1 .Tính cấp thiết của đề tài
7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa tư bản hiện đại
1.2.3. Đặc điểm xã hội của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Không chỉ chính trị, kinh tế mà các vấn đề xã hội của chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng đang là chủ đề được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu. Bởi không thể phủ nhận những thành tựu to lớn của các chính sách xã hội mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đã đem lại cho nhân loại. Bên cạnh những thành tựu ấy thì những vấn đề tiêu cực vẫn còn tồn tại và chưa thể vượt qua. Trong đó, không thể không nhắc tới hai vấn đề cốt lõi đó là dân chủ và phân tầng xã hội trong chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Thứ nhất, về dân chủ
Dân chủ và tự do là sản phẩm của tiến trình lịch sử đầy máu và nước mắt của nhân loại, là kết quả đấu tranh hàng ngàn năm của quần chúng chống lại mọi sự chuyên chế nhà nước đối với dân. Dù thực tế vẫn còn là hình thức, nhưng dân chủ và tự do đã trở thành khát vọng cơ bản và sâu xa của quần chúng, đặc biệt ở trình độ phát triển cao của xã hội hiện đại. Nó là vấn đề mà dù không muốn, giai cấp tư sản vẫn phải nêu cao như những tiêu chí cơ bản của thể chế chính trị hiện đại. Nói đến dân chủ là nói đến quyền lực tối thượng thuộc về nhân dân. Dân chủ đòi hỏi phải có sự tham gia dù trực tiếp hay gián tiếp của nhân dân vào đời sống chính trị. Phải có cơ chế tập trung và kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Quá trình dân chủ chống lại mọi sự lộng hành, độc đoán, chuyên quyền của các cá nhân và tập đoàn. Cơ chế dân chủ theo nguyên tắc quyền quyết định thuộc về đa số để vừa đảm bảo khả năng tiếp cận với lẽ phải vừa phản ánh lợi ích của số đông. Nhưng nguyên tắc này cũng gắn liền với quyền tồn tại của thiểu số. Thiểu số phải chấp nhận quyết định của đa số, nhưng có quyền phản biện, đề xuất, phê phán những gì đang diễn ra để cải tiến hoặc đổi mới. Dân chủ phải được xây dựng trên quan hệ bình đẳng giữa mọi cá nhân, tầng lớp. Hiện nay, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà chưa thể có bình đẳng tuyệt đối. Do đó, bình đẳng chủ yếu là bình đẳng về cơ hội, dân chủ tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho mọi cá nhân để tự khẳng định mình.
Cơ sở của dân chủ là ý tưởng về sự tôn trọng và đối xử đối với mọi người giống nhau. Khi một số lớn người bị loại bỏ khỏi những hoạt động xây dựng tính
công dân và không có một mức thu nhập tối thiểu cần thiết để tham gia một nền kinh tế mở thì phải thấy đó là dấu hiện của một thất bại nghiêm trọng của thị trường cũng như của chính trị. Vì có một mối liên hệ nhân quả giữa một bên là sự loại trừ những người nghèo nhất và bên khác là sự lựa chọn rõ ràng có cân nhắc của những người khá giả nhất, hiện tượng này đòi hỏi một sự can thiệp chính trị. “Sự thống trị bằng công lao một cách thả cửa, giống như sự ăn mòn, làm thu hẹp phạm vi các giá trị của các xã hội chúng ta; nó cũng có nguy cơ trả công quá nhiều cho những phương tiện và những thành đạt đã tỏ ra lỗi thời, trong thời kỳ diễn ra những biến đổi kinh tế nhanh chóng. Trong chính trị ngày mai không thể bằng lòng một chút nào đối với việc xây dựng lại một cơ cấu giai cấp cứng nhắc dưới những hình thức khác.” [33, tr. 218]
Quan điểm chính trị tư sản đã nói đến dân chủ với hàm ý một mẫu hình lý tưởng của một hệ thống chính trị và những người dân đã tin theo tín điều đó một cách tuyệt đối. Không ai có thể phủ nhận sự lý tưởng của những mẫu hình dân chủ chính trị như vậy. Dân chủ đã đi vào tiềm thức của công dân, thậm chí nó trở thành một thước đo truyền thống cho mức độ tốt đẹp của một xã hội chính trị. Một hệ thống chính trị tốt đẹp đến đâu là hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ dân chủ trong đời sống chính trị. Nói cách khác, hệ giá trị tư sản bị quy định có tính chất lịch sử không thể tách rời với định chế dân chủ trong đời sống chính trị. Dân chủ, tự do là nền tảng của việc dân cai trị dân. Không có tự do, thì chỉ có phụ thuộc và áp bức. Nhưng tự do vừa là một phương tiện thực hiện một tiềm năng, vừa là một mục đích tự thân. Hơn nữa, dù chúng ta không hề thấy có một lý do nào để hạn chế tự do của chúng ta trong lĩnh vực thuần túy đời sống cá nhân, nhưng một số hạn chế theo tôi lại là cần phải có ở những việc làm và cử chỉ nào của chúng ta xâm phạm phúc lợi của người khác. Dân chủ, cũng như sự bình đẳng được tôn trọng ngang nhau.
Dân chủ đã được xem như là một “món ăn” chủ yếu trong “thực đơn” hàng ngày của dân chúng trong các nền chính trị phương Tây. Do đó, nhu cầu thực hiện dân chủ trở thành một sự đòi hỏi thường xuyên. Có lẽ người ta sẽ không biết sống như thế nào nếu thiếu món dân chủ trong thực đơn chính trị. Nhưng hệ thống chính trị phương Tây ngày càng thấy khó có thể đáp ứng những nhu cầu dân chủ của đa số
khách hàng của họ. Những nền dân chủ phương Tây đã trót đưa vào thực đơn chính trị của họ món dân chủ và làm cho khách hàng mê món đó, mặc dù chưa ai được biết món dân chủ chuẩn có hương vị như thế nào. Chưa có khách hàng nào được nếm nó. Và các nhà hàng vẫn tiếp tục đưa ra những món mà họ gọi là dân chủ nhưng hoàn toàn không giống như những gì họ đã quảng cáo để hấp dẫn khách hàng. Những nhà hàng đó không dám và không thể đưa ra món dân chủ đúng như lời quảng cáo bởi hơn ai hết họ hiểu rất rõ nếu đưa ra thì họ sẽ lỗ vốn và nhanh chóng phải đóng cửa nhà hàng.
Làm sao có thể có dân chủ thực sự khi mà của cải cứ dồn về cho thiểu số, trong những xã hội cũng như trên vũ đài chính trị - sân khấu của thiểu số quyền lực luôn thuộc về những người giàu có. Và cũng chỉ có những người giàu có mới có đủ khả năng tham gia những “trò chơi chính trị”. Những công dân chỉ với một lá phiếu trong tay làm sao có thể tác động đến những quyết định chính trị khi mà những tập đoàn quyền lực, giới tinh hoa có thể dùng sức mạnh kinh tế của họ để huy động hàng triệu lá phiếu ủng hộ cho những chọn lựa của họ. Và còn hàng loạt những minh chứng khác nữa có thể chứng minh được rằng nền dân chủ đa nguyên chỉ là hình thức, nội dung bên trong của nó vẫn là quyền lực thuộc về một nhóm thiểu số hết sức giàu có trong xã hội – giới thượng lưu, những người cầm quyền – vì và cho chính những đặc quyền của họ trong xã hội.
Như vậy, các khách hàng ngày một hiểu rõ cái món dân chủ mà họ đang dùng không phải là “hàng thật” nó là một thứ đồ giả, đồ nhái chỉ có cái bề ngoài giông giống mà không có cái bản chất bên trong. Một món “bình mới nhưng rượu cũ” mà giai cấp tư sản đưa ra nhằm xoa dịu dư luận xã hội với mục đích cuối cùng vẫn là bảo vệ cho quyền lợi của họ không bị xâm phạm, lợi ích bị mất đi là nhỏ nhất và nằm trong khuôn khổ mà họ đã định trước. Trong khi đó, xã hội càng phát triển, kinh tế và dân trí càng phát triển thì dân chủ tự do càng trở thành khát vọng lớn lao hơn. Thực tế này buộc những thực khách phải đấu tranh để nhà hàng đưa ra món dân chủ đúng như anh ta đã quảng cáo. Nhưng mặt khác, một nhà hàng mở ra và đi vào hoạt động là vì mục đích lợi nhuận, do đó nó không thể thành thực đáp ứng những đòi hỏi đó của khách hàng. Kết quả là sẽ có hai sự lựa chọn: hoặc là nhà
hàng sẽ chọc tức những thực khách và họ sẽ đập phá cửa hàng; hoặc là nhà hàng phải hy sinh một phần lợi nhuận, phục vụ khách hàng một cách thật thà hơn, có ít lợi nhuận còn hơn là không có.
Những nền dân chủ phương Tây, vì chính hệ giá trị dân chủ mà nó phải đưa ra những quy định từ lịch sử chính trị hiện thực, và do bản chất của mình nó lại không thực hiện được một cách thực chất những hệ giá trị đó, do vậy nó đang phải đối mặt với chính khát vọng dân chủ và tự do như một nhân tố nội sinh có tính chất phủ định toàn bộ bản chất của hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa.
Bản chất giai cấp và lợi ích giai cấp là điểm mấu chốt, là nguyên tắc hàng đầu, quan trọng nhất để đo lường và phân biệt chính xác lập trường chính trị khác nhau giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trong việc giải quyết vấn đề nền dân chủ cũng như nhà nước. Đây là những vấn đề có quan hệ trực tiếp, gần gũi nhất với công cuộc đổi mới hệ thống chính trị hiện nay ở các nước xã hội chủ nghĩa. Đây cũng chính là tiêu điểm của sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản từ lập trường chính trị và hệ tư tưởng. Thực chất của dân chủ là vấn đề quyền lực và lợi ích của con người, mà trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp, quyền lực và lợi ích của mỗi người tùy thuộc vào địa vị xã hội của nó đối với sở hữu cũng như đối với nền sản xuất xã hội nói chung.
Là sản phẩm của xã hội có giai cấp, gắn liền với chế độ nhà nước, xưa nay trong lịch sử bao giờ dân chủ cũng mang bản chất giai cấp. Lảng tránh hay phủ nhận tính giai cấp của dân chủ, cũng như chỉ dừng lại ở ý thức, nhu cầu dân chủ chung chung trừu tượng mà không đề cập tới những giá trị, lợi ích, quyền lực thực tế về dân chủ mà người này, giai cấp này được hưởng còn người khác, giai cấp khác thì bị tước đoạt tùy thuộc vai trò, vị trí của họ như thế nào trong cơ cấu xã hội…thì điều ấy đồng nghĩa với việc rút hết sức sống thực tế của dân chủ, biến nó trở thành một khái niệm rất mơ hồ. Tuyên truyền cho quan niệm trừu tượng phi giai cấp về dân chủ, dù tự giác hay không tự giác đều có lợi cho giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa.
Không phủ nhận một thực tế là, trong lịch sử hình thành văn hóa dân chủ của nhân loại, sự xuất hiện của dân chủ tư sản gắn liền với nhà nước tư sản và chế độ tư
bản chủ nghĩa là một bước tiến của lịch sử. Dân chủ tư sản là trình độ phát triển cao trong các nền dân chủ của các chế độ tư hữu, ở đó bao hàm cả những thành quả xã hội mà cuộc đấu tranh của quần chúng lao động tạo ra. Đồng thời chính quần chúng lao động cũng tạo ra những điều kiện để tập dượt và phát triển ý thức, nhu cầu và năng lực thực hành dân chủ của mình.
Những điều đó hiển nhiên là không làm lu mờ nguyên lý chung: dân chủ tư sản vẫn là dân chủ của một thiểu số có quyền lực chi phối xã hội về kinh tế, còn đa số lao động làm thuê – xét một cách phổ biến, vẫn ở bên ngoài lề các giá trị và thành tựu dân chủ mà xã hội đạt được. Dù có sống trong thời đại văn minh và hiện đại của chế độ tư bản chủ nghĩa đi nữa, người lao động làm thuê cho các chủ tư bản vẫn chỉ là những nô lệ hiện đại mà thôi. Họ không thể trở thành dân chủ theo nghĩa cụ thể, theo nghĩa quyền lực thực tế thuộc về nhân dân và nhân dân là hiện diện cao nhất của quyền lực xã hội như Mác nói.
Xét về bản chất và trình độ, dân chủ tư sản là nền dân chủ thể hiện tính đối kháng giai cấp cao nhất, cũng đồng thời đạt đến sự hoàn hảo, hiện đại nhất của các thói mị dân và các trò lừa bịp nhân dân nhờ các thiết chế quyền lực tinh vi của nhà nước tư sản. “Khi mà các quyền lợi của các nhà đầu tư bị đe dọa thì nền dân chủ phải ra đi; nếu những quyền này được bảo đảm thì bọn giết người và bọn đao phủ sẽ là người thi hành nền dân chủ” [8, tr. 13]
Dân chủ tư sản không thể không bị phủ định bởi dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ đầu tiên và cuối cùng trong lịch sử hướng tới của đông đảo những người lao động và tạo ra mọi điều kiện tất yếu để chuyển con người tới tự do, bình đẳng theo đúng nghĩa.
So với những giai đoạn lịch sử trước thì quá trình thực hiện dân chủ trong các nước tư bản phát triển đã được tăng cường kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt là trong những năm gần đây. Song có thể khẳng định một điều rằng đặc điểm này chưa triệt tiêu được những yếu tố thối nát, phản động vốn có của chế độ tư bản hiện đại mà biểu hiện đặc trưng của nó nằm ở chỗ ăn bám vào tư bản tài chính, ở sự tồn tại thường xuyên của bộ máy quân sự khổng lồ ngay cả trong thời bình, ở
những chính sách và thực tiễn tạo nên những bất bình đẳng kinh tế, chính trị, xã hội, chủng tộc, tôn giáo, ở sự thực hiện các chính sách mang tính đế quốc, bá quyền trên phạm vi quốc tế. Một ví dụ tiêu biểu là cuộc chiến tranh ở I rắc do Mỹ khởi xướng năm 2003. Cuộc chiến này là minh chứng cho sự vô căn cứ từ những nguyên nhân khiến Mỹ phải tiến hành bạo lực đối với I rắc. Đó là sự thể hiện sức mạnh bá quyền đế quốc mà Mỹ - một cường quốc tư bản hiện đại muốn thể hiện cho thế giới biết sức mạnh bá chủ của nó. Tiếp theo đó là sự tha hóa chính trị và vấn đề nhân quyền vẫn còn là những vấn đề chính trị, xã hội đáng quan tâm của chủ nghĩa tư bản mọi thời đại mà chủ nghĩa tư bản hiện đại không thể là ngoại lệ.
Lênin đã trình bày sáng tỏ lôgic ấy khi nhấn mạnh rằng, chế độ tư bản không thể phát triển đầy đủ các giá trị dân chủ do sự an toàn của chế độ đó quy định, vì thế dân chủ tư sản không thể không rơi vào hình thức. Còn nếu đi trọn lôgic của dân chủ thì lập tức, sức mạnh của dân chủ - ý thức và quyền lực thực tế của nhân dân sẽ đe dọa và xung đột với trật tự xã hội tư sản và phủ định nó. Chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, mâu thuẫn đó mới dần dần được khắc phục và tạo nên sự phát triển thuận chiều giữa kinh tế và chính trị, giữa dân chủ của công dân và dân chủ của toàn xã hội. Một nền dân chủ như vậy đang còn là sự phấn đấu lâu dài của bản thân nhân dân trong quá trình đổi mới và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, về sự bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo
Trên thực tế những năm gần đây sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những người lao động nói chung và giai cấp công nhân nói riêng đã có được những quyền lợi mới trong tiến trình thực hiện dân chủ, chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có sự chuyển biến nhất định theo chiều hướng tiến bộ, song nó vẫn là chế độ bất bình đẳng. Sự bất bình đẳng dưới chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ sự bất bình đẳng trong chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và được biểu hiện ở nhiều mặt mà trước hết đó là sự