Chủ động, biến hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ứng xử của hồ chí minh – đặc trưng và giá trị (Trang 61 - 67)

Chƣơng 2 ĐẶC TRƢNG PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH

2.4. Chủ động, biến hóa

Hồ Chí Minh tự nhận mình là nhà “chính trị chuyên nghiệp”, trong sự nghiệp hoạt động chính trị của mình Hồ Chí Minh đã đến nhiều quốc gia, nhiều vùng miền. Ở đó Người tiếp xúc với nhiều hạng người khác nhau, từ nhà cầm quyền đến những người vô gia cư, từ kẻ giàu cho đến người nghèo; bạn có, thù có, người nổi tiếng cũng có…Với mối quan hệ rộng rãi, đa dạng như vậy, nhưng không hề làm Người bị lúng túng hay bị ràng buộc bởi những nghi thức ngoại giao cứng nhắc. Ngược lại, Người luôn trong thế chủ động tạo ra bầu không khí cởi mở, gần gũi và thân thiện. Sự chủ động đó rất tự nhiên, bình dị và vô cùng chân thành, đồng thời lại ân cần, thế nhị. Trong ứng xử đối với đồng bào, đồng chí, với bạn bè

quốc tế, Hồ Chí Minh luôn có cách ứng xử linh hoạt, biến hóa gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người.

Đối với đồng bào, đồng chí sự gần gũi đó của Người được thể hiện bằng những cử chỉ, hành vi. Khi vào chùa, Người cũng bỏ dép bên ngoài theo quy định hoặc khi đi thăm đồng bào chống hạn, Người lội ngay xuống ruộng cùng đạp guồng nước với bà con nông dân. Hình ảnh Người trong bộ quần áo giản dị cuốc đất trồng rau, đẩy xe với người lao động. Người cũng rất vui khi múa hát với các cháu thiếu niên, nhi đồng.…. Điều đó càng tôn lên sự vĩ đại của vị lãnh tụ dân tộc.

Nhiều lần Người tiếp khách quốc tế ngay trên sàn gỗ trong phòng làm việc của mình tại nhà sàn, có khi lại tiếp đón tại Giàn hoa Phủ Chủ tịch mà Người gọi đó là phòng khách đặc biệt ngoài trời. Những chính khách, cán bộ quốc tế vì sự yêu mến, cảm phục đối với Hồ Chí Minh mà khi sang thăm Việt Nam đều có nguyện vọng được gặp Người. Yêu cầu thì nhiều nhưng sự đáp ứng lại có hạn. Phần vì yếu tố khách quan, phần vì cách nghĩ, cách làm việc chủ quan của cán bộ ngoại giao ta, họ nghĩ đơn giản là trong danh sách dài đăng ký gặp mặt đó có những người “chưa tương xứng”. Biết được điều này, Người nhắc nhở cán bộ của ta: các chú biết một mà chẳng biết hai. Sao các chú chỉ nghĩ khía cạnh không tương xứng hay tương xứng mà không nghĩ đến do quý mến Đảng ta, nhân dân ta nên bạn bè quốc tế sang Việt Nam muốn được gặp Bác? Bác đã có thể tiếp một đoàn văn công, một đội bóng đá…sao lại không thể tiếp một vị Thượng tướng, một nhà hoạt động xã hội vì Việt Nam?...Các chú phải làm sao để mỗi người bạn quốc tế đến nước ta là gần và yêu Việt Nam thêm một chút. [68, tr.174]

Trong đối ngoại, phong cách ứng xử linh hoạt, biến hóa của Hồ Chí Minh được xây dựng trên nguyên tắc “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Đây là câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh vào tháng 5/1946 – thời điểm mà vận mệnh quốc gia, dân tộc đang “ngàn cân treo sợi tóc” Người phải sang Pháp đề cứu vãn nền hòa bình. Là một nhà chính trị hơn ai hết Hồ Chí Minh hiểu được tầm quan trọng của ứng xử

trong công tác ngoại giao. Bởi nó liên quan đến vận mệnh của dân tộc, của nhân dân. Do đó, trong cách ứng xử Hồ Chí Minh luôn nắm được điểm then chốt của vấn đề, giữ vững cái then chốt, dựa trên cái then chốt để ứng xử linh hoạt, thiệt thực phù hợp với thực tiễn và khả năng có thể của đất nước và nhân dân. Người luôn đặt đại cục lên trên hết, trước hết, giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc, tính sống còn của sự nghiệp cách mạng. Người chỉ rõ: mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập dân tộc, dân chủ. Nguyên tắc của chúng ta thì phải giữ vững chắc, nhưng sách lược của chúng ta thì linh hoạt.

Cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc là cuộc đấu tranh chính nghĩa và mục tiêu đó là bất biến trong cuộc đời Hồ Chí Minh. Giai đoạn 1945 – 1946 trong hoàn cảnh chính quyền mới non trẻ phải đương đầu với thù trong giặc ngoài. Nhưng Hồ Chí Minh đã giải quyết khôn khéo, sáng tạo với những tiền lệ chưa từng có trong lịch sử thế giới hiện đại. Người không chỉ cố gắng giữ chính quyền cách mạng mà còn từng bước ổn định đời sống nhân dân, nâng cao dân trí mà còn ứng biến thành công hàng loạt những vấn đề trong ứng xử với các lực lượng quân sự, chính trị bên ngoài lãnh thổ Việt Nam trong thời điểm này. Vì lợi ích quốc gia, dân tộc, Người đã sử dụng nhiều biện pháp mang tính tình thế, sách lược với những bước lùi tạm thời.

Đối với mười tám vạn quân Tường bằng kinh nghiệm của nhà hoạt động chính trị lão luyện, Người đã có cách ứng xử mềm dẻo, nhưng vẫn giữ phương châm chia ghế chứ không chia quyền, chấp nhận nhường cho hai đảng Việt quốc và Việt cách 70 ghế trong quốc hội; chấp nhận cải tổ Chính phủ cách mạng thành Chính phủ liên hiệp với sự tham gia của hai đảng Việt quốc và Việt cách. Để đập tan âm mưu chống phá của quân Tưởng và tay sai, Hồ Chí Minh đã có bước nhân nhượng cuối cùng khi Người tuyên bố giải tán Đảng cộng sản (thực chất là chuyển vào hoạt động bí mật với tên gọi Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Hồ Chí Minh chủ động đến gặp các nhân vật quan trọng của quân Tưởng, vừa thể hiện vị thế là người chủ nước nhà đón khách, vừa thể hiện

tinh thần hiếu khách của ta. Qua những cuộc gặp gỡ đó, Người đã phân tích lợi hại, nói rõ tình hình để xoa dịu, từng bước làm thất bại âm mưu của chúng. Sự tài tính, ứng biến linh hoạt của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở cách ứng xử với Pháp: Hồ Chí Minh biết rõ Người Pháp chưa chịu từ bỏ Việt Nam, vẫn nuôi âm mưu quay trở lại Việt Nam lần nữa. Để thực hiện âm mưu đó Pháp đã ký với Tưởng Hiệp định Pháp - Hoa ngày 28/2/1946, bằng cách trả lại những tô giới thuộc Pháp trên đất Trung Quốc, bán lại đường sắt Lào Cai - Vân Nam, cho phép Tưởng dùng cảng Hải Phòng để vận chuyển hàng hóa quá cảnh miễn thuế qua đường Việt Nam...Đổi lại quân Pháp được phép đưa quân ra Miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tưởng. Nhưng muốn ra Bắc mà không phải đụng độ quân sự Pháp buộc phải điều đình với Chính phủ của Hồ Chí Minh. Tình thế trên đây đặt ra câu hỏi: quyết đánh hay tạm hòa với Pháp? Cân nhắc tương quan lực lượng, Hồ Chí Minh chọn giải pháp tạm hòa. Từ cuối tháng 2/1946 hai bên xúc tiến đàm phán. Điều khoản gây cấn nhất là ta yêu cầu Pháp phải thừa nhận quyền độc lập và thống nhất của Việt Nam, còn phía Pháp chỉ muốn công nhận Việt Nam là một quốc gia tự trị. Nếu hiệp định Pháp - Việt chưa được ký thì quân Tưởng chưa thể rút quân về nước, quân Pháp chưa thể đổ bộ vào Hải Phòng xung đột giữa các bên vẫn tiếp tục diễn ra, tình hình đất nước không giải quyết được. Để cuộc đàm phán Pháp - Việt không đi vào bế tắc, Hồ Chí Minh đưa ra giải pháp nhân nhượng.

+ Nước Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng, ở trong liên bang Đông Dương và trong khối liên hiệp Pháp. Chính phủ Pháp phải cam kết thừa nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề thống nhất ba kỳ.

+ Nước Việt Nam thuận để 15.000 quân Pháp được vào Miền bắc Việt Nam thay cho quân Tưởng và sẽ phải rút hết trong thời hạn 5 năm

Nhờ đó Hiệp định sơ bộ 6/3 được ký kết. Việc Hồ Chí Minh đưa ra từ “tự do” như một phương án có tính trung gian đã được coi là một sách lược vĩ đại, là sự nhân nhượng sáng tạo. Nó giúp cho cuộc đàm phán không rơi vào “ngõ cụt” và mang lại cho cách mạng Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng khác. Tiếp đó để kéo dài thời gian hòa hoãn chuẩn bị cho một cuộc chiến mới, Hồ Chí Minh ký tiếp với Pháp Tạm ước này 14/9 với việc chấp nhận nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa ở Việt Nam.

Trong mọi tình huống Hồ Chí Minh đều có cách phản ứng nhanh nhạy, khôn khéo nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của dân tộc. Tháng 5/1946, Cao ủy Đông Dương Đác-giăng-li-ơ đến Hà Nội, phía Pháp dự định tổ chức lễ đón long trong nhằm phô trương thanh thế. Họ mời Người đến dự lễ vào ngày 19/5/1946. Ngày 18/5 sau khi nhận được giấy mời, Người cho thư ký Vũ Đình Huỳnh thông báo với các đồng chí trong Chính phủ, Trung ương và đoàn thể: Ngày 19/5 đến dự sinh nhật Bác và cử Bộ trưởng Phan Anh thay mặt Chính phủ đến dự lễ đón tiếp Đác-giăng- li-ơ. Kết quả là tối 19/5 Cao ủy Đông Dương Đác-giăng-li-ơ và Ủy viên cộng hòa J. Sainteny mang hoa đến chúc mừng sinh nhật Người. Năm 1946 Tàu chở Người từ Pháp về đi qua vùng Manta, thuộc quyền kiểm soát của nước Anh, viên hạm trưởng Pháp phải cho tàu cập bến để xin thủ tục hải quân Anh. Hiểu rõ thông lệ quốc tế, Hồ Chí Minh nhận thấy đây là cơ hội tốt để nâng cao hình ảnh và vị thế của đất nước nên Người đã yêu cầu kéo lá cờ Việt Nam lên, nhưng viên thuyền trưởng thoái thác. Hồ Chí Minh đáp lời nhẹ nhàng nhưng kiên quyết: Thưa Ngài! Việt Nam dân chủ cộng hòa hiện nay là một nước tự do, là một thành viên trong liên bang Đông Dương…Hơn ai hết, các Ngài phải hiểu rằng, lá quốc kỳ của chúng tôi phải được kéo lên để cho người Anh và những thực dân khác ở châu Á biết sự hiện diện của nước Việt Nam. Trước sự kiên quyết đó của Người viên thuyền trưởng đã miễn cưỡng đồng ý. Trong hồi ký “câu chuyện về nền hòa bình bị bỏ lỡ” J. Sainteny đã

khẳng định: Hồ Chí Minh chỉ có một mục đích thật sự, một mục đích cuối cùng, đó là độc lập của Việt Nam.

Năm 1959, tại sân bay Gia Lâm Hồ Chí Minh đã đón tiếp Tổng thống Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia Xucácnô, vị này đang giữ một vị trí quan trong trọng Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế tại Việt Nam. Tổng thống có một bài diễn văn trước đông đảo nhân dân ra tiếp, lời phát biểu cứng nhắc, khô khan ấy đã tạo ra một không khí nặng nề cho buổi tiếp đón. Trước tình huống như vậy, Người đã chủ động làm phiên dịch cho Tổng thống, Người nói “Tổng thống phát biểu thì chủ tịch phiên dịch mới hợp” [68, tr.175]. Bằng sự thông tuệ của mình Hồ Chí Minh đã khéo léo dịch những câu tiếng Anh tẻ nhạt thành những câu tiếng Việt hấp dẫn, gây hào hứng sôi nổi cho người nghe. Buổi đón tiếp đã thành công bằng sự hân hoan, vỗ tay hưởng ứng của đông đảo mọi người. Điều đó đã làm cho vị Tổng thống thực sự cảm động trước sự nhiệt tình, mến khách của nhân dân Việt Nam. Cách ứng xử chủ động, linh hoạt của Hồ Chí Minh đã biến những sự việc phức tạp trở nên đơn giản dể hiểu.

Trên cương vị là Chủ tịch nước, nhưng với tình yêu bao la đối với nhân dân lao động Hồ Chí Minh luôn quan tâm gần gũi không hề có khảng cách giữa lãnh tụ và quần chúng. Trong chuyến thăm Ấn Độ năm 1958, Người đã nồng nhiệt bắt tay những người dân nghèo và trò chuyện với họ vô cùng thân thiện, gọi họ là những người bạn, người đồng chí, đây là điều hiếm thấy trong xã hội Ấn Độ khi vẫn còn tồn tại tàn dư của chế độ phân chia đẳng cấp.

Dù người đối thoại là nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ Đảng, chính khách, trí thức hay chỉ là dân bình thường. Hồ Chí Minh cũng luôn chủ động trong ứng xử. Sự chủ động đó được thể hiện hết sức sinh động với ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu và đặc biệt nụ cười luôn đem lại sự bất ngờ làm xóa nhòa mọi khoảng cách, xoa tan đi mọi sự e dè. Những buổi gặp mặt hay những cuộc mít tinh rồi những lễ đón tiếp có

sự hiện diện của Người là có ngay một bầu không khí chan hòa, ấm cúng. Chỉ một lời chào, một câu nói thân tình, một cái bắt tay thân ái Người đã xóa đi mọi thứ bậc, mọi phạm vi ngăn cách. Tạo ra cho mọi người những cảm xúc rung động và những ấn tượng không thể nào quên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ứng xử của hồ chí minh – đặc trưng và giá trị (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)