiều dân Pháp để cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người cướp nước; phải chăm sóc hết sức chu đáo, đối xử thật nhã nhặn để tỏ rõ sự ân cần của ta đối với người Pháp, để cho họ thấy rõ ta chiến đấu vì tiền đồ của quốc gia và dân tộc Việt Nam chứ không phải có ý ghét bỏ người
Pháp. Khẩu phần của họ phải hơn người Việt Nam. Tổ chức việc nấu ăn và chăm nom họ cho kỹ lưỡng. Theo chỉ thị của Người, Bộ Tài chính đã cấp cho mỗi tù binh Pháp 200 đồng/tháng trong khi đó mức ăn của bộ đội ta là 150 đồng/tháng. Ngay cả đối với kẻ thù khi đã buông súng đầu hàng, Hồ Chí Minh đối xử với họ cũng rất khoan dung, đại lượng. Lòng bao dung, bác ái toát lên một cách tự nhiên, giản dị từ những cử chỉ, hành đông của Người. Sau chiến dịch Biên giới 1950 Hồ Chí Minh đã đến thăm trại tù binh, tại đây thấy một đại úy quân y Pháp đang rét run vì lạnh. Người đã cởi chiếc áo khoác của mình trao cho anh ta. Hành động đó đã làm cho viên sĩ quan Pháp cảm động trào nước mắt, làm cho những người xung quanh vô cùng ngạc nhiên. Sau đó Người gọi đồng chí Trưởng ban quân báo đến nhắc nhở “sao chú cho lột giày tù binh rồi treo lên cổ họ? Đối với người phương Tây, không có giày dép họ đi lại rất khó khăn, khổ sở. Nếu sợ tù bình chạy trốn thì chí ít chú phải cho họ đi tất chứ!” [23, tr.64-69.]. Ngày 3/9/1954, trong chuyến trao trả tù binh cuối cùng sau kháng chiến chống Pháp, một sĩ quan Pháp đã xúc động nói “trong tấm lòng biết ơn nhân dân Việt Nam, tôi không thể nào quên Chủ tịch Hồ Chí Minh với tấm lòng khoan dung đại lượng và chính sách khoan hồng của Người đối với chúng tôi” [23, tr.64-69.] Bằng trái tim nhân ái, bao la của mình Hồ Chí Minh đã cảm hóa được cả những người ở bên kia chiến tuyến, nếu như trước đây họ đến Việt Nam với tâm thế của kẻ xâm lược, hiếu chiến thì khi ra về họ mang trong mình sự biết ơn sâu sắc. Đúng như nhà thơ Đức Vili Xanbao đã nhận xét về Người “trong tầm nhìn của Bác, không những cho thấy Người là nhà Quốc tế đáng kính phục mà còn là nhà văn hóa lớn, giàu tình thương yêu nhân loại” [23, tr.64-69.]
Tinh thần nhân ái, khoan dung của Hồ Chí Minh không phải là một sách lược tạm thời mà là sự kế tục và phát triển truyền thống nhân ái, khoan dung của dân tộc ta qua hàng nghìn năm lịch sử. Đối với Hồ Chí Minh, khoan dung
chính là biểu hiện sức mạnh của cách mạng, bởi chỉ có những cuộc cách mạng chân chính, được lòng dân mới có sức thuyết phục, cảm hóa đối với trái tim và khối óc của quần chúng, bao gồm cả những người chống đối và lầm lạc. Tất cả đối thủ của Người đều phải kính nể, cảm phục một con người mà họ không thể khuất phục, không thể đánh bại và cuối cùng họ đành phải chấp nhận là người thua cuộc và vị cảm hóa bởi sự nhân ái, ân cần, đại lượng của Hồ Chí Minh.
Jean Sainteny là người đại diện cho Chính phủ Pháp đảm nhiệm việc đàm phán với với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945 – 1946. Ông ta đã tìm mọi cách để đè bẹp lực lượng cách mạng Việt Nam, nhằm tái lập sự thống trị của Pháp ở Việt Nam nói riêng và bán đảo Đông Dương nói chung. Khi Hồ Chí Minh qua đời, ông ta cũng là người thay mặt cho Chính phủ Pháp sang viếng tại Hà Nội. Con người ấy đã viết về Hồ Chí Minh bằng những lời trân trọng trong tập hồi ký “Một nền hòa bình bị bỏ lỡ”: Hồ Chí Minh - đó là một nhân vật đang đối đầu và tôi là người đối thoại trong suốt 16 tháng. Do hiểu biết rộng, thông minh, hoạt động tích cức, tuyệt đối không nghĩ đến chuyện riêng tư, ông đã được nhân dân kính yêu, tin tưởng không ai sánh kịp. Rất tiếc hồi đó Chính phủ Pháp đã đánh giá thấp nhân vật này và đã không hiểu được giá trị cũng như uy lực của ông ta. Đến cuối đời Jean Sainteny đã phải thừa nhận Hồ Chí Minh là người đã nhấn chìm cả chế độ thực dân của Pháp ở Việt Nam, nhưng vẫn là bạn của nước Pháp.