Hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa tư bản hiện đại và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (Trang 25 - 36)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa tư bản hiện đại

1.2.1. Hệ thống chính trị

Cùng với “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” do C. Mác và Ph. Ăngghen viết

chung, “Phê phán cương lĩnh Gô ta” của C. Mác, “Nguồn gốc của gia đình, của chế

độ tư hữu và của nhà nước” của Ph. Ăngghen, thì “Nhà nước và cách mạng” của

Lênin là một tác phẩm kinh điển xuất sắc về nhà nước. Trong lời tựa lần xuất bản

thứ nhất của tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, V.I. Lênin đã chỉ rõ: “…vấn đề

nhà nước có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt về phương diện lý luận cũng như về phương diện chính trị - thực tiễn.” Theo Lênin vấn đề nhà nước bao giờ cũng là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng, nó cũng là phần cốt lõi nhất của một hệ thống chính trị. Vì thế việc nghiên cứu sự thay đổi trong hệ thống chính trị và cơ chế vận hành của chủ nghĩa tư bản hiện đại sẽ giúp giai cấp công nhân hiện đại nhận ra đâu mới là bản chất thực sự của nhà nước tư bản dù là nhà nước tư bản truyền thống hay là nhà nước tư bản hiện đại. Xác định đúng vấn đề này giai cấp công nhân hiện đại mới không bị chủ nghĩa tư bản dung dưỡng, làm mờ đi bản lĩnh chính trị của giai cấp mình.

Hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ phân chia quyền lực với nhiều kênh khác nhau để tác động vào các quá trình chính trị, xã hội, kinh tế là một nhân tố quan trọng tạo nên bầu không khí chính trị - xã hội, tư tưởng thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản hiện đại thích ứng và phát triển trong điều kiện mâu thuẫn nội tại của nó ngày càng trở nên khó giải quyết.

Cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa chính là bộ máy nhào nặn nền văn hóa chính trị tư bản chủ nghĩa hiện nay. Những yếu tố cấu thành của nó là chế độ phân chia quyền lực, tinh thần pháp luật và một hệ thống tư pháp

độc lập, bộ máy công chức có hiệu quả; cơ chế đa đảng, đối lập; bộ máy cố vấn chính trị có trình độ cao và thâu tóm được tầng lớp trí thức tinh hoa; quyền tự do ngôn luận và phương tiện truyền thông được vận dụng có định hướng; những nhóm lợi ích đa dạng bao gồm đa dạng ngay cả trong lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng; hệ thống an sinh xã hội phát triển; những thể chế hợp tác song phương, đa phương, khu vực và toàn cầu.

Tất cả mọi hệ thống chính trị đều là một tập hợp của những con người và thiết chế chính trị được thiết lập để bảo vệ, duy trì và phát triển lợi ích cho giai cấp nắm quyền lực kinh tế trong xã hội. Ngay từ khi mới giành được chính quyền, nhiệm vụ chính trị thiết thân đầu tiên mà giai cấp tư sản phải làm là thiết lập một bộ máy quyền lực đảm bảo chắc chắn cho việc duy trì và phát triển lợi ích của giai cấp tư sản. Hiện thân đầu tiên của ý chí đó là bản Hiến pháp tư sản, là nền tảng thiết lập

những thể chế chính trị sau này. Trong cuốn Sự mỉa mai của nền dân chủ, T.R.Dye

và H.Zeigler nhận xét: “Hiến pháp của nước Mỹ không phải do nhân dân làm ra. Thực vậy, nó được viết bởi thiểu số các tinh hoa ở Mỹ - đó là những con người có học thức, tài năng và giàu có; họ đại diện cho những lợi ích kinh tế hùng mạnh nhất: đó là những người giữ cổ phiếu, các nhà đầu tư, các nhà buôn và các đại điền chủ”.[47, tr. 233]

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, giai cấp tư sản không ngừng kiện toàn hệ thống pháp chế để bảo vệ lợi ích giai cấp và duy trì một trật tự xã hội có lợi cho giai cấp mình. Như vậy, xét về bản chất, hiến pháp và pháp luật tư sản là ý chí thành văn của giai cấp tư sản. Nó được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ cho những lợi ích và hệ giá trị tư sản, quy định toàn bộ cơ chế vận hành và trật tự xã hội theo ý chí của giai cấp tư sản.

Sự vận hành của một hệ thống chính trị, với tư cách là một bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng, bao giờ cũng chịu sự quy định khách quan của những quan hệ kinh tế cơ bản. Do vậy, chừng nào những quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa còn là quan hệ kinh tế chủ đạo của xã hội thì hệ thống chính trị của xã hội ấy không thể không bị định tính bởi bản chất tư bản bên trong nó. Bất luận tình trạng nền kinh tế phát triển như thế nào, hưng thịnh hay suy thoái, thì hệ thống chính trị tư sản vẫn

không lơ là bổn phận hàng đầu của nó là bảo vệ những lợi ích cho giới chủ tư bản cũng như hệ giá trị tư sản. Cụ thể là, nó bảo vệ và duy trì sự chiếm đoạt giá trị thặng dư của giới chủ tư bản, đó là lôgic của quan hệ kinh tế - chính trị tư bản. Thực trạng nền kinh tế thay đổi kéo theo sự thay đổi trong phương cách thực hiện thiên chức đó của hệ thống chính trị. Khi nền kinh tế hưng thịnh, tức là tỷ suất lợi nhuận tư bản cao, hệ thống chính trị tư sản thực hiện chức năng bộ máy giai cấp của nó một cách ôn hòa hơn, nó giành sự quan tâm nhiều hơn đến những giá trị xã hội chung, tuy thế nó vẫn không đi lệch mục tiêu: đảm bảo cho giới chủ tư bản sự chiếm đoạt tối đa thặng dư tư bản. Chẳng hạn như bằng cách ban hành những điều luật có lợi cho giới chủ tư bản. Chúng ta có thể thấy những năm 80 của thế kỷ XX khi nền kinh tế nước Mỹ đang trên đà suy thoái và thâm hụt ngân sách trầm trọng do chính quyền Reagan tăng cường chạy đua vũ trang với Liên Xô, nhưng 1% số người Mỹ giàu có nhất vẫn chiếm đoạt tới 64% lợi nhuận của toàn xã hội. Nếu nhìn vào những lúc nền kinh tế tư bản lâm vào suy thoái và khủng hoảng, khi tổng lợi nhuận của giới tư bản bị giảm tới mức tối đa, lợi ích của giới chủ tư bản bị đụng chạm trực tiếp…những lúc đó bộ máy của giai cấp tư sản đã lộ nguyên bản chất của nó: nhà nước không còn đứng về phía những người công nhân để đòi giới chủ tư bản phải thương lượng, nhượng bộ, hợp tác nhằm đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của những người lao động, mà nhà nước trở thành pháo đài bảo vệ lợi ích của giới chủ, đó là những cảnh sát mặc áo giáp và dùi cui ngăn chặn làn sóng biểu tình của những người lao động. Hậu quả là, nhà nước đã quay lưng với những người lao động bỏ mặc cho phân cực giàu – nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc. Có thể thấy rất rõ hiện thực này nếu nhìn đường phố Pari – Pháp hay Xơun – Hàn Quốc trong những ngày tháng suy thoái kinh tế 1997-1998.

Như vậy về bản chất, hệ thống chính trị tư bản chỉ là một bộ máy để bảo vệ lợi ích và thực hiện ý chí của giai cấp tư sản. Giới chủ tư bản muốn dùng nó để bảo vệ lợi ích giai cấp, bảo vệ sự tồn tại của trật tự xã hội theo ý chí của giai cấp tư sản, cũng vì thế hệ thống chính trị tư bản trước hết phải phục tùng ý chí của giai cấp tư sản.

Tuy nhiên, ngoài chức năng bảo vệ lợi ích giai cấp, hệ thống chính trị tư bản cũng không thể phớt lờ chức năng xã hội của nó, bởi vì nếu nó không duy trì được xã hội trong trật tự mà nó xây dựng nên thì sớm muộn cả hệ thống sẽ bị phủ định và tất nhiên lúc đó bộ máy giai cấp cũng không thể hoạt động. Vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể, hệ thống chính trị tư bản có thể phải chấp nhận hy sinh một phần những cấu thành của chức năng giai cấp để đảm bảo cho sự hoạt động của chức năng xã hội nhằm lấy sự đồng tình của dư luận, đảm bảo cho chức năng điều chỉnh xã hội hoạt động có hiệu quả hơn. Đó cũng chính là nguyên do trong nhiều thập kỷ qua, tuy mang trong mình những mâu thuẫn nội tại sâu xa và gay gắt, qua nhiều giai đoạn suy thoái và khủng hoảng khác nhau, nền chính trị tư bản chủ nghĩa vẫn duy trì sự tồn tại hiện thực của mình hơn thế còn tạo được những bước phát triển nhất định. Đương nhiên, sự tồn tại đó không nằm ngoài kết cục tất yếu phải bị chuyển hóa bởi mâu thuẫn cơ bản. Song, trong giới hạn nào đó, chính trị tư sản cũng tỏ rõ những khả năng đáng chú ý của nó.

Hệ thống chính trị, cách thức tổ chức nhà nước của chủ nghĩa tư bản đã giúp nó thiết lập nên một cơ chế tự điều chỉnh đáng để nghiên cứu. Cơ chế điều chỉnh đó đã giúp chủ nghĩa tư bản vượt qua khá nhiều khó khăn nhưng không phải là phương án vĩnh hằng cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản mà nó chính là con đường làm chủ nghĩa tư bản xa rời bản chất của mình. Bởi trong quá trình vận hành cơ chế tự điều chỉnh thì chính chủ nghĩa tư bản hiện đại là tạo ra ngày càng nhiều yếu tố phi tư bản trong lòng nó, những yếu tố phủ định chính chủ nghĩa tư bản.

Cơ chế vận hành của chủ nghĩa tư bản hiện đại là kết quả tất yếu của quá trình nhà nước tham gia vào không chỉ lĩnh vực chính trị mà còn dấn sâu vào hoạt động kinh tế. Cơ chế này ra đời và phát triển mạnh trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai và trở thành một cơ chế vững chắc kể từ sau năm 1970 trở đi. Nó thể hiện cả tính ưu việt năng động cũng như tính ỳ trệ của chủ nghĩa tư bản hiện đại trong tất cả các lĩnh vực sinh hoạt xã hội, kinh tế, chính trị, đạo đức, lối sống,…

Cơ chế vận động này thể hiện tính xã hội hóa cao của chủ nghĩa tư bản ngày nay và làm rõ rệt hơn trình độ chín muồi cao hơn nữa của chủ nghĩa tư bản so với trước đây. Nhờ cơ chế này mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đã thích ứng nhanh với

những thay đổi to lớn của lực lượng sản xuất trong những thập kỷ gần đây.

Học thuyết chính trị tư sản cho rằng, phân lập quyền lực là giải pháp hữu hiệu nhất giúp kiểm soát và ngăn chặn sự lạm quyền của các chủ thể nắm quyền lực nhà nước. Tư tưởng phân quyền nhà nước lần đầu tiên được Môntesquiơ đưa ra trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” xuất bản năm 1748. Trong đó, ông chỉ ra rằng, có ba loại quyền khác nhau cấu thành quyền lực nhà nước: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Đồng thời, ông cũng nói về tác hại của việc tích hợp các quyền đó là khi nào quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người thì không còn gì là tự do nữa, và cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do của công dân. Quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập vào quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có sức mạnh của kẻ đàn áp. Vì vậy mọi sự tập trung quyền năng vào tay một cá nhân hay một nhóm luôn có nguy cơ dẫn đến chủ nghĩa toàn trị hoặc độc tài. Để tránh việc tập trung tuyệt đối quyền lực vào một hay một nhóm người thì cần phải có một cơ chế giúp kiểm soát quyền lực mà khả thi nhất là dùng ngay quyền lực để kiềm chế quyền lực. Từ đó tư tưởng phân quyền trong bộ máy nhà nước trở thành tư tưởng có nhiều giá trị trong thực tiễn với tư cách như một nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước căn bản của chủ nghĩa tư bản.

Tuy nhiên, trong thực tế, ngay cả ở những quốc gia mà trong tổ chức bộ máy nhà nước quyền lực được phân lập triệt để nhất như Mỹ, thì sự tương đương giữa ba nhánh quyền lực cũng chỉ là những gì được nói trên lý thuyết và mang tính tương đối mà thôi. Ngày nay, khuyết điểm cơ bản của sự phân chia quyền lập pháp và quyền hành pháp là ở quan niệm duy lý về đẳng cấp, về quá trình ra quyết định. Cơ quan lập pháp quyết định là giai đoạn thứ nhất quyết định giai đoạn thứ hai là chính phủ thi hành. Dần dần khi sự can thiệp của nhà nước tăng lên thì cách nhìn có tính cố hữu đó tỏ ra vừa không khả thi vừa không thích hợp. Trong hầu hết các nền dân chủ đa nguyên ngày nay, hành pháp luôn lấn sân hơn so với lập pháp.

Nhà nước tư bản hiện đại ngày càng can thiệp sâu vào hoạt động của các công ty tư bản tư nhân, thông qua hình thức tài trợ, cho vay, mua cổ phần; đơn đặt hàng

của nhà nước và quốc hữu hóa. Nhờ tăng cường quốc hữu hóa mà khu vực kinh tế Nhà nước thuộc các nước phát triển tăng lên đáng kể. Hệ thống điều chỉnh kinh tế của Nhà nước tư bản hiện đại đã được hình thành có khả năng can thiệp vào mọi lĩnh vực đời sống, nó có thể hoàn thành tất cả nhiệm vụ ngắn hạn và dài hạn, từ đó điều chỉnh kinh tế của nhà nước trở thành một bộ phận cấu thành hữu cơ trong toàn bộ cơ chế tái sản xuất song nó không xóa bỏ được các điều kiện mà trong đó các quy luật vốn có của chủ nghĩa tư bản hoạt động, tức là sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế vẫn chịu sự ức chế của các quy luật kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản hiện đại với mức sản xuất phát triển cao của xã hội được thực hiện qua hoạt động của hệ thống điều chỉnh kinh tế của nhà nước. Hệ thống này được hình thành trên cơ sở kết hợp của cơ chế nhà nước với cơ chế thị trường và cơ chế độc quyền tư nhân. Điều chỉnh sự vận động của quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhà nước phải sử dụng các nguồn lực hoạt động của mình như ngân khố tài nguyên thông qua hệ thống tín dụng, ngân hàng, tài chính. Điều tiết chính là việc nhà nước áp đặt các quy chế của mình nhằm hướng dẫn, hạn chế, thay đổi hành vi kinh tế của các chủ thể sản xuất kinh doanh phù hợp với những hoạt động chung trong vận động tổng thể của nền kinh tế theo những mục tiêu của nhà nước đã vạch ra.

Trong quá trình tự điều chỉnh trên lĩnh vực kinh tế thì dần dần chủ nghĩa tư bản đã tiếp tục điều chỉnh trên mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong hệ thống chính trị cơ chế tự điều chỉnh được hình thành từ hai nguồn: một là sự tự ý thức của những người cầm quyền về ý nghĩa của vấn đề cần thiết phải sáng tạo ra một hệ thống các công cụ có khả năng điều chỉnh những vấn đề nan giải, những biến cố phát sinh trong quá trình cầm quyền. Ví dụ điển hình cho loại này là hệ thống an sinh xã hội mà nhiều nước tư bản hiện đại đang chú ý phát triển. Hai là sản phẩm của sự hội tụ một loạt những nhân tố khách quan mà xã hội tư bản cũng như chế độ chính trị của nó tự tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển, những nhân tố này tự làm phát sinh một số những công cụ có khả năng giúp hệ thống chính trị tư sản tự điều chỉnh mâu thuẫn và sự hiện diện của chúng phần nào nằm ngoài ý chí của những người cầm quyền ví dụ như: những thành tựu khoa học kỹ thuật và công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa tư bản hiện đại và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (Trang 25 - 36)