CHƢƠNG 3 GIÁ TRỊ PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
3.2. Giá trị thực tiễn
3.2.2. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là tấm gương sáng để xây dựng phong
dựng phong cách ứng xử cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ
lãnh đạo quản lý
Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần hiểu là bao gồm: cán bộ chủ chốt ở các cơ quan Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, đoàn thể, ban ngành, tổ chức chính trị quần chúng từ xã, phường, trở lên, các cơ quan trường học, cơ quan nghiên cứu, bệnh viên và các doanh nghiệp nhà nước…Đây là đội ngũ có cấu trúc đa dạng bao gồm những cán bộ khác nhau về cương vị, trách nhiệm, quyền hạn…nhưng họ có đặc điểm chung là: người cán bộ, quản lý. Người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò quyết định đến sự thắng lợi của công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cán bộ là gốc của mọi việc, công việc thành công hay thất bại đều do năng lực cán bộ cao hay thấp mà ra.
Đồng thời với những cơ hội nước ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã có những tác động không nhỏ làm suy thoái về đạo đức, lối sống trong một số cán bộ, đảng viên và xã hội như: chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi….Một bộ phận cán bộ Đảng viên có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, lợi dụng vị trí lãnh đạo và quyền lực để mưu lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích tập thể, coi nhẹ những giá trị tinh thần tốt đẹp dẫn đến vi phạm tư cách đảng viên, trách nhiệm công dân; nạn tham nhũng đưa, hối lộ, bòn rút, lãng phí của công…diễn ra ở nhiều ngành nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực đã trở thành quốc nạn; sự quan liêu xa rời nhân dân, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc, những yêu cầu đòi hỏi của nhân
dân…làm giản niềm tin của quốc dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trong quan hệ đồng nghiệp, đồng chí thì kèn cựa, địa vị, gây mất đoàn kết nội bộ; lời nói không đi đôi với việc làm….gây rối ren mất uy tín trước nhân dân. Tính chất nghiêm trọng của sự suy thoái về đạo đức, lối sống, nhất là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí của một bộ phận không nhỏ các bộ đảng viên cùng với những hiện tượng tiêu cực của xã hội được Đại hội X của Đảng coi đó là một nguy cơ, thách thức, liên quan tới sự sống còn của Đảng, của chế độ. Đó là những hành động xuất phát từ lòng ham muốn vật chất, danh lợi và địa vị của mình, không nghĩ đến lợi ích của đất nước, của nhân dân. Tham lam là có tội với nước với dân, nếu cán bộ ai cũng tham lợi như vậy thì đất nước sẽ nguy. Bác nói “một dân tộc, một Đảng, và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [52, tr.557]
Đối với nhân dân: vẫn có những biểu hiện gây phiền hà, nhũng nhiễu
nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân làm tổn hại niềm tin và cái nhìn của nhân dân đối với người cán bộ, đảng viên. “Tham nhũng vặt” xuất hiện ở nhiều nơi, trong nhiều cơ quan, tổ chức và ở những vị trí khác nhau liên quan trực tiếp đến đội ngũ cán bộ công quyền tiếp xúc với doanh nghiệp, người dân. Sự nhũng nhiễu của một số cán bộ, nhân viên tại cơ quan công quyền tạo ra một thói quen rất xấu khi đến “cửa quan” là phải “lót tay”, phải “bôi trơn” hay “chung chi” cùng những “đầy tớ của nhân dân”. Tháng 4/2018 báo Lao động có bài điều tra “Nườm nượp cảnh kẹp tiền, đưa - nhận tại Hải quan Hải Phòng”. Bài báo phản ánh tình trạng người dân, doanh nghiệp phải chi tiền “bôi trơn” cho cán bộ Hải quan Hải Phòng khi đến làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Bài báo này đã làm dư luận dậy sóng và ngày 27/4/2018, Cục Hải quan thành phố Hải
Phòng đã tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thi hành kỷ luật đối với 10 trường hợp. Đầu tháng 3/2019 một cán bộ phường tại thành phố Huế đã từ chối cấp giấy chứng tử cho người đã chết vì tai nạn giao thông. Sự việc tương tự cũng đã từng xảy ra tại phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương vào năm 2018 và tại UBND phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội vào năm 2017. Sự nhũng nhiễu, quan liêu trên đây chỉ là một trong những lối ứng xử đáng lên án của “công bộc” đối với nhân dân. Tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ của cán bộ, lãnh đạo đang là vấn đề “nóng” được nhân dân hết sức quan tâm, nhiều vụ án lớn được đưa ra ánh sáng nhờ con mắt, đôi tai tinh tường của nhân dân. Tháng 4/2019 Trung tá Nguyễn Hữu Mạnh (người phát ngôn Công an tỉnh Thanh Hóa) xác nhận cơ quan an ninh điều tra vừa ra quyết định tạm giữ hình sự năm cán bộ thanh tra tỉnh để làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, nhận tiền của người bị điều tra. Tương tự là vụ án Nguyễn Thị Kim Anh, Phó Trưởng phòng Phòng chống tham nhũng, Trưởng đoàn Thanh tra của Bộ Xây dựng cùng hai thành viên trong đoàn này nhận hối lộ tại Vĩnh Phúc. Cán bộ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là những người gánh vách trọng trách trong cơ quan công quyền, họ phải luôn thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải là “người đày tớ trung thành của nhân dân”, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thì ngược lại họ đã lợi dụng chức trách nhiệm vụ được giao để phục vụ động cơ, mục đích cá nhân, để vụ lợi cho riêng mình. Hành vi của họ đã đi ngược lại mục tiêu, lý tưởng của người cán bộ cách mạng, vi phạm pháp luật của Nhà nước.
Đối với công việc: Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam trong vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân
hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank). Đinh La Thăng với chức trách Chủ tịch HĐQT PVN đã có hành vi ký Thỏa thuận hợp tác, tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Oceanbank, nhưng không thông qua Hội đồng quản trị. Quyết định việc góp vốn khi biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank, ký ban hành Nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; không thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn. Hậu quả toàn bộ số 800 tỷ đồng của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước phải mua lại Ngân hàng Oceanbank. Chưa dừng lại ở đó Đinh La Thăng đầu tư 34.295 tỷ đồng dự án nhiệt điện Thái Bình 2. Tính đến tháng 11/2011 tổng lỗ hơn 51,7 tỷ đồng và hơn 66.000 USD. 359 triệu USD là số tiền mà Đinh La Thăng đầu tư cho nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste, tính đến năm 2015 lỗ vốn 1.472 tỷ đồng và dừng hoạt động. Thành lập PVC-ME làm cho PVC thua lỗ 3.300 tỷ đồng. Những phi vụ đầu tư trên đều lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước, tuy nhiên thua lỗ không chỉ gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn của Nhà nước mà còn xâm hại đến sự đúng đắn trong công tác quản lý tài sản nhà nước, xâm hại nghiêm trọng đến uy tín đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước nói chung và quản lý doanh nghiệp, Tập đoàn Nhà nước nói riêng, ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước và tạo ra dư luận xấu trong xã hội. Đây là cần đầu tiên trong lịch sử tố tụng một quan chức cấp rất cao, từng giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị bị truy tố. Khi còn là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng đã có những quyết định gây nên sự phản ứng trong nhân dân như: đề xuất Chính Phủ điều chỉnh giờ học, làm việc để chống ùn tắc giao thông cao đẹp; Công văn số 6630/BGTVT-TCCB về việc không tham gia chơi golf gửi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
Phan Văn Vĩnh một trung tướng công an, từng là Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an. Một anh hùng trong đấu tranh tội phạm nhưng lại trở thành tội phạm. Trên cương vị là Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã chỉ đạo việc ra quyết định xử lý vật chứng và tổ chức bán đấu giá lô gỗ vật chứng của vụ án trái pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời Phan Văn Vĩnh cũng là một mắt xích trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ trên internet. Ông là người có chức vụ, là cán bộ đã trải qua quá trình rèn luyện, phấn đấu để đạt được vị trí cáo trong công tác, nhưng đã có những hành vi vi phạm pháp luật với những quyết định trái với quy định của Nhà nước gây thiệt hại cho Nhà nước, lợi ích chung. Việc đưa vụ án ra xét xử nghiêm minh đối với các bị cáo thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm về kinh tế, chức vụ, tội phạm tham nhũng, thể hiện rõ pháp luật không có vùng cấm, bất cứ ai, dù ở cương vị nào, nếu vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, qua đó củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Nguyễn Bắc Son - nguyên Bộ trưởng Bộ thông tin và tuyên thông, ủy viên Trung ương Đảng Khóa X, nguyên phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Trương Minh Tuấn - nguyên Bộ trưởng Bộ thông tin và tuyên thông, ủy viên Trung ương Đảng Khóa XII, nguyên phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Cả hai ông đều phạm tội : vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; nhận hối lộ trong đại án MobiFone mua cổ phần của AVG với 95% cổ phần là gần 8.900 tỷ đồng cao hơn giá trị thật của AVG rất nhiều lần, mang lại lợi ích cho Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG số tiền gần 6.500 tỷ đồng. Đây chính là số tiền nhà nước bị mất vốn tại MobiFone cùng với thiệt hại hơn 115 tỷ đồng tiền lãi của các hợp
đồng tiền gửi có kỳ hạn được rút trước hạn để thanh toán cho AVG. Hai ông còn bị truy tố tội nhận hối lộ: ông Son nhận 3 triệu USD, tương đương gần 66,5 tỷ đồng, Ông Tuấn nhận 200.000 USD. Họ là những cán bộ đảng viên bị sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức và tha hóa về lối sống. Họ đã làm giảm sút lòng tin, uy tín của Đảng trong nhân dân.
Đối với bản thân: Một số cán bộ, đảng viên là người có địa cao trong
cơ quan nhà nước, có người là Bộ trưởng, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên Bộ Chính trị…nhưng vì mang nặng chủ nghĩa cá nhân, lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để tham ô tiền của Nhà nước và nhận hối lộ. Đó là những hành đồng xuất bất liêm, xuất phát từ lòng ham muốn vật chất, danh lợi và địa vị của mình mà quên đi lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Ham muốn là bản tính của con người, nếu con người ham muốn cống hiến tài năng, trí tuệ của mình cho đất nước, đem lại hạnh phúc của nhiều người trong xã hội thì không xấu mà còn được tôn vinh, xã hội ghi nhận, như ham muốn của Hồ Chí Minh “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như người lính vâng lệnh của quốc dân ra trước mặt trận.. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [44, tr.161-162]. Nếu ham muốn sở hữu những giá trị cao hơn khả năng do mình tạo ra thì sự ham muốn đó sẽ thúc đẩy hình thành các thủ đoạn hòng chiếm đoạt được nhiều của cải của người khác, của xã hội và của quốc gia. Sự ham muốn chỉ thực sự có ý nghĩa tích cực khi nó thúc đẩy con người hành động không phải chỉ vì xuất phát từ lợi ích chính đáng của mình mà còn hành động vì sự tiến bộ của xã hội. Tham ô, tham nhũng là căn bệnh rất nguy hại đến đất nước, sự tồn vong của chế độ, đó là những hành vi đi ngược lợi ích của dân, của nước, Hồ Chí Minh đã nói “một dân tộc, một Ðảng, và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ
đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [52, tr.557.]
Hành vi trên đây của một số cán bộ Đảng, Nhà nước chính là biểu hiện của tự diễn biễn, tự chuyển hóa. Nguyên nhân chính là do cán bộ thiếu tu dưỡng rèn luyện thường xuyên, bị những cám dỗ và ham muốn tầm thường lay chuyển, tôn sung lối sống thực dụng, hưởng thụ, thu vén lợi ích cá nhân mà quyên đi trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Tác hại của tự diễn biến, tự chuyển hóa rất lớn, không chỉ đối với vai trò của cán bộ, đảng viên mà còn đối với vai trò và sự lãnh đạo của Đảng, vai trò và sự quản lý của Nhà nước cũng như sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chính vì vậy, phong các ứng xử Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị trong thực tiễn ngày nay. Học tập và làm theo tấm gương phong cách ứng xử của Người luôn có ý nghĩa thời sự sâu sắc
Lấy cái tâm để ứng xử đã giúp Hồ Chí Minh vượt qua những khó khăn thử thách lớn lao. Hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài bằng đôi bàn tay Người đã phải tự kiếm sống để hoạt động cách mạng, vượt qua mọi sự theo dõi, đe dọa, lùng bắt của thực dân đế quốc, vượt qua hai lần bị tù đầy và án tử hình. Tiếp đến gần 10 năm bị Quốc tế cộng sản và những đồng chí trong Đảng cộng sản Đông Dương hiểu lần, phê phán nhưng đã kiên trì vượt qua. Hồ Chí Minh đã cùng Đảng ta lãnh đạo nhân dân đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Suốt 24 năm ở đỉnh cao vinh quang và quyền lực Hồ Chí Minh vẫn giản dị, khiêm tốn, sáng suốt và gần gũi. Tấm gương của Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi thôi thúc thế hệ trẻ Việt Nam làm theo lời Bác:
“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là cẩm nang để cho cán bộ, đảng viên soi mình tu dưỡng và rèn luyện, trau dồi đạo đức. Những đặc trưng phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trở thành hệ giá trị chuẩn mực để đội ngũ cán bộ đảng viên phấn đấu học tập noi theo. Thực tế cách mạng Việt Nam đã có những lớp người cán bộ như vậy, họ là tấm gương sáng về ý chí và tinh thần đó là các đồng chí, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chính, Lê