CHƢƠNG 3 GIÁ TRỊ PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
3.1. Giá trị lý luận
3.1.1 Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển lên tầm cao
tầm cao mới cách ứng xử của dân tộc Việt Nam
Truyền thống dân tộc là một phần con người Hồ Chí Minh. Là người am hiểu sâu sắc truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, am tường về truyền thống ứng xử của cha ông ta và cũng chính Người là kết tinh những giá trị tinh túy nhất trong đó. Do đó, Hồ Chí Minh nắm rõ về cách xử lý các mối quan hệ của cha ông đồng thời đã vận dụng những giá trị tích cực đó vào sự nghiệp cách mạng. Những giá trị ứng xử của dân tộc được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong lịch sử dân tộc, cha ông ta giải quyết các mối quan hệ đều xoay quanh vấn đề “dân”. Đó là quan hệ giữa người cầm quyền và nhân dân, quan hệ giữa nhân dân với cộng đồng, dân tộc, đất nước. Các triều đại phong kiến cai trị ở Việt Nam, triều đại hưng thịnh từ vua đến các quan lại có phong thái, cách ứng xử với dân thì tôn trọng. Lý Thái Tổ trong Chiếu dời đô đã viết “muốn mưu việc lớn, tính kế muôn đời cho con cháu thì trên phải vâng mệnh trời, dưới theo ý dân” [91]. Thời nhà Trần thế kỳ XIII, ba lần đại thắng quân Mông - Nguyên với phương châm lớn: vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức và nhấn mạnh tư tưởng “chúng chỉ thành thành” (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước) [91]. Đầu thế kỷ XV do không đoàn kết được toàn dân, cuộc kháng chiến chống quân Minh của cha con Hồ Quý Ly thất bại. Nguyễn Trãi - một nhà văn hóa lớn với triết lý sâu sắc về vai trò và sức mạnh của nhân dân: nhân dân là thành lũy vững chắc, “phúc chu thủy tín dân do thủy (thuyền bị lật mới biết sức dân như nước) [91]. Những triết lý
tiến bộ trong cách ứng xử đối với nhân dân của các triều đại phong kiến và các bậc tiền bối đã có ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, về cơ bản phong cách ứng xử đó vẫn mang tính gia trưởng, chuyên quyền. Biểu hiện ở chỗ vua là chủ thể của quyền lực nhà nước, mọi hành động, cách ứng xử đều bảo vệ vương vị và lợi ích của hoàng tộc. Hồ Chí Minh vượt qua những hạn chế của cách ứng xử phong kiến đồng thời Người cũng nâng lên bổ sung, phát triển quan điểm mới. Biểu hiện rõ nhất là cách ứng xử của Hồ Chí Minh là lấy lợi ích của nhân dân là hàng đầu, gần gũi với quần chúng, chân thành với nhân dân. Suy cho cùng, Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh giành, giữ và bảo vệ lợi ích cho nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định “bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân. Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân” [49, tr.145].
Lòng yêu nước là biểu hiện rõ nhất cách ứng xử của nhân dân đối với dân tộc, quốc gia. Đối với người Việt Nam Tổ quốc là trên hết. Thông qua cách ứng xử, Hồ Chí Minh đã vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin, vừa khơi dậy được truyền thống tốt đẹp ngàn năm của dân tộc, vừa bổ sung thêm những nhân tố mới, nâng chủ nghĩa yêu nước truyền thống lên ngang tầm phát triển của thời đại trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại.
+ Hồ Chí Minh đã gắn chủ nghĩa yêu nước truyền thống với lập trường của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa yêu nước thời nào cũng chịu chi phối bởi hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, vì vậy nó đạt tới sự thống nhất giữa lợi ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động. Nó khắc phục được tính hẹp hòi của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ
+ Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống yêu nước của dân tộc với tinh thần quốc tế chân chính. Ngay từ khi hòa mình vào phong trào công nhân và phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh đã nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng “Rằng đây bốn biến một nhà/ Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em”. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần vị quốc của bọn đế quốc phản động. Nó là bộ phận của tinh thần quốc tế. Người không chỉ quan tâm đến số phận của dân tộc mình mà còn quan tâm đến số phận của tất cả những “người cùng khổ” trên trái đất này. Chúng ta cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn nữa về chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, đó là sự thống nhất, hài hòa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội-một chủ nghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, hướng theo những giá trị chung mà nhân loại đang theo đuổi. Trên lập trường bất biến đó, Người có thể linh hoạt ứng biến trước mọi thay đổi của tình hình khách quan. Đó cũng là học thuyết “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh.
Lãnh tụ cách mạng Chile X.Agienđê từng viết: “ở nước Việt Nam Dân Chủ cộng hoà, chúng tôi đã được nghe, được thấy và được học tập nhiều bài học về con người và cách mạng. Song chúng tôi còn cảm thấy thiếu, nếu như không được gặp một người tượng trưng cho cả dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh” [78, tr.378]. Chính lòng yêu nước, thương dân đã hun đúc nên cốt cách Hồ Chí Minh, bản lĩnh, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh để Người thành biểu tượng cho cả dân tộc. Và Người cũng đã khơi dậy, thổi hồn vào chủ nghĩa yêu nước làm cho nó trở nên mới mẻ.
Đoàn kết là cách ứng xử rất đặc trưng của người Việt Nam đối với Tổ quốc, tạo nên sức mạnh cho dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã phát triển truyền thống đoàn kết lối ứng xử đề cao tính cộng đồng để gắn kết toàn thể
dân tộc Việt Nam với một chiều sâu và quy mô chưa từng có từ trước tới nay. Người đã thực hiện xuất sắc phương châm “cầu đồng tồn dị” để hướng toàn dân tộc vào một mục tiêu chung. Nếu đoàn kết truyền thống chỉ giới hạn trong phạm vi dân tộc và hạn chế về lập trường giai cấp, thì Hồ Chí Minh đã phát triển làm cho đoàn kết dân tộc phát triển và vững chắc hơn bao giờ hết, đồng thời gắn với đoàn kết quốc tế, không chỉ biết lợi ích của dân tộc mình mà còn quan tâm lợi ích chính đáng của các dân tộc khác. Đoàn kết trên lập trường giai cấp công nhân, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Hồ Chí Minh đã phát triển lối ứng xử hòa hiếu, nhân văn của dân tộc, đưa nó hợp lưu với dòng chảy thời đại để cùng đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân loại. Người đã làm sáng tỏ khát vọng chân chính và thiện chí của nhân dân Việt Nam, làm cho nhân dân thế giới từ chưa biết đến biết, từ chưa hiểu đến hiểu, từ chưa ủng hộ đến ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Điều đó làm cho Việt Nam trở thành nơi quy tụ mọi lực lượng tiến bộ của nhân loại, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Hồ Chí Minh đã phát huy lối ứng xử khôn khéo, linh hoạt và sáng tạo của cha ông trong vấn đề đối ngoại để giải quyết những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong mối quan hệ với các nước, đặc biệt là với các nước lớn trong một tình thế muôn vàn khó khăn, trong một sự đan xen vô cùng phức tạp của các mối quan hệ. Từ đó, Người đã tạo dựng nên một mẫu mực mới cho chúng ta trong quan hệ bang giao với các nước thời hiện đại, với những bài học quý báu cho cách mạng Việt Nam cả hiện tại và tương lai.