Nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa tư bản hiện đại và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (Trang 36 - 41)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa tư bản hiện đại

1.2.2. Nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Nền kinh tế thế giới đang có những biến động vô cùng to lớn trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin mang tính toàn cầu. Nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản cũng có những diện mạo mới. Một thời đại kinh tế mới đã và đang hình thành ở các nước tư bản phát triển nhất. Theo quan điểm của Mác, các thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ sản xuất được tiến hành như thế nào và bằng tư liệu lao động gì. Nền sản xuất hiện đại của chủ nghĩa tư bản đã chuyển mạnh từ nền sản xuất dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật cơ khí điện tử sang nền sản xuất dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ mới, về nguyên tắc lấy công nghệ thông tin làm trung tâm. Đặc trưng cơ bản của nền sản xuất này là ở chỗ đó là nền sản xuất tiết kiệm tới mức cao tài nguyên thiên nhiên, môi trường, sức lực và trí tuệ của con người,…đề cao chất lượng, hiệu quả, khai thác tiềm năng sáng tạo của con người, thân thiện với môi trường thiên nhiên. Thông tin, tri thức trở thành nguồn lực chủ yếu của nền sản xuất bên cạnh những nguồn lực cổ truyền. Phân công lao động xã hội thay đổi mạnh mẽ. Cấu trúc của nền kinh tế thay đổi một cách căn bản: Tỷ trọng trong nền kinh tế cả về sản phẩm và lao động của khu vực sản xuất phi vật thể (khu vực dịch vụ) tăng lên và khu vực sản xuất vật thể giảm đi. Đáng chú ý là những ngành có hàm lượng khoa học cao và sử dụng kỹ thuật tin học

tăng nhanh. Lao động trí thức tăng nhanh trong hầu khắp các ngành. Công cụ lao động chủ yếu là máy tính và các thiết bị liên quan tới kỹ thuật tin học. Chuyển biến này là cơ sở để chủ nghĩa tư bản hiện đại tạo lập nên nền kinh tế tri thức mang trong lòng nó xu hướng toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa có xu hướng làm thay đổi một loạt những cấu thành cơ bản trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội ở tất cả các quốc gia. Trước hết là động thái mới trong quan hệ giữa lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích giai cấp. Trong tiến trình toàn cầu hóa, lợi ích dân tộc nổi lên như hệ giá trị cơ sở, nền tảng của mọi ứng xử chính trị cơ bản. Một cuộc tranh luận đã nổ ra trong thế giới tư bản khi người ta cho rằng, theo lôgic chung thì nước Mỹ không còn lý do gì để tiếp tục gánh vác những trách nhiệm quốc tế khi sự nghiệp ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản không còn nữa. Người Mỹ sẽ không chấp nhận đóng thuế để nuôi mãi một lực lượng quân sự khổng lồ ở nước ngoài chống lại một đối thủ không hiện hữu. Tây Âu không còn phải nhất nhất nghe lời của Mỹ để được đứng dưới chiếc ô hạt nhân bảo hộ của Mỹ. Nhật Bản, mặc dù vẫn còn phải núp dưới bóng của chiếc ô an ninh của Mỹ nhưng tầm quan trọng của nó cũng đã giảm đi nhiều so với thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Điều thứ hai mà xu hướng toàn cầu hóa làm thay đổi đó là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, bất cứ cái gì cũng có thể được chế tạo ở bất cứ đâu và được bán ở bất cứ nơi nào trên trái đất. Toàn thế giới đang trong quá trình hợp nhất và một nền kinh tế duy nhất, một cơ chế kinh tế duy nhất, cùng xây dựng một chính sách kinh tế hướng ngoại. Vai trò ngày càng trở nên quan trọng của những thể chế kinh tế thương mại và tài chính quốc tế như IMF, WB, WTO và những thể chế khu vực như: NAFTA, ASEAN, EU,…cùng với một hệ thống các công ty đa quốc gia cũng như các tập đoàn đầu tư tài chính quốc tế khổng lồ đã làm các nền kinh tế của các quốc gia, dân tộc ngày càng trở nên có quan hệ tương hỗ. Một cơn bão ở thị trường tài chính Đông Á có thể gây nên sóng thần ở thị trường Tây Âu cũng như Nam Mỹ. Kinh tế thị trường vượt lên cấp độ toàn cầu. Trong khi thể chế chính trị về căn bản vẫn bị bó hẹp trong phạm vi quốc gia. Có lẽ còn phải rất lâu nữa người ta mới có thể bàn đến một cái gì như biểu hiện của một sự hợp nhất chính trị, thậm chí ngay đối với Liên minh châu Âu đã đạt đến đỉnh cao trong tiến trình khu vực hóa kinh tế,

thì thể chế chính trị khu vực vẫn mới chỉ là những thử nghiệm đầu tiên đầy mâu thuẫn, phức tạp.

Có thể thấy rõ điều này trong hai năm gần đây khi những hoạt động của nhóm G7 có những thay đổi từ việc quan tâm tới các vấn đề kinh tế giữa các bộ trưởng của nhóm G7 đi tới quan tâm tới cả vấn đề kinh tế và chính trị khi chuẩn bị có hội nghị thượng đỉnh của G7 và Nga làm nên cái gọi là G8. Thế nhưng chưa được bao lâu đã bộc lộ những mâu thuẫn vô cùng gay gắt trong quan điểm lập trường giữa G7 và Nga nói chung và giữa Mỹ và Nga nói riêng, nhất là xung quanh vấn đề Ukraine – một vấn đề nóng trong hoạt động chính trị trên thế giới hiện nay. G7 tạm thời đã loại Nga ra khỏi G8 sau biến cố chính trị ở Ukraine. Nhóm G7 nhất trí tạm ngừng tư cách thành viên G8 của Nga, cho đến khi “lập trường về vấn đề Ukraine thay đổi”. Hội nghị thượng đỉnh của nhóm dự định diễn ra ở Sochi - Nga bị hủy bỏ, thay thế bằng Hội nghị G7, diễn ra vào tháng 9 năm 2014 tại Brussels, đồng thời sẽ cân nhắc tới biện pháp trừng phạt mới đối với Liên bang Nga. Nhiều nhà quan sát cho rằng, trước đây, khi tiếp nhận Nga vào nhóm G8 đã xuất hiện nhiều ý kiến trái ngược nhau. Đánh giá về mặt kinh tế, Liên bang Nga lúc đó đang trải qua thời kỳ khó khăn kinh tế trì trệ sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ. Thực lực kinh tế kém rất xa so với nhóm G7, đến nay cục diện này vẫn chưa thay đổi.

Để Nga gia nhập nhóm cường quốc công nghiệp, về hình thức G7 đã công nhận Nga là một nước công nghiệp hóa, là cùng “giá trị quan”. Nhưng cùng với quyền lực tuyệt đối của Putin, giá trị quan và lợi ích địa - chính trị giữa Nga và G7 ngày càng khác xa nhau rõ rệt.

Về trình độ kinh tế, trên thực tế Nga không thể đại diện một nước công nghiệp hóa có trình độ cao. Cựu tổng thống Pháp Sarkozy chỉ ra, về lĩnh vực kinh tế toàn cầu, tính đại diện của Nga còn kém cả Trung Quốc, Ấn Độ thậm chí là cả Hàn Quốc. Như vậy, Nga không thích hợp cho một vị trí trong G8!

Còn Nga lúc đầu rất hồ hởi khi khoác tấm áo “nước công nghiệp hàng đầu”, được thế giới phương Tây công nhận. Nhưng sau khi Putin lên nắm quyền, ông cho rằng “một âm mưu lớn nhằm kiềm chế Nga” đang được triển khai. Ông không còn nhấn mạnh sự hòa hợp với phương Tây, mà chủ yếu đề cao chủ nghĩa dân tộc. Trên thực tế, bất luận là về địa-chính trị, hình thái ý thức hay là các tiêu chí kinh tế của

G8, thì khối này vẫn chỉ là G7+1.

Tóm tắt sự chi phối của xu thế toàn cầu hóa đối với chủ nghĩa tư bản, Lester Thurow cho rằng: “ngày nay, không có các mối đe dọa, không có các hệ tư tưởng và cũng không có các nhà lãnh đạo đủ mạnh để duy trì thế giới trong một hệ thống…Sự ra đời của một thế giới có các khu vực tương đương về sức mạnh kinh tế, không ai cho phép quân đội của họ phải hy sinh nếu lợi ích quốc gia của họ không bị đe dọa, thiếu các hệ tư tưởng hợp nhất, và chủ nghĩa cá nhân không hạn chế trong nền dân chủ tư bản chủ nghĩa. Đó là một thế giới thiếu những sự ràng buộc thống nhất và thiếu một giới lãnh đạo chính trị toàn cầu”. [46, tr. 58]

Nền kinh tế của các nước tư bản phát triển trong giai đoạn hiện nay đã cho thấy khả năng phát triển to lớn của chính chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, nền kinh tế ấy đang trên đà phát triển thì vẫn ẩn chứa những nguy cơ tiềm tàng khó có thể tháo gỡ mà trọng tâm là vấn đề khủng hoảng kinh tế chu kỳ. Từ khủng hoảng về tài chính tiền tệ, đến khủng hoảng về khai thác tài nguyên thiên nhiên đều là những bài toán không hề dễ đối với nền kinh tế vẫn được coi là phát triển hiện đại nhất và đem lại hiệu quả cao nhất trên thế giới hiện nay.

Khủng hoảng là thuộc tính hữu cơ của quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, vừa là hệ quả, vừa là cơ chế điều tiết của chính phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn phát triển, cuộc khủng hoảng lại có những biểu hiện mới. Có sự rút ngắn khoảng cách giữa các chu kỳ và ranh giới giữa các giai đoạn của một chu kỳ ngày càng trở nên mờ nhạt. Nguyên nhân của biểu hiện này chính là do: sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kỹ thuật đã rút ngắn thời gian ra đời các phát minh cải tiến công nghệ mới và cả thời gian ứng dựng chúng vào thực tiễn sản xuất – kinh doanh; Do nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa cho phép kinh doanh ngày càng đa dạng hơn về các sản phẩm; Do khả năng cung cấp của các doanh nghiệp và nền sản xuất xã hội nói chung cũng tăng nhanh do sự tăng nhanh các tiềm lực kinh tế được tích lũy qua nhiều thế hệ; Do toàn cầu hóa cho phép mở rộng thị trường cả trong nước và quốc tế làm tăng vọt nhu cầu về sản phẩm mới…do đó cho phép rút ngắn thời gian khấu hao, đổi mới máy móc thiết bị mà vẫn đảm bảo thu hồi vốn và có lãi.

Không như trước đây, khủng hoảng thường diễn ra đồng loạt trên toàn bộ hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới thì tới nay, chu kỳ khủng hoảng ở mỗi nước tư bản chủ nghĩa lại có điểm rơi không trùng khớp. Trong 40 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai ở Mỹ có 9 cuộc khủng hoảng kinh tế, ở Anh có 8, ở Nhật có 7, ở Cộng hòa liên bang Đức có 6 và ở Pháp có 5. Sở dĩ như vậy là do sự phát triển không đồng đều của các nước tư bản chủ nghĩa – một quy luật vốn có của chủ nghĩa tư bản, song tới giai đoạn ngày nay thì nó bộc lộ một cách mạnh mẽ hơn và rõ nét hơn. Hơn nữa, do xu hướng phát triển kinh tế tri thức nên chu kỳ khủng hoảng ở các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học công nghệ của bản thân quốc gia đó.

Những cuộc khủng hoảng liên tiếp diễn ra khiến chủ nghĩa tư bản đối diện với những vấn đề của chính mình song đó cũng là những vấn đề mà toàn cầu đang quan tâm như: vấn đề nợ công, khủng hoảng môi trường, tình trạng nghèo khổ, bệnh tật toàn cầu và nạn thất nghiệp…

Nợ quốc tế đang trở thành vấn đề của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Năm 1999, tổng số nợ của các nước đang phát triển là 2.554 tỷ USD, tăng gần 7 lần so với năm 1973, trong đó nợ tư nhân chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Có nhiều nguyên nhân khiến các nước này rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất hoặc dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng. Đó là do sự cho vay và vay nợ quá mức, đặc biệt là nợ ngắn hạn mà đây là hệ quả trực tiếp của sự phát triển các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính vượt ra khỏi biên giới quốc gia, nhằm tìm kiếm lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ. Tình trạng nợ công, nợ xấu còn do việc sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả ở các nước đang phát triển.

Cội nguồn của các cuộc khủng hoảng nợ ở các nước đang phát triển nằm chính trong sự phát triển của hệ thống tài chính tư bản chủ nghĩa trên phạm vi quốc tế. Tìm kiếm lợi nhuận tối đa và cố gắng cạnh tranh để mở rộng thị trường tiêu thụ đã khiến cho các nước có nền công nghiệp phát triển tăng cường việc cho vay và cho vay quá mức. Hơn thế nữa, hệ thống tài chính của chủ nghĩa tư bản lại không chứa đựng những cơ chế có hiệu quả để giải quyết triệt để khủng hoảng một khi nó xảy ra. Do đó, mặc dù trong những năm qua nhiều giải pháp đã được đưa ra như giãn

nợ, đảo nợ, xóa nợ, mua lại nợ, đổi nợ lấy cổ phần,… nhưng nguy cơ vỡ nợ vẫn không hề suy giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chủ nghĩa tư bản hiện đại và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)