CHƢƠNG 3 GIÁ TRỊ PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
3.2. Giá trị thực tiễn
3.2.1. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh góp phần làm nên thành công của cách
công của cách mạng Việt Nam.
Trong bài giảng đầu tiên, Hồ Chí Minh đã chỉ ra Tư cách của người cách mang với 23 điều được thể hiện trong ba mối quan hệ của con người: đối với mình, đối với người, đối với việc. “Tự mình phải” vừa là yêu cầu vừa là vừa là mệnh lệnh, vừa là những chỉ dẫn phải thực hiện đối với người cán bộ làm cách mạng. Đây chính là những định hướng ban đầu về đạo đức, phong cách cho đội ngũ cán bộ, đảng viên sau này. Năm 1941 khi Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng thì phong cách ứng xử của Người gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần quan trong trọng cùng Đảng vượt qua nhiều khó khăn, thử thách nhất là những thời điểm mang tính chất bước ngoặt. Tháng 8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã nổ ra và nhanh chóng giành thắng lợi, ít tổn thất. Một trong những nguyên nhân đưa đến thắng lợi dó là Hồ Chí Minh đã có những cách ứng xử nhạy bén, sáng suốt trước sự biến đổi nhanh chóng của tình hình cách mạng. Với phong cách ứng xử chủ động, biến hóa, quyết đoán Hồ Chí Minh đã lãnh đạo quá trình
chuẩn bị sẵn sang về thế, lực cũng như nhận định đúng đắn về thời cơ cách mạng để tổ chức toàn dân tộc làm nên thắng lợi to lớn của cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa ra đời, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền. Trong lúc này cách mạng Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn, thử thách trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” cùng lúc phải đối phó với thù trong giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa xây dựng vừa củng cố chính quyền non trẻ. Với phong cách ứng xử của mình, Hồ Chí Minh đã cùng Đảng và Nhà nước vượt qua mọi khó khăn thử thách để thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến kiến quốc. Hồ Chí Minh đã kiên định nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, xác định đúng mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài của cách mạng, có sự điều chỉnh linh hoạt nhiệm vụ của mỗi giai đoạn cách mạng phù hợp với thực tiễn tình hình để đạt được mục tiêu xác định mang lại lợi ích thiết thực cho cách mạng. Đối phó với âm mưu quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã thay mặt nhân dân Việt Nam đanh thép tuyên bố “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Với tư cách là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến và tự lực cánh sinh. Mặc dù, đối mặt với quân thù mạnh hơn nhiều về mặt phương tiện chiến tranh, nhưng bằng cách ứng xử của một nhà chính trị lão luyện Hồ Chí Minh đã kết hợp được sức mạng dân tộc với sức mạnh của thời đại, đánh bại các âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp và giành thắng lợi trong các chiến dịch quan trọng. Trong giai đoạn 1946 - 1957 chúng ta đã mắc phải sai lầm trong cải cách ruộng đất ở Miền bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng tự phê bình nghiêm khắc những sai lầm, khuyết điểm. Việc sửa sai đã dần đem
lại sự ổn định trong đời sống, tư tưởng, tình cảm trong nhân dân, củng cố mối quan hệ giữa Đảng và dân. Chế độ dân chủ nhân dân được củng cố vững chắc, làm cơ sở cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, bảo vệ thành quả của cách mạng Tháng Tám năm 1945.