Một số chỉ tiêu về cây mạ của các dòng, giống lúa thuần vụ xuân và vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số dòng, giống lúa thuần chất lượng mới chọn tạo trong điều kiện vụ xuân và vụ mùa tại gia lâm, hà nội (Trang 35)

THUẦN VỤ XUÂN VÀ VỤ MÙA 2017

Đánh giá sinh trưởng ở giai đoạn mạ là cần thiết để cho việc chăm sóc lúa sau cấy. Cây mạ khỏe là cây có chiều rộng gan mạ to, cứng cây và đã đẻ nhánh. Kết quả đánh giá giai đoạn mạ của các dòng, giống được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về cây mạ của các dòng, giống lúa thuần vụ Xuân và vụ Mùa 2017 STT Tên giống Chiều cao cây mạ (cm) Số lá mạ Số nhánh Chiều rộng gan mạ (mm) Màu lá mạ X M X M X M X M X và M 1 G1 39,6 47,0 5,1 4,4 1,1 1,2 4,6 4,4 Xanh nhạt 2 G2 45,9 46,8 5,3 4,6 1,5 1,4 4,9 5,1 Xanh 3 G3 44,6 46,9 5,5 4,5 1,2 1,0 5,2 5,9 Xanh hạt 4 G4 40,2 47,0 5,6 4,7 1,6 1,1 5,7 6,1 Xanh 5 G5 41,1 45,0 5,1 4,2 1,2 1,1 5,3 5,5 Xanh nhạt 6 G6 42,2 44,2 5,2 4,3 1,1 1,2 5,6 5,4 Xanh nhạt 7 G7 43,0 47,8 5,4 4,5 1,8 1,3 5,2 6,4 Xanh 8 G8 37,8 49,9 5,6 4,6 1,4 1,8 6,1 7,3 Xanh nhạt 9 G9 42,3 46,8 5,2 4,3 1,5 1,3 5,9 6,0 Xanh nhạt 10 G10 37,9 45,4 5,1 4,7 1,1 1,2 5,7 5,8 Xanh 11 G11 45,5 47,4 5,3 4,5 1,5 1,1 5,2 5,0 Xanh nhạt 12 G12 43,3 48,9 5,1 4,4 1,8 1,5 6,8 7,3 Xanh nhạt 13 G13 45,3 47,9 5,0 4,8 1,2 1,3 5,9 6,8 Xanh 14 G14 37,1 48,9 5,4 4,4 1,3 1,1 5,7 5,5 Xanh

Qua số liệu ở bảng 4.1 cho thấy:

Ở vụ Xuân, các dòng giống đều có tuổi mạ là 25 ngày, mạ được gieo trên đồng ruộng (mạ dược) và được che phủ nilon, được chăm sóc tốt. Chiều cao cây mạ đạt từ 37,1 đến 45,9cm ; chiều rộng gan mạ từ 4,6 đến 6,8mm. Số nhánh khi cấy từ 1,1 đến 1,8 nhánh. Các giống như G2, G4, G7, G9, G10, G12 đẻ nhánh tốt ở giai đoạn mạ, đạt từ 50% số cây đẻ nhánh nhánh ngay giai đoạn mạ.

Ở vụ Mùa, các dòng giống đều có tuổi mạ là 18 ngày, mạ được gieo trên đồng ruộng (mạ dược). Chiều cao cây mạ đạt từ 44,2 đến 49,9cm; chiều rộng gan mạ từ 4,4 đến 7,3mm. Số nhánh khi cấy từ 1,0 đến 1,8 nhánh. Các giống như G2, G8 và G12 đẻ nhánh tốt ở giai đoạn mạ, đạt từ 40% số cây đẻ nhánh nhánh ngay giai đoạn mạ.

Nhìn chung ở giai đoạn mạ các dòng, giống đều phát triển tốt, không thấy xuất hiện sâu bệnh hại ở giai đoạn này. Màu lá mạ ở cả hai vụ là như nhau, từ xanh nhạt đến xanh, không có các dòng nào xanh đậm.

4.2. THỜI GIAN QUA CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƢỞNG CỦA CÁC DÒNG, GIỐNG LÚA

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi lúa nảy mầm đến khi lúa chín. Thời gian sinh trưởng biến động tùy thuộc vào từng giống, mùa vụ, thời vụ gieo cấy, chế độ chăm sóc, nhiệt độ, lượng mưa… Tìm hiểu thời gian sinh trưởng của các tổ hợp là cơ sở cần thiết để ta bố trí mùa vụ, cơ cấu giống, luân canh tăng vụ, xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý.

Thời gian sinh trưởng của giống lúa khác nhau thì khác nhau. Đây là một đặc tính của giống quyết định. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng cũng phụ thuộc vào tác động của điều kiện ngoại cảnh và tác động của con người về việc điều chỉnh thời vụ và bón phân và kỹ thuật canh tác. Thời gian sinh trưởng có liên quan tới sự tích luỹ chất khô trong cây. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó có thể cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng quá dài cũng không tốt dễ nhiễm sâu bệnh hại và thiên tai và không phù hợp cho thâm canh tăng vụ. Tổng thời gian sinh trưởng của một dòng, giống lúa bằng thời gian các giai đoạn sinh trưởng của cây cộng lại.

Chúng tôi đã tiến hành theo dõi thời gian trỗ và thời gian sinh trưởng của các dòng được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thời gian trỗ qua các giai đoạn sinh trƣởng của các dòng, giống lúa thuần ở vụ Xuân và vụ Mùa 2017

Đơn vị : ngày

STT Tên giống

Thời gian từ cấy đến... Tuổi mạ Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Bắt đầu trỗ Trỗ 50% Trỗ 100% Thời gian trỗ của quần thể Thời gian sinh trƣởng X M X M X M X M X M X M X M X M 1 G1 25 18 7 12 49 42 69 54 71 64 78 69 10 15 132 107 2 G2 25 18 6 6 49 35 70 54 72 60 78 64 9 10 132 107 3 G3 25 18 7 7 42 35 68 47 70 58 76 64 9 17 130 105 4 G4 25 18 6 7 49 35 69 49 71 55 75 62 10 13 129 102 5 G5 25 18 8 7 49 35 68 49 70 57 77 62 10 13 134 111 6 G6 25 18 8 7 42 35 68 47 70 57 77 62 10 15 138 112 7 G7 25 18 6 7 42 35 71 43 73 60 79 64 9 11 133 102 8 G8 25 18 7 8 49 40 68 49 70 56 77 62 10 13 131 102 9 G9 25 18 7 8 49 40 67 43 69 57 76 64 10 21 127 102 10 G10 25 18 7 7 42 35 69 50 71 57 76 64 9 14 130 104 11 G11 25 18 6 7 42 35 68 49 70 55 76 64 10 15 127 104 12 G12 25 18 8 7 49 35 67 47 70 57 74 64 10 17 131 104 13 G13 25 18 8 7 49 35 70 47 73 58 76 64 11 17 134 104 14 G14 25 18 6 10 49 40 69 49 72 56 77 62 9 13 127 98

*Vụ Xuân:

. Vụ Xuân do điều kiện nhiệt độ thấp, cây lúa gặp rét sinh trưởng chậm nên thời gian sinh trưởng của các dòng, giống đó kéo dài hơn dao động từ 127 đến 138 ngày, dài hơn so với vụ mùa 26-29 ngày. Các Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất, ngắn hơn đối chứng G4(129 ngày) là G14, G11, G9 (127 ngày) là 2 ngày, G6 là giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là 138 ngày, dài hơn đối chứng G4 là 9 ngày.

Thời tiết sau cấy khá ấm nên các dòng, giống đẻ nhánh sớm, sau cấy từ 6- 8 ngày là bắt đầu đẻ nhánh. Thời gian đẻ nhánh dao động từ 42-49 ngày, ngắn nhất là giống G3, G6, G7, G10, G11 (42 ngày), Các giống còn lại là 49 ngày.

Giai đoạn trỗ có vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Là giai đoạn cây lúa nở hoa phơi màu, thụ phấn, thụ tinh, quyết định đến khả năng tạo hạt của từng giống. Lúa trỗ sớm hay trỗ muộn, trỗ tập trung hay không tập trung là do bản chất di truyền của giống quyết định. Tuy nhiên khả năng thụ phấn thụ tinh và hình thành hạt lại chịu sự chi phối rất lớn của điều kiện môi trường. Lúa phơi màu trong những ngày nắng ráo, nhiệt độ ôn hòa (28 - 300

C), độ ẩm không xung quanh 85%, đủ nước rất thuận cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và phát triển của hạt, hạt lúa to, mẩy, tỷ lệ chắc cao. Nếu thời tiết âm u, gặp mưa lúc phơi màu, thụ phấn thụ tinh gặp khó khăn, tăng tỷ lệ hạt lép.

Thời gian từ gieo đến trỗ của các dòng, giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 67 - 71 ngày ở vụ Xuân và 43 – 54 ngày ở vụ Mùa. Khoảng thời gian trỗ 50%-100% của các dòng dao động trong khoảng 5-7 ngày ở cả 2 vụ. Như vậy thời gian trỗ của các dòng, giống tham gia thí nghiệm là khá tập trung.

Thời kỳ tích lũy (hay thời kỳ chín) là giai đoạn cuối cùng của quá trình sinh trưởng. Trong thời kỳ này hoạt động quang hợp của 3 lá cuối cùng mạnh mẽ đồng thời quá trình vận chuyển vật chất hydrat các bon tăng cường về hạt, là thời kỳ chủ yếu để có số hạt chắc mẩy cao, điều kiện tạo thành năng suất lúa. Từ khi cây lúa trỗ hoàn thành thụ phấn, thụ tinh đến khi hạt lúa hình thành và chín hoàn toàn, quá trình này xảy ra trong vòng 28-35 ngày tùy thuộc vào đặc điểm của giống lúa, đồng thời còn chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết trong thời kỳ này. Các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở Xuân 2017 thời gian từ kết thúc trỗ đến

chín dao động từ 30-32 ngày.

Trong giai đoạn này nếu gặp thời tiết bất lợi như quá nóng, quá khô, quá rét thì hạt lúa không tích lũy được tinh bột và trở thành hạt lửng. Thời tiết không thuận lợi còn làm cho bộ lá chết nhanh, làm cho hạt không đầy.

*Vụ Mùa: Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 98-112 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là G14(98 ngày) có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng G4(102 ngày) là 4 ngày. 3 giống có thời gian sinh trưởng bằng đối chứng G4 là G7, G8 và G9 là 102 ngày, giống có thời gian sinh trưởng dài hơn đối chứng G4 là G1, G2, G3,G5, G6, G10, G11, G12, G13.

4.3 ĐỘNG THÁI TĂNG TRƢỞNG CHIỀU CAO CÂY CỦA CÁC DÒNG, GIỐNG LÚA

Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây là một chỉ tiêu giúp đánh giá sức sinh trưởng của từng giai đoạn sinh trưởng của giống từ đó điều chỉnh việc chăm sóc cho phù hợp. Chiều cao cây là một chỉ tiêu hình thái quan trọng phản ánh bản chất di truyền của một giống, có liên quan trực tiếp đến năng suất, khả năng chống đổ và đầu tư thâm canh. Chiều cao cây chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh và con người như: nhiệt độ, ánh sáng, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng...Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao nhằm xác định tốc độ sinh trưởng, đặc trưng kiểu hình để tác động các biện pháp kỹ thuật, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tối ưu giai đoạn sau tập trung dinh dưỡng nuôi hạt, nâng cao tỷ lệ hạt chắc.

Chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây bắt đầu từ 7 ngày sau cấy và liên tục trong 7 tuần tiếp theo, số liệu thu được được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3 Động thái tăng trƣởng chiều cao cây của các dòng, giống lúa thuần ở vụ Xuân và vụ Mùa 2017 Đơn vị tính: cm STT Tên giống Sau cấy….ngày 7 14 21 28 35 42 49 56 63 X M X M X M X M X M X M X M X M X M 1 G1 29,4 45,6 32,3 51,2 35,0 57,0 50,5 67,4 56,4 76,6 66,6 87,4 82,3 96,5 92,5 108,6 106,7 121,2 2 G2 29,2 43,4 33,6 49,2 43,7 55,2 55,4 66,6 68,9 72,8 79,0 82,8 82,7 92,5 92,5 104,4 105,3 117,6 3 G3 30,1 41,5 35,3 50,0 48,0 56,3 58,7 66,3 71,0 71,9 83,9 79,3 87,7 87,0 101,4 99,6 117,1 110,4 4 G4 29,0 38,7 33,5 47,1 40,9 53,0 51,1 63,2 60,5 69,9 69,2 76,9 75,4 87,9 87,0 101,1 99,1 114,8 5 G5 29,2 41,1 34,9 52,0 48,9 58,8 62,3 67,3 70,3 72,6 85,7 82,8 88,6 94,5 102,8 105,3 114,7 117,9 6 G6 28,5 37,7 34,5 46,5 45,2 53,3 62,1 63,6 72,9 70,5 84,7 77,2 87,9 85,6 100,7 99,3 113,3 109,5 7 G7 30,8 41,4 36,8 50,6 47,4 57,7 57,9 66,6 70,4 75,4 81,0 82,3 85,2 89,1 100,9 101,7 114,1 111,5 8 G8 30,8 41,5 36,6 49,5 49,8 56,9 66,7 63,5 84,0 70,9 95,3 80,4 98,4 89,2 110,5 99,4 121,3 113,1 9 G9 29,5 42,3 36,5 55,1 50,8 61,3 63,0 68,3 73,7 76,0 85,6 82,6 88,8 90,4 100,7 100,2 114,4 111,8 10 G10 29,2 40,7 35,6 49,7 49,4 57,5 63,3 63,8 72,4 72,5 82,9 80,9 89,5 90,4 102,1 104,1 114,7 118,3 11 G11 28,8 39,5 34,4 47,5 43,4 56,6 53,1 63,9 65,4 70,7 76,2 79,8 78,5 92,0 91,7 103,6 101,9 116,4 12 G12 29,8 40,5 36,0 48,5 47,3 56,3 63,9 65,0 74,9 74,2 89,3 81,4 92,5 89,7 103,3 103,9 113,1 119,6 13 G13 25,6 40,6 31,8 48,9 42,9 53,6 58,1 59,7 69,2 66,4 77,8 76,4 80,6 82,4 94,3 95,2 108,0 107,3 14 G14 28,6 41,2 34,1 50,0 47,8 57,5 62,9 63,8 75,2 70,4 82,9 78,7 90,5 87,2 103,1 102,9 114,7 114,8

* Vụ Xuân: Sau cấy 2 tuần, thời tiết ấm lên, cây lúa tăng nhanh về chiều cao, dòng G7 có chiều cao cao nhất (36,8cm), thấp nhất là dòng G13(31,8cm), hầu hết các dòng đều có mức tăng chiều cao tương đương. Giai đoạn đầu sau cấy chiều cao cây của các dòng tham gia thí nghiệm biến động chậm do nhiệt độ thấp, thời tiết không thuận lợi. Giai đoạn từ tuần 5 đến tuần 6 sau cấy cây lúa vươn cao nhanh nhất, giai đoạn này lúa đã có bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu vào đất, gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết, dinh dưỡng… chiều cao cây tăng trưởng mạnh mẽ.). Chiều cao ở lần đo cuối cùng của các dòng rất khác nhau, đối chứng G4 có chiều cao cây thấp nhất (99,1cm), cao nhất là dòng G3 (117,1cm).

* Vụ Mùa:

Qua bảng 4.3 cho ta thấy, chiều cao của các dòng, giống tăng đều từ bắt đầu cấy đến khi thu hoạch.Trong giai đoạn 7-28 ngày sau cấy đây là giai đoạn cây lúa bắt đầu sinh trưởng, chiều cao cây tăng nhưng còn chậm, do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng gây ra hiện tượng nghẹt rễ làm cây sinh trưởng chậm. Sau 28 ngày chiều cao các dòng, giống dao động từ 59,7-68,3cm, cao nhất là dòng G9 (68,3cm) cao hơn đối chứng G4(63,2cm) là 5,1 cm và thấp nhất là G13 (59,7cm) thấp hơn đối chứng 3,5cm.

Giai đoạn từ 28-42 ngày chiều cao các dòng, giống dao động tăng mạnh nhất do thời tiết giảm nắng nóng, mưa nhiều đồng thời tiến hành bón phân thúc vào ngày 21/8/2017. Chiều cao các dòng, giống dao động từ 76,4-88,6 cm. Cao nhất là giống G1 - đạt 87,4cm, cao hơn đối chứng G4 (76,9cm) là 10,5 cm và thấp nhất là G13 (76,4cm) thấp hơn đối chứng 0,5cm.

Ở giai đoạn 42 ngày về sau, chiều cao cây lúa vẫn tiếp tục tăng do thời kì này câu lúa vươn lóng, trỗ bông và tăng cho đến khi cây lúa trỗ xong. Chiều cao cây của các dòng, giống trước trỗ dao động từ 91,3-106,4cm. Trong đó dòng G1 (106,4cm) là cao nhất cao hơn đối chứng G4 (96,9cm) là 9,5cm, thấp nhất là G8 (91,3cm) thấp hơn đối chứng 5,6cm.

Nhìn chung, các dòng khác nhau có chiều cao cây trước trỗ khác nhau và đều cao > 90cm. Tóm lại, qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây chúng tôi nhận thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây tăng dần từ khi cấy lúa đến khi lúa trỗ, nhưng tập trung chủ yếu vào giai đoạn lúa đẻ nhánh và giai đoạn trỗ.

4.4. ĐỘNG THÁI TĂNG TRƢỞNG SỐ LÁ CỦA CÁC DÒNG, GIỐNG

nhau, đồng thời lá lúa là cơ quan quang hợp đồng hóa các chất hữu cơ cho cây, nó tồn tại và phát triển gắn liền với quá trình sống của cây. Thông thường trên cây lúa có khoảng 5- 6 lá xanh cùng hoạt động. Sau một thời gian hoạt động, các lá ở dưới gốc chuyển vàng rồi chết đi, lá mới lại ra tiếp tục. Ở nước ta, giống lúa ngắn ngày thường có khoảng 12-15 lá, nhóm trung bình có 16-18 lá và nhóm dài ngày có thể có 20-21 lá. Trong điều kiện thời tiết nhiệt độ thấp ở vụ Xuân thì tốc độ phát triển số lá chậm hơn so với điều kiện thời tiết nhiệt độ ấm vào vụ Mùa.

Lá lúa mọc đối ở hai bên thân, lá ra sau nằm về phía đối diện với lá ra trước đó. Số lá trên thân chính thường được định trong phôi và là đặc điểm di truyền của mỗi giống. Tổng số lá trên cây có liên quan đến thời gian sinh trưởng và diện tích lá của quần thể. Lá của thời kỳ nào thường quyết định sinh trưởng của cây ở thời kỳ đó. Việc tăng hay giảm số lá có tác động trực tiếp đến lượng quang hợp, đến năng suất sinh vật học, năng suất kinh tế của cây. Ở thời kỳ đẻ nhánh số lá tương đối nhiều cây sinh trưởng và hoạt động mạnh. Ba lá cuối cùng liên quan trực tiếp đến thời kỳ làm đòng và hình thành hạt. Đặc biệt sự sinh trưởng và phát triển của lá đòng có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới năng suất lúa. Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng của từng giống và điều kiện ngoại cảnh.

Qua bảng 4.4 cho thấy:

* Ở điều kiện vụ Xuân 2017:Các dòng đều có xu hướng tăng số lá ngay sau khi cấy. Mỗi dòng đều có động thái ra lá khác nhau số lá khác nhau nhưng đều có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số dòng, giống lúa thuần chất lượng mới chọn tạo trong điều kiện vụ xuân và vụ mùa tại gia lâm, hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)