Qua nghiên cứu, đánh giá chúng tôi thu được kết quả về một số đặc điểm hạt gạo được trình bày ở bảng 4.11.
Bảng 4.11. Một số đặc điểm hạt gạo của các dòng, giống lúa thuần
STT Tên giống
Chiều dài hạt gạo
Chiều rộng hạt gạo (mm) Tỷ lệ dài/rộng mm Phân loại Tỷ lệ D/R(lần) Phân loại X M X M X M X M X M 1 G1 6,1 6,22 TB TB 1,8 1,85 3,4 3,4 TD TD 2 G2 6,2 6,25 TB TB 2,0 1,8 3,1 3,5 TD TD 3 G3 6,4 6,01 TB TB 1,7 1,94 3,8 3,1 TD TD 4 G4 5,5 5,31 TB TB 2,2 1,85 2,5 2,9 TB TB 5 G5 6,3 6,36 TB TB 1,9 1,89 3,3 3,4 TD TD 6 G6 6,3 6,09 TB TB 1,8 1,79 3,5 3,4 TD TD 7 G7 5,6 6,73 TB TB 1,9 1,65 2,9 4,1 TB TD 8 G8 7,0 6,29 TB TB 1,8 1,76 3,9 3,6 TD TD 9 G9 6,4 5,92 TB TB 2,0 1,85 3,2 3,2 TD TD 10 G10 6,7 6,25 Dài TB 2,1 1,86 3,2 3,4 TD TD 11 G11 6,5 5,41 Dài TB 2,0 2,07 3,3 2,6 TD TB 13 G12 6,3 6,07 TB TB 2,0 2,0 3,2 3,0 TD TB 14 G13 6,6 6,41 Dài TB 2,2 1,94 3,0 3,3 TB TD 15 G14 6,1 6,34 TB TB 2,1 1,92 2,9 3,3 TB TD
Ghi chú: X là vụ Xuân; M là vụ Mùa ; TB là trung bình. TD : thon dài
* Trong vụ Xuân: Chiều dài hạt gạo theo hệ thống tiêu chuẩn ngành 10TCN 592:2004 khi chiều dài hạt gạo lớn hơn 7,0 mm thì hạt gạo được xếp vào gạo rất dài, từ 6,0-7,0 mm hạt gạo dài, dưới 6,0 mm hạt gạo ngắn. Qua bảng 4.9 cho thấy hầu hết các dòng, giống có hạt gạo xếp vào loại trung bình. Chiều dài hạt gạo của các dòng, giống dao động từ 5,6 -7mm. Các dòng G8, G10, G11, G13 được xếp vào loại hạt dài. Các dòng còn lại thuộc vào loại trung bình.
Chiều rộng hạt gạo của các dòng, giống dao động từ 1,7-2,2 mm, trong đó dòng G3 có chiều rộng nhỏ nhất (1,7 mm), lớn nhất là các dòng G4 đối chứng và G13.
D/R > 3,0 thì hạt gạo xếp thon dài , hạt gạo từ 2,1-3,0 xếp loại trung bình và từ 1,1-2,0 thì hạt gạo xếp loại bầu còn dưới 1,1 là hạt gạo tròn. Qua bảng 4.11 ta thấy đa số các dòng, giống đều đạt hình dạng thon dài. Số ít các dòng có tỷ lệ trung bình như G4 đối chứng, G7, G13, G14.
* Ở vụ Mùa 2017:
Kết quả ở bảng 4.11 cho thấy các dòng, giống tham gia thí nghiệm có chiều dài hạt gạo dao động từ 5,31-6,73mm.Trong đó hai giống G4(5,31mm), G11 (5,41mm) thuộc nhóm hạt gạo ngắn và G4 là giống có chiều dài hạt gạo ngắn nhất. Các dòng còn lại thuộc nhóm hạt gạo trung bình và G7 (6,73mm) thuộc nhóm hạt gạo dài.
Chiều rộng hạt gạo các dòng, giống dao động từ 1,65-2,07mm. Trong đó G11 có chiều rộng hạt gạo lớn nhất và lớn hơn giống đối chứng BT7 (1,85mm) là 0,22mm, giống G7 có chiều rộng hạt gạo nhỏ nhất và nhỏ hơn đối chứng 0,2mm.
Tỷ lệ : D/R Qua theo dõi thấy G1, G2, G3, G5, G6, G7, G8, G9, G10, G13, G14 hạt gạo thuộc nhóm trung bình. Các dòng, giống BT7 (đ/c), R253, G12 thuộc nhóm hạt gạo trung bình.
4.11.2. Chất lƣợng xay xát của các dòng, giống
Chất lượng xay xát cho chúng ta biết được mức độ hao hụt giữa thóc và gạo. Đánh giá chất lượng xay xát có các chỉ tiêu là: Tỷ lệ gạo xay, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên, độ bạc bụng. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.12.
* Ở vụ Xuân: Tỷ lệ gạo xay hay còn gọi là tỉ lệ gạo lật được xác định bởi tỷ số giữa khối lượng gạo xay trên khối lượng thóc đem xay, tỷ lệ gạo xay càng cao thì vỏ trấu càng mỏng và ngược lại thì vỏ trấu của giống càng dày. Qua bảng 4.12 cho thấy tỷ lệ gạo xay của các dòng, giống dao động từ 77-95%.
Tỷ lệ gạo xát là một chỉ tiêu không những phản ánh về chất lượng gạo mà nó còn biểu hiện hiệu quả kinh tế, giúp cho người lao động có cơ sở để mở rộng sản xuất. Tỷ lệ gạo xát phụ thuộc vào tỷ lệ gạo lật và cấu trúc bên trong của hạt gạo. Khi có vỏ lụa dày thì tỷ lệ cám tăng, tỷ lệ gạo xát giảm và ngược lại. Do đó dòng, giống cho tỷ lệ gạo xay cao sẽ cho tỷ lệ gạo xát cao và ngược lại. Tỷ lệ gạo xát của các dòng, giống theo dõi dao động từ 67-71%. Tỷ lệ gạo xát quan bảng 4.12 dao động từ 67-71%, ở dòng G4 đối chứng là 67,5%,dòng G8 cho tỉ lệ gạo xát nhỏ nhất (67%),các dòng G6, , G11 cho tỷ lệ gạo xát cao nhất (71%).
Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu chất lƣợng xay xát của các dòng, giống lúa thuần STT Tên giống Tỷ lệ gạo xay (%) Tỷ lệ gạo xát (%) Tỷ lệ gạo nguyên (%) Tỷ lệ bạc bụng (%)) X M X M X M X M 1 G1 80,0 80,0 70,0 60,0 56,0 30,0 29,0 22 2 G2 79,0 81,7 70,0 63,3 74,0 44,2 28,7 10 3 G3 79,0 76,7 73,0 50,3 74,0 18,3 17,0 17 4 G4 95,0 75,8 67,5 55,0 60,0 58,3 18,5 10 5 G5 80,0 80,0 67,5 51,7 80,0 25,0 15,7 16 6 G6 83,0 85,8 71,0 50,0 80,0 28,3 18,7 21 7 G7 80,0 80,8 71,0 60,0 63,0 40,8 21,1 14 8 G8 78,0 81,7 67,0 50,0 76,0 21,7 35,0 10 9 G9 92,5 75,0 70,0 45,8 64,0 15,0 18,0 19 10 G10 77,0 85,8 68,0 48,3 80,0 15,8 28,0 9 11 G11 78,0 77,5 71,0 68,3 82,0 48,3 25,7 37 12 G12 82,0 86,7 70,0 50,0 80,0 20,0 32,0 40 13 G13 77,0 78,3 68,0 50,0 50,0 18,3 30,0 11 14 G14 78,0 75,8 71,0 53,3 82,0 30,8 30,0 12
Ghi chú: X là vụ Xuân; M là vụ Mùa
Tỷ lệ gạo nguyên là tỷ số giữa khối lượng gạo nguyên và khối lượng gạo xát, là chỉ tiêu biểu hiện giá trị thương trường của các giống. Hạt gạo nguyên là hạt gạo có kích thước từ 2/3 chiều dài hạt gạo trở lên. Kết quả ở bảng 4.12 cho thấy tỷ lệ gạo nguyên của các dòng, giống theo dõi dao động từ 50-82%, tỷ lệ này là thấp do quá trình xay xát hạt gạo bị gãy, vỡ. Trong đó cao nhất là G14 (82%), thấp nhất là dòng G1.
Theo thị hiếu của người tiêu dùng thì gạo trong luôn có giá trị kinh tế cao hơn vì thế tỷ lệ trong cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng gạo của các nhà chọn tạo giống.. Qua bảng 4.12 cho thấy tỷ lệ trong của các dòng, giống dao động từ 70-84,3% . Các dòng có tỷ lệ gạo trong cao là G3 , G5. G9, đều có tỷ lên gạo trong cao hơn 80%.
* Trong vụ Mùa:
Tỷ lệ gạo xay biến động từ 75,0-86,7%. Dòng G12 (86,7%) có tỷ lệ gạo xay cao nhất và cao hơn đối chứng G4 (75,8%) là 10,9%, thấp nhất là dòng G9 (75,0%) và thấp hơn đối chứng 0,8%.
Trong 15 dòng, giống tham gia thí nghiệm, dòng G10( 48,3%) có tỷ lệ gạo xay thấp nhất, thấp hơn đối chứng G4 (55%) là 6,7%. Dòng G11 (68,3%) có
tỷ lệ gạo xát cao nhất và cao hơn đối chứng là 13,3%.
Tỷ lệ gạo nguyên.:Qua số liệu bảng 4.12 cho thấy các dòng, giống có tỷ lệ gạo nguyên tương đối thấp. và dao động từ 15-58,3%. Nguyên nhân do gần thời điểm thu hoạch mưa lớn kéo dài làm hạt thóc ẩm và ngấm nhiều nước. Giống đối chứng G4 (58,3%) có tỷ lệ gạo nguyên cao nhất và dòng G9 (15%) có tỷ lệ gạo nguyên thấp nhất, thấp hơn đối chứng 43,3%.
Tỷ lệ bạc phấn : phụ thuộc vào yếu tố môi trường và đặc tính của giống, giống có tỷ lệ bạc phấn cao thì ảnh hưởng đến chất lượng thương phẩm và làm giảm giá thành. Các dòng, giống tham gia thí nghiệm có tỷ lệ bạc phấn dao động từ 7-40%. Trong đó có hai dòng có tỷ lệ bạc phấn cao nhất là G11 (37%) hơn đối chứng G4 (10%) là 27% và dòng G12 (40%) hơn đối chứng 30%. Bốn dòng, giống có tỷ lệ bạc phấn thấp là G4 (10%), G8(10%), G10 (9%).
4.11.3. Mùi thơm trên lá và mùi thơm của nội nhũ
Mùi thơm là đặc tính quý đây chính là tiêu chí đặc biệt giúp cho chọn giống lúa chất lượng cao. Qua kết quả của bảng 4.13 cho thấy các dòng, giống theo dõi có rất ít các dòng cho chất lượng cao. Mùi thơm nội nhũ đa số các dòng chỉ ở mức thơm nhẹ.Tiêu biểu có dòng G3, G5, G6, G4 có nội nhũ rất thơm..
Bảng 4.13. Mùi thơm của lá và mùi thơm của nội nhũ của các dòng, giống lúa thuần
STT Tên giống Mùi thơm nội nhũ
(điểm) Mùi thơm lá (điểm) 1 G1 1,0 0 2 G2 1,0 0 3 G3 2,9 1,6 4 G4 3,3 1,9 5 G5 2,5 1,3 6 G6 3,1 1,8 7 G7 1,0 0 8 G8 1,0 0 9 G9 1,9 0 10 G10 1,0 0 11 G11 1,0 0 12 G12 1,0 0 13 G13 1,0 0 14 G14 1,0 0
4.11.4. Tổng hợp kết quả đánh giá cảm quan cơm bằng phƣơng pháp cho điểm (tiêu chuẩn 10 TCN 590- 2004)
Chất lượng nấu nướng có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng lúa gạo do nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khẩu vị, sức khỏe của con người. Chất lượng nấu nướng được đánh giá cảm quan bằng phương pháp cho điểm thông qua các chỉ tiêu sau: mùi thơm, độ mềm, độ dính, độ trắng, độ bóng, độ ngon theo tiêu chuẩn 8373:2010.
Bảng 4.14. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá cảm quan cơm bằng phƣơng pháp cho điểm (Tiêu chuẩn 8373:2010)
STT Tên giống Mùi thơm Độ mềm Độ
trắng Độ ngon Tổng điểm Xếp loại
X M X M X M X M X M X M 1 G1 1,0 1,0 4,7 3,1 4,9 4,8 4,8 2,5 15,4 11,4 Khá TB 2 G2 1,0 1,0 4,9 3,0 4,8 4,7 4,9 2,8 15,6 11,5 Khá TB 3 G3 3,6 2,3 4,9 4,0 4,0 4,8 4,8 3,2 17,3 14,3 Khá TB 4 G4 3,0 2,3 4,6 3,3 4,0 3,5 4,6 3,2 16,2 12,3 Khá TB 5 G5 3,0 2,2 5,0 4,4 4,9 4,4 5,0 3,2 17,9 14,2 Khá TB 6 G6 4,0 2,7 4,9 3,3 4,1 4,5 4,9 2,7 17,9 13,2 Khá TB 7 G7 1,0 1,0 5,0 3,0 4,9 3,8 3,7 3,0 14,6 10,8 TB Kém 8 G8 1,0 1,6 5,0 3,8 4,9 4,5 3,8 2,8 14,7 12,1 TB TB 9 G9 2,1 1,7 4,7 2,5 3,8 3,6 3,7 2,7 14,3 10,5 TB Kém 10 G10 1,0 1,0 4,6 2,7 5,0 4,7 4,9 2,8 15,5 11,2 Khá TB 11 G11 1,0 1,0 2,6 2,1 5,0 4,2 4,6 3,0 13,2 10,3 TB Kém 12 G12 3,0 1,0 3,9 3,4 3,9 3,6 2,9 2,7 11,7 10,7 TB Kém 13 G13 1,0 1,0 3,9 2,7 3.9 3,5 3,6 2,5 12,4 9,7 TB Kém 14 G14 1,0 1,0 4,8 4,0 3,8 3,6 3,9 2,9 13,5 11,5 TB TB
Ghi chú: Ghi chú: X là vụ Xuân; M là vụ Mùa
Kết quả đánh giá cảm quan ở bảng 4.14 cho thấy:
Về mùi thơm: là chỉ tiêu chất lượng được nhiều người quan tâm . đặc biệt thơm nhất là G6 ở vụ Xuân và G3ở vụ Mùa. Các dòng giống còn lại kém đặc trưng hoặc không thơm.
Về độ mềm: Dòng G5, G7, G8 có độ mềm nhất ở vụ Xuân và dòng G5 ở vụ Mùa. Dòng cứng nhất là G11 ở cả 2 vụ Xuân và Mùa.
Độ ngon cơm: Là chỉ tiêu quan trọng hơn các chỉ tiêu trên, nó là chỉ tiêu đánh giá một cách tổng quát chất lượng của giống. G5 là được đánh giá cao nhất,
Độ trắng của cơm càng lớn thì càng được đánh giá cao. Ở các dòng G1, G5, G7, G8 độ trắng của cơm cao nhất ở vụ Xuân và G1, G3 ở vụ Mùa.
4.12. KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN CÁC DÒNG, GIỐNG LÚA CÓ TRIỂN VỌNG VỌNG
Thông qua đánh giá năng suất, chất lượng các dòng, giống đã chọn được 3 giống có triển vọng G5, G7, G12. Đặc điểm về sinh trưởng, năng suất và chất lượng của các dòng triển vọng được trình bày ở bảng 4.15.
Bảng 4.15. Một số đặc điểm của các dòng lúa thuần triển vọng
Dòng Chỉ tiêu
G5 G7 G12
X M X M X M
TGST (ngày) 134,0 111,0 133,0 102,0 131,0 104,0 Chiều cao cây cuối cùng (cm) 114,7 117,9 114,1 111,5 113,1 119,6 Số hạt/bông (hạt) 221,0 152,9 189,0 150,1 287,0 174,5 Số hạt chắc/bông 192,0 105,7 165,0 127,7 235,0 140,8 KL 1000 hạt (gam) 25,4 25,6 19,7 19,4 26,6 26,8 NSTT (tạ/ha) 63 43,1 48,1 49,6 64 42,7 Chiều dài hạt gạo (mm) 6,3 6,36 5,6 6,73 6,3 6,07 Tỷ lệ gạo xát (%) 67,5 51,7 71 60 70 50 Mùi thơm (điểm) 3,0 2,2 1,0 1,0 3,0 1,0
Độ ngon 5,0 3,2 3,7 3,0 2,9 2,7
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu các dòng, giống lúa thuần trong điều kiện vụ Xuân và vụ Mùa 2017, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Các dòng, giống lúa thuần có thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân từ 127 - 138 ngày, vụ Mùa đạt từ 98-112 ngày (thuộc nhóm cực ngắn ngày và ngắn ngày, phù hợp với vụ lúa mùa ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam). Các dòng, giống có chiều cao cây cuối cùng từ 99,1-117,1cm; số lá /thân chính từ 14,9-15,3 lá; số nhánh hữu hiệu từ 4,0 – 5,3 nhánh trong vụ Xuân và đạt chiều cao cây cuối cùng 107,3-121,2 cm; số lá/thân chính từ 14,0-14,3 lá; số nhánh hữu hiệu từ 3,9-6,5 nhánh trong vụ Mùa.
2. Trong điều kiện tự nhiên các dòng, giống không bị nhiễm hoặc bị nhiễm nhẹ sâu bệnh hại tự nhiên như: sâu đục thân, dòi đục nõn, bệnh đạo ôn, bệnh lùn sọc đen.
3. Năng suất cá thể các dòng, giống biến động từ 15,7-25,0 gam ở vụ Xuân và 10,6-22,4 gam ở vụ Mùa. Năng suất thực thu đạt từ 61,3-78,5tạ/ha ở vụ Xuân và 36,0-65,0 tạ/ha ở vụ Mùa.
4. Qua đánh giá tổng hợp về năng suất và chất lượng đã chọn ra được 3 dòng lúa thuần triển vọng trong vụ Xuân và vụ Mùa tại Gia Lâm, Hà Nội là G5(ST12), G7(HC4) và G12( R9311 ngắn).
5.2. KIẾN NGHỊ
Tiếp tục khảo nghiệm sản xuất thử 3 giống: G5(ST12), G7(HC4), G12(R9311 ngắn)có triển vọng đã được chọn ở trên vào nghiên cứu tiếp ở các vụ sau để đánh giá thích nghi của giống ở các vùng sinh thái khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012). Hội nghị công tác giống cây trồng, vật nuôi ngày (5/12) tại Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, năng suất cao”.
3. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2000). Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
4. Bùi Huy Đáp (1980). Cây lúa Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Đỗ Khắc Thịnh (2004). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật
canh tác và yếu tố môi trường đối với năng suất và phẩm chất lúa thơm ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận án Tiến sỹ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Dương Xuân Tú (2010). Kết quả chọn tạo giống lúa thơm bằng chỉ thị phân tử, Kết quả nghiên cứu khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr.533-540.
7. Hà Văn Chín (2005). Đánh giá và lựa chọn cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân hợp lý trên đất một vụ tại các xã vùng thấp của huyện chợ Mới, Bắc Cạn. Luận văn thạc sỹ. 8. ICARD (14/7/2003). Đài Loan phát triển các giống lúa mới dinh dưỡng cao,
Nông nghiệp-nông thôn Việt Nam.
9. Lê Doãn Diên (2003). Nâng cao chất lượng lúa gạo phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Lê Doãn Diên và Lãnh Danh Gia (1990). Nghiên cứu sự biến đổi của các dạng đạm trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tạp chí KHKTNN. 11. Lê Doãn Diên và Nguyễn Bá Trình (1984). Nâng cao chất lượng nông sản, tập I.
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Lê Xuân Thám (2004). Nghiên cứu gây đột biến cải tiến giống lúa thơm cho năng suất cao, chất lượng xuất khẩu, Báo cáo đề tài cấp Bộ. tr.59.
13. Ngô Thị Hồng Tươi và Phạm Văn Cường (2008). Nghiên cứu về Mối quan hệ