3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.1.1. Thời gian nghiên cứu 3.1.1. Thời gian nghiên cứu
- Vụ xuân:Tháng 01/2017 đến tháng 06/2017. - Vụ mùa: Từ tháng 6/2017 đến tháng 11 năm 2017.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Khu thí nghiệm Viện Nghiên cứu Phát triển cây trồng - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu gồm 14 dòng, giống lúa thuần do phòng Công nghệ lúa lai – Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng cung cấp và giống đối chứng BT7 (Bắc thơm 7) – đối chứng chất lượng.
Bảng 3.1. Danh sách nguồn vật liệu nghiên cứu
TT Tên dòng, giống Ký hiệu giống Cơ quan chọn tạo
1 KR8/HC4(1) G1 Viện NC & PTCT- Học viện NNVN 2 KR8/HC4(2) G2 Viện NC & PTCT- Học viện NNVN 3 Đài Thơm 8
G3 Công ty CP Giống cây trồng miền Nam(SSC)
4 Bắc Thơm 7 G4 Trung Quốc
5 ST12 G5 Viện NC & PTCT- Học viện NNVN 6 HC3 G6 Viện NC & PTCT- Học viện NNVN 7 HC4 G7 Viện NC & PTCT- Học viện NNVN 8 R3/HSBC G8 Viện NC & PTCT- Học viện NNVN 9 R26/HC5 G9 Viện NC & PTCT- Học viện NNVN 10 KR9/R7 G10 Viện NC & PTCT- Học viện NNVN 11 R253KBL G11 Viện NC & PTCT- Học viện NNVN 12 R9311 ngắn G12 Viện NC & PTCT- Học viện NNVN 13 IR1106 G13 Viện NC & PTCT- Học viện NNVN 14 OM1054
G14 Công ty CP Giống cây trồng miền Nam(SSC)
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, đặc điểm nông sinh học, mức độ nhiễm sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các dòng, giống trong vụ Xuân 2017.
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, đặc điểm nông sinh học, mức độ nhiễm sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các dòng, giống trong vụ Mùa 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội.
3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Bố trí thí nghiệm
Đề tài tiến hành 02 thí nghiệm tương ứng với hai nội dung nghiên cứu. Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), với 03 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 10m2/giống/lần nhắc. Mật độ cấy 45 khóm/m2, cấy 1 dảnh/ khóm.
Sử dụng phân bón NPK tổng hợp Đầu Trâu của Công ty CP Phân bón Bình Điền. Liều lượng và cách bón như sau:
* Vụ Xuân: Lượng phân bón là 96 kg N + 53 kg P2O5 + 53 kg K2O. Cụ thể như sau:
+ Bón lót sử dụng loại phân L1 (N:P:K = 17:12:5): 278 kg/ha.
+ Bón thúc 1 sử dụng loại phân L1 (N:P:K = 17:12:5): 167 kg/ha. Bón sau khi cấy 15-20 ngày.
+ Bón thúc 2 sử dụng loại phân L2 (N:P:K = 18:4:20): 167 kg/ha. Bón trước khi lúa trỗ từ 15-20 ngày.
- Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:
Dải bảo vệ Dải bảo vệ G2 G7 G4 G9 G3 G6 G10 G1 G5 G12 G8 G14 G13 G11 Dải bảo vệ G3 G6 G2 G5 G7 G1 G8 G11 G10 G13 G4 G14 G9 G12 G8 G10 G1 G6 G11 G13 G4 G9 G2 G7 G3 G5 G12 G14 Dải bảo vệ
* Vụ Mùa: Lượng phân bón là 83 kg N + 59 kg P2O5 + 46 kg K2O. Cụ thể như sau:
+ Bón lót sử dụng loại phân L1 (N:P:K = 17:12:5): 223kg/ha.
+ Bón thúc 1 sử dụng loại phân L1 (N:P:K = 17:12:5): 222kg/ha. Bón sau khi cấy 7-10 ngày.
+ Bón thúc 2 sử dụng loại phân L2 (N:P:K = 5:4:17): 140kg/ha. Bón trước khi lúa trỗ từ 15-20 ngày.
- Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:
Dải bảo vệ Dải bảo vệ G3 G5 G7 G10 G12 G1 G6 G4 G13 G11 G8 G2 G9 G14 Dải bảo vệ G2 G4 G13 G1 G11 G14 G8 G5 G9 G7 G10 G12 G6 G3 G11 G1 G8 G6 G9 G3 G2 G10 G12 G14 G4 G7 G13 G14 Dải bảo vệ
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp theo dõi
3.4.2.1. Giai đoạn mạ
Tiến hành đánh giá các chỉ tiêu : Tuổi mạ, chiều cao cây; Số lá; chiều rộng gan mạ, số nhánh và màu sắc lá mạ.
3.4.2.2. Giai đoạn lúa (cấy đến thu hoạch)
Các chỉ tiêu theo dõi về đặc điểm nông sinh học, năng suất, sâu bệnh hại theo hệ thống đánh giá nguồn gen cây lúa (IRRI, 2002).
- Sau cấy 7 ngày tiến hành theo dõi, 7 ngày theo dõi 1 lần. Các chỉ tiêu theo dõi cụ thể như sau :
- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng : Ngày bắt đầu đẻ nhánh, ngày kết thúc đẻ nhánh, ngày trỗ (10% ; 50% và 80%), thời gian trỗ; thời gian chín
- Theo dõi động thái tăng trưởng: Chiều cao cây; động thái đẻ nhánh; số lá trên thân chính.
- Theo dõi đặc điểm hình thái: kiểu đẻ nhánh; màu sắc thân lá; màu sắc tai lá; màu vỏ hạt, râu…
- Theo dõi đặc điểm nông sinh học: Chiều cao cây cuối cùng; số lá trên thân chính; chiều dài và chiều rộng lá đòng; chiều dài cổ bông; chiều dài bông và TGST.
- Theo dõi và cho điểm theo thang điểm của IRRI tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng
3.4.2.3. Thời kì chín và thu hoạch
- Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Số bông/khóm; Số hạt/bông; Số hạt chắc/bông; khối lượng 1000 hạt; năng suất cá thể; Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.
- Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng gạo: Tỷ lệ gạo xay; tỷ lệ gạo xát; Tỷ lệ gạo nguyên; Chiều dài, chiều rộng hạt gạo (Theo TCVN 1643-1992 Bộ Nông nghiệp và PTNT).
- Phân tích tỷ lệ trắng trong theo TCVN 8372: 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Đánh giá chất lượng cảm quan cơm: Mùi thơm; Độ dẻo; Độ trắng; Vị ngọt (theo TCVN 8373-2010 Bộ Nông nghiệp và PTNT).
- Đánh giá mùi thơm trên lá theo phương pháp của (Sood and Siddip, 1978): sau khi gieo 45 ngày, thu 2 gam lá lúa cắt nhỏ cho vào ống nghiệm, rót 5ml KOH 1,7% vào ống, đậy kín nắp, để 15 phút ở nhiệt độ phòng. Mở nắp ống ở nơi thoáng gió để ngửi và cho điểm (tổ chức nhóm 10 người chuyên ngửi mùi thơm), cho điểm theo thang điểm của IRRI (2002), cụ thể: Điểm 0: Không thơm; Điểm 1: Thơm nhẹ; Điểm 2: Thơm.
- Đánh giá mùi thơm của nội nhũ và cho điểm theo phương pháp Kibria et al. (2008): rót 5ml KOH 1,7% vào ống nghiệm có chứa 40 hạt gạo lứt, đậy kín nắp và để yên 15 phút ở nhiệt độ phòng. Mở nắp ống ở nơi thoáng gió để ngửi và cho điểm (tổ chức nhóm 10 người chuyên ngửi mùi thơm). Điểm thơm đánh giá: Điểm 1: Không thơm, điểm 2: Thơm nhẹ, điểm 3: Thơm, điểm 4: Thơm đậm.
3.5. XỬ LÍ SỐ LIỆU
. Số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) và theo chương trình IRRISTART 5.0 và EXCEL.
.Công thức tính một số đại lượng thống kê cơ bản cần quan tâm:
+ Công thức tính giá trị trung bình: X =
n Xi
+ Công thức tính phương sai: S2
= 1 ) ( 2 1 n X Xi n i
+ Độ lệch chuẩn: 1 ) ( 2 n X x s i (n < 25). + Hệ số biến động: CV(%) = X S x100 Trong đó: n: là số mẫu quan sát.
X : là giá trị trung bình của tính trạng quan sát. S2: là phương sai mẫu.
S: là độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình.