Những nhân tố khách quan của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa tư bản hiện đại và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (Trang 64 - 110)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Một số vấn đề của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công

2.3.1. Những nhân tố khách quan của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử

công nhân trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại

2.3.1. Những nhân tố khách quan của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của giai cấp công nhân

Không thể phủ nhận những thành quả đã đạt được của chủ nghĩa tư bản hiện đại trong thời gian gần đây. Nhờ những điều chỉnh tích cực đến từ phía chủ nghĩa tư bản hiện đại đã làm dịu đi phần nào mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp

công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại không cho phép một sự điều chỉnh vô hạn định mà nó lại tạo ra những yếu tố phi tư bản phủ định xã hội tư bản hiện đại. Mặc dù vậy, những người theo quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và những người công nhân nói riêng không thể đứng im hay ngồi chờ chủ nghĩa tư bản tự diệt vong mà phải hành động khi thời cơ chín muồi nhằm loại bỏ chủ nghĩa tư bản và vượt lên nó để xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn. Đến nay, không thể nói chắc chắn được thời gian khi nào thì chủ nghĩa tư bản sụp đổ nhưng đó vẫn là một xu thế lịch sử không thể cưỡng lại được. Điều đó diễn ra vào thời điểm nào là phụ thuộc vào mức độ chín muồi của các nhân tố chủ quan, các nhân tố khách quan của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trước tiên phải kể tới những nhân tố khách quan ngày càng chín muồi của việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Thứ nhất: Sự phát triển của lực lượng sản xuất chứng tỏ rằng giai cấp công nhân hiện đại là người đại diện xứng đáng của phương thức sản xuất đang lên và của tiến bộ xã hội

Cách mạng khoa học công nghệ là một biểu hiện rõ nét của sự phát triển của lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản hiện đại. Với cuộc cách mạng này lực lượng sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại đã có những bước tiến nhảy vọt. Cả tư liệu lao động và công cụ lao động đều gắn chặt với khoa học công nghệ nhất là công nghệ thông tin. Khoa học kỹ thuật là một bộ phận hợp thành ngày càng quan trọng của lực lượng sản xuất xã hội, ngày nay nó đã trở thành lực lượng đầu tiên, trực tiếp của sức sản xuất. Mác đã từng chỉ rõ trong nền sản xuất hiện đại hóa, toàn bộ quá trình sản xuất không phải là tuân theo kỹ xảo trực tiếp của người lao động, mà là sự ứng dụng của khoa học vào kỹ thuật. Trong các nước tư bản chủ nghĩa sau chiến tranh, sự phát triển cao độ của lực lượng sản xuất xã hội và của nền kinh tế cùng những biến đổi chính trị, xã hội và quan hệ kinh tế mà sự phát triển đó mang lại, chủ yếu cũng do cuộc cách mạng khoa học công nghệ đưa tới. Cuộc cách mạng này đã trực tiếp tác động vào mọi ngành kinh tế quốc dân, mọi lĩnh vực xã hội của các nước tư bản phát triển. Mũi đột phá của cuộc cách mạng khoa học công

nghệ hiện đại là sự nhanh chóng và không ngừng tạo ra, hình thành, phát triển những công nghệ mới, đẩy mạnh quá trình tự động hóa. Công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng ngày nay đã được thừa nhận rộng rãi là bốn trụ cột quan trọng nhất, trong đó, công nghệ thông tin có vai trò dẫn đầu.

Ngay từ sau chiến tranh, khoa học công nghệ ở các nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng chuyển hóa thành lực lượng sản xuất xã hội, đó là nhờ chủ nghĩa tư bản đã hình thành một cơ chế vận hành kinh tế tương đối hoàn chỉnh.

Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, sau chiến tranh, các nước tư bản phát triển giải quyết tương đối tốt quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng. Điều này có tác dụng không nhỏ trong việc thúc đẩy khoa học công nghệ chuyển hóa thành lực lượng sản xuất. Bởi vì, không có tiêu dùng thì cũng chẳng thể có sản xuất, trong trường hợp ko có tiêu dùng thì sản xuất sẽ không có mục đích, tiêu dùng tạo ra sự kích thích đối với sản xuất.

Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất và dưới chế độ tư bản nó cũng là một biện pháp quan trọng làm tăng thêm giá trị thặng dư. Để làm cho những thành quả của khoa học công nghệ có thể nhanh chóng đem lại lợi ích thương nghiệp, việc nghiên cứu khoa học công nghệ và sản xuất công nghiệp ở các nước tư bản phát triển phải được kết hợp với nhau một cách chặt chẽ.

Để tiết kiệm giá thành và tăng nhanh việc triển khai khoa học công nghệ, các nước tư bản phát triển còn rất chú ý nhập khoa học công nghệ tiên tiến của các nước từ đó làm cho việc buôn bán kỹ thuật công nghệ phát triển nhanh chóng. Nhập khẩu kỹ thuật công nghệ mới không những thấy ngay hiệu quả, doanh lợi nhiều, mà còn lôi cuốn được các ngành khoa học công nghệ trong nước phát triển lên. Sau chiến tranh, Nhật Bản nhập khẩu một lượng lớn kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, từ đó tăng nhanh phát triển kinh tế là một ví dụ nổi bật.

Trong tình hình chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước phát triển cao độ, sự giúp đỡ của nhà nước về tài chính đối với khoa học kỹ thuật là một nhân tố quan trọng để phát triển nhanh chóng lĩnh vực này. Việc chuyển hóa nhanh khoa học công nghệ thành sức sản xuất xã hội vừa đòi hỏi có một số lượng lớn các nhà khoa

học, vừa đòi hỏi phải có một đội ngũ đông đảo nhân viên kỹ thuật có trình độ tri thức tương đối cao và những lao động lành nghề. Điều này chính là sự thể hiện giai cấp công nhân vẫn là những người nắm giữ sự vận hành và phát triển của lực lượng sản xuất. Họ vẫn là những người có vai trò to lớn trong phát huy sức mạnh của lực lượng sản xuất đang ngày một phát triển không ngừng.

Với thành quả của cách mạng công nghiệp chuyển mạnh từ lao động thủ công lên lao động với công cụ kỹ thuật cao, lao động trí tuệ trong nền kinh tế tri thức ngày nay và diễn ra quá trình công nghiệp hóa, giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.

Ngày nay, với sự xuất hiện những nhà máy tự động hóa cao, làm xuất hiện huyền thoại về “nhà máy không người”. Từ đó, các học giả tư sản lại xuyên tạc, phủ nhận học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác từ góc độ khác. Họ cho rằng, ngày nay, máy móc hiện đại đã thay thế lao động sống. Ở những nhà máy tự động, “nhà máy không người” không có lao động sống và do đó không còn bóc lột giá trị thặng dư nữa.

Trong phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư, C. Mác đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Vận dụng lý luận đó vào quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, C. Mác phát hiện ra tư bản bất biến và tư bản khả biến. Trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, với tính chất là lao động cụ thể, lao động của người công nhân đã chuyển nguyên vẹn giá trị cũ của máy móc, nguyên nhiên liệu vào sản phẩm lao động mới và làm cho sản phẩm đó có một giá trị sử dụng xác định. Tuy nhiên, vẫn là quá trình lao động đó, nhưng với tính chất lao động trừu tượng, người công nhân đã sáng tạo ra một giá trị mới, trong đó có giá trị thặng dư. Như vậy, dù cho máy móc, các tư liệu lao động có hiện đại, có vai trò quan trọng, nếu không có chúng thì quá trình sản xuất không diễn ra thì giá trị thặng dư vẫn chỉ do lao động sống của công nhân sản xuất chứ không phải do máy móc tạo ra.

Mặt khác, máy móc không thể tự chạy mà phải có người công nhân vận hành cho nó chạy và theo dõi quá trình vận hành đó để xử lý lỗi khi gặp sự cố kỹ thuật. Nói cách khác, vẫn phải có lao động sống của người công nhân làm nhiệm vụ giám

sát, điều hành trong quá trình tự động hóa của máy móc. Hơn nữa, để một dây chuyền tự động hoạt động, cần phải có một bộ phận nhân viên lo đầu vào sản xuất, tiếp liệu đúng thời hạn và chất lượng; một bộ phận nhân viên khác lo đầu ra sản phẩm, quảng bá, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm. Nếu các bộ phận này không làm tốt thì nhà máy không thể hoạt động được. Như vậy, không thể có cái gọi là “nhà máy không người” bởi trong quá trình sản suất vẫn không thể thiếu được lao động của người công nhân với tư cách là lao động sống.

Từ những phân tích trên chúng ta có thể kết luận về hình thức quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày nay đã có những biến đổi nhất định. Song về bản chất, quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản hiện đại vẫn không có gì thay đổi, vẫn là chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất mà thôi. Điều đó cũng có nghĩa quy luật giá trị thặng dư vẫn là quy luật tuyệt đối của xã hội tư bản hiện đại.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất và mở rộng thị trường thế giới kể từ những năm đầu thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học-công nghệ và toàn cầu hóa hiện nay đã tạo ra lực lượng sản xuất hiện đại và đồ sộ hơn nhiều và do đó càng làm sáng tỏ nhận thức và đánh giá của Mác và Ăngghen. Sau này, Lênin khi đã lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười ở nước Nga, cho rằng chỉ có lực lượng sản xuất hiện đại mới tạo ra năng suất lao động cao. Xét đến cùng, thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng lợi khi tạo ra năng suất lao động cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Đó là sự nghiệp rất khó khăn và rất lâu dài.

Sự nghiệp ấy chỉ có thể do giai cấp công nhân khởi xướng và lãnh đạo. Ngày nay, giai cấp công nhân hiện đại trước sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng sản xuất vẫn là những người đại diện tiên tiến nhất cho phương thức sản xuất đang lên với tri thức và thông tin là nền tảng, đại diện cho tiến bộ xã hội. Ngày nay, để đáp ứng ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại, đòi hỏi người công nhân trong lao động sản xuất phải là những người phát triển cao về trí tuệ, khỏe mạnh về thể chất, giàu có về tinh thần, trọng đạo đức. Người công nhân làm ra lực lượng sản xuất đến đâu thì đồng thời cũng tự nâng cao năng lực sản xuất của mình đến đó. Lực lượng

sản xuất càng phát triển thì giai cấp công nhân cũng sẽ theo đó mà phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, vị trí, vai trò của giai cấp công nhân vẫn hết sức quan trọng. Bất kể là trong quá trình cách mạng máy hơi nước hay là cách mạng máy phát điện hoặc cách mạng năng lượng nguyên tử, và cách mạng thông tin thì giai cấp công nhân luôn luôn đi đầu trong lực lượng lao động. Trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sức sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển, giai cấp công nhân dũng cảm tiếp nhận từ sự thử thách rèn luyện của bão táp thời đại, tự giác tiếp nhận sự đào thải của văn minh hiện đại, trở thành một lực lượng lao động do người lao động trí óc và người lao động thể lực cùng hợp thành, có thể thích ứng với toàn bộ yêu cầu của sản xuất lớn xã hội hóa, sáng tạo chế độ mới và phát huy tác dụng chủ đạo trong sáng kiến khoa học công nghệ. Giai cấp công nhân chính là một loại sức sản xuất hùng mạnh nhất. Như vậy, giai cấp công nhân vẫn có sức mạnh tiềm năng mà không một giai cấp nào trong lịch sử có được để thực hiện sứ mệnh lớn lao là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội.

Ngày nay, nền kinh tế công nghiệp đang từng bước nhường chỗ cho nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế mới này, bộ phận quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất là công nhân trí thức. Họ là người trực tiếp sử dụng yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại – trí tuệ. Xét từ giác độ đó họ trở thành người có sở hữu tư liệu sản xuất. Giai cấp công nhân hiện đại – những công nhân trí thức với tư cách là bộ phận xã hội quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại sẽ thực hiện vai trò phủ định đối với chủ nghĩa tư bản để tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, lúc đó giai cấp công nhân công nghiệp sẽ nhường vai trò tiên phong cho giai cấp công nhân trí thức được vũ trang bằng máy tính.

Thứ hai: Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân hiện đại quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Các nước tư bản phát triển chính là cái nôi của giai cấp công nhân hiện đại, phong trào công nhân và công đoàn ở các nước này có truyền thống lâu đời, tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn phong phú trong đấu tranh để tồn tại, phát triển

và hướng tới một xã hội tương lai – xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Trước sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển đang có những thay đổi lớn về cơ cấu nghành nghề lao động, thành phần giai cấp, về số lượng lẫn chất lượng, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, điều kiện sống và làm việc,… Tất cả những điều này đã hợp lại tạo nên địa vị kinh tế - xã hội cho giai cấp công nhân hiện đại.

Bên cạnh lực lượng công nhân truyền thống, xuất hiện công nhân trình độ tự động hóa với việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin vào sản xuất. Bên cạnh những ngành công nghiệp truyền thống, xuất hiện công nhân hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ. Thực tế ở các nước tư bản công nhân trong các ngành dịch vụ này chiếm tới 50% đến 70% lao động. Tuy nhiên, điều này không hề làm giảm vai trò của giai cấp công nhân trong nền kinh tế và ngay cả tỷ trọng của giai cấp công nhân trong dân cư. Bởi vì những người làm thuê trong các ngành dịch vụ gắn liền với công nghiệp và hoạt động theo lối công nghiệp vẫn là công nhân xét trên cả hai thuộc tính về giai cấp công nhân.

Mặt khác bên cạnh trình độ thấp của giai cấp công nhân truyền thống đã xuất hiện công nhân có trình độ cao, có xu hướng “trí thức hóa” và cũng ngày càng tiếp thu thêm đông đảo những người thuộc tầng lớp trí thức vào hàng ngũ của mình. Mặc dù vậy, bản chất về giai cấp công nhân cũng không hề thay đổi, nếu trước kia công nhân bán sức lao động chân tay là chủ yếu, thì nay họ bán cả sức lao động chân tay và lao động trí óc, giá trị ngày càng lớn và do đó càng bị bóc lột giá trị thặng dư theo chiều sâu. Giai cấp công nhân bắt đầu có sự thay đổi về tài sản. Phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa tư bản hiện đại và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (Trang 64 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)