Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số dòng, giống lúa thuần chất lượng mới chọn tạo trong điều kiện vụ xuân và vụ mùa tại gia lâm, hà nội (Trang 31)

- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, đặc điểm nông sinh học, mức độ nhiễm sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các dòng, giống trong vụ Xuân 2017.

- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, đặc điểm nông sinh học, mức độ nhiễm sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các dòng, giống trong vụ Mùa 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội.

3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Bố trí thí nghiệm

Đề tài tiến hành 02 thí nghiệm tương ứng với hai nội dung nghiên cứu. Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB), với 03 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 10m2/giống/lần nhắc. Mật độ cấy 45 khóm/m2, cấy 1 dảnh/ khóm.

Sử dụng phân bón NPK tổng hợp Đầu Trâu của Công ty CP Phân bón Bình Điền. Liều lượng và cách bón như sau:

* Vụ Xuân: Lượng phân bón là 96 kg N + 53 kg P2O5 + 53 kg K2O. Cụ thể như sau:

+ Bón lót sử dụng loại phân L1 (N:P:K = 17:12:5): 278 kg/ha.

+ Bón thúc 1 sử dụng loại phân L1 (N:P:K = 17:12:5): 167 kg/ha. Bón sau khi cấy 15-20 ngày.

+ Bón thúc 2 sử dụng loại phân L2 (N:P:K = 18:4:20): 167 kg/ha. Bón trước khi lúa trỗ từ 15-20 ngày.

- Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:

Dải bảo vệ Dải bảo vệ G2 G7 G4 G9 G3 G6 G10 G1 G5 G12 G8 G14 G13 G11 Dải bảo vệ G3 G6 G2 G5 G7 G1 G8 G11 G10 G13 G4 G14 G9 G12 G8 G10 G1 G6 G11 G13 G4 G9 G2 G7 G3 G5 G12 G14 Dải bảo vệ

* Vụ Mùa: Lượng phân bón là 83 kg N + 59 kg P2O5 + 46 kg K2O. Cụ thể như sau:

+ Bón lót sử dụng loại phân L1 (N:P:K = 17:12:5): 223kg/ha.

+ Bón thúc 1 sử dụng loại phân L1 (N:P:K = 17:12:5): 222kg/ha. Bón sau khi cấy 7-10 ngày.

+ Bón thúc 2 sử dụng loại phân L2 (N:P:K = 5:4:17): 140kg/ha. Bón trước khi lúa trỗ từ 15-20 ngày.

- Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:

Dải bảo vệ Dải bảo vệ G3 G5 G7 G10 G12 G1 G6 G4 G13 G11 G8 G2 G9 G14 Dải bảo vệ G2 G4 G13 G1 G11 G14 G8 G5 G9 G7 G10 G12 G6 G3 G11 G1 G8 G6 G9 G3 G2 G10 G12 G14 G4 G7 G13 G14 Dải bảo vệ

3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp theo dõi

3.4.2.1. Giai đoạn mạ

Tiến hành đánh giá các chỉ tiêu : Tuổi mạ, chiều cao cây; Số lá; chiều rộng gan mạ, số nhánh và màu sắc lá mạ.

3.4.2.2. Giai đoạn lúa (cấy đến thu hoạch)

Các chỉ tiêu theo dõi về đặc điểm nông sinh học, năng suất, sâu bệnh hại theo hệ thống đánh giá nguồn gen cây lúa (IRRI, 2002).

- Sau cấy 7 ngày tiến hành theo dõi, 7 ngày theo dõi 1 lần. Các chỉ tiêu theo dõi cụ thể như sau :

- Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng : Ngày bắt đầu đẻ nhánh, ngày kết thúc đẻ nhánh, ngày trỗ (10% ; 50% và 80%), thời gian trỗ; thời gian chín

- Theo dõi động thái tăng trưởng: Chiều cao cây; động thái đẻ nhánh; số lá trên thân chính.

- Theo dõi đặc điểm hình thái: kiểu đẻ nhánh; màu sắc thân lá; màu sắc tai lá; màu vỏ hạt, râu…

- Theo dõi đặc điểm nông sinh học: Chiều cao cây cuối cùng; số lá trên thân chính; chiều dài và chiều rộng lá đòng; chiều dài cổ bông; chiều dài bông và TGST.

- Theo dõi và cho điểm theo thang điểm của IRRI tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng

3.4.2.3. Thời kì chín và thu hoạch

- Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Số bông/khóm; Số hạt/bông; Số hạt chắc/bông; khối lượng 1000 hạt; năng suất cá thể; Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.

- Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng gạo: Tỷ lệ gạo xay; tỷ lệ gạo xát; Tỷ lệ gạo nguyên; Chiều dài, chiều rộng hạt gạo (Theo TCVN 1643-1992 Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Phân tích tỷ lệ trắng trong theo TCVN 8372: 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Đánh giá chất lượng cảm quan cơm: Mùi thơm; Độ dẻo; Độ trắng; Vị ngọt (theo TCVN 8373-2010 Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Đánh giá mùi thơm trên lá theo phương pháp của (Sood and Siddip, 1978): sau khi gieo 45 ngày, thu 2 gam lá lúa cắt nhỏ cho vào ống nghiệm, rót 5ml KOH 1,7% vào ống, đậy kín nắp, để 15 phút ở nhiệt độ phòng. Mở nắp ống ở nơi thoáng gió để ngửi và cho điểm (tổ chức nhóm 10 người chuyên ngửi mùi thơm), cho điểm theo thang điểm của IRRI (2002), cụ thể: Điểm 0: Không thơm; Điểm 1: Thơm nhẹ; Điểm 2: Thơm.

- Đánh giá mùi thơm của nội nhũ và cho điểm theo phương pháp Kibria et al. (2008): rót 5ml KOH 1,7% vào ống nghiệm có chứa 40 hạt gạo lứt, đậy kín nắp và để yên 15 phút ở nhiệt độ phòng. Mở nắp ống ở nơi thoáng gió để ngửi và cho điểm (tổ chức nhóm 10 người chuyên ngửi mùi thơm). Điểm thơm đánh giá: Điểm 1: Không thơm, điểm 2: Thơm nhẹ, điểm 3: Thơm, điểm 4: Thơm đậm.

3.5. XỬ LÍ SỐ LIỆU

. Số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) và theo chương trình IRRISTART 5.0 và EXCEL.

.Công thức tính một số đại lượng thống kê cơ bản cần quan tâm:

+ Công thức tính giá trị trung bình: X =

n Xi

+ Công thức tính phương sai: S2

= 1 ) ( 2 1     n X Xi n i

+ Độ lệch chuẩn: 1 ) ( 2     n X x s i (n < 25). + Hệ số biến động: CV(%) = X S x100 Trong đó: n: là số mẫu quan sát.

X : là giá trị trung bình của tính trạng quan sát. S2: là phương sai mẫu.

S: là độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ CÂY MẠ CỦA CÁC DÒNG, GIỐNG LÚA THUẦN VỤ XUÂN VÀ VỤ MÙA 2017 THUẦN VỤ XUÂN VÀ VỤ MÙA 2017

Đánh giá sinh trưởng ở giai đoạn mạ là cần thiết để cho việc chăm sóc lúa sau cấy. Cây mạ khỏe là cây có chiều rộng gan mạ to, cứng cây và đã đẻ nhánh. Kết quả đánh giá giai đoạn mạ của các dòng, giống được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về cây mạ của các dòng, giống lúa thuần vụ Xuân và vụ Mùa 2017 STT Tên giống Chiều cao cây mạ (cm) Số lá mạ Số nhánh Chiều rộng gan mạ (mm) Màu lá mạ X M X M X M X M X và M 1 G1 39,6 47,0 5,1 4,4 1,1 1,2 4,6 4,4 Xanh nhạt 2 G2 45,9 46,8 5,3 4,6 1,5 1,4 4,9 5,1 Xanh 3 G3 44,6 46,9 5,5 4,5 1,2 1,0 5,2 5,9 Xanh hạt 4 G4 40,2 47,0 5,6 4,7 1,6 1,1 5,7 6,1 Xanh 5 G5 41,1 45,0 5,1 4,2 1,2 1,1 5,3 5,5 Xanh nhạt 6 G6 42,2 44,2 5,2 4,3 1,1 1,2 5,6 5,4 Xanh nhạt 7 G7 43,0 47,8 5,4 4,5 1,8 1,3 5,2 6,4 Xanh 8 G8 37,8 49,9 5,6 4,6 1,4 1,8 6,1 7,3 Xanh nhạt 9 G9 42,3 46,8 5,2 4,3 1,5 1,3 5,9 6,0 Xanh nhạt 10 G10 37,9 45,4 5,1 4,7 1,1 1,2 5,7 5,8 Xanh 11 G11 45,5 47,4 5,3 4,5 1,5 1,1 5,2 5,0 Xanh nhạt 12 G12 43,3 48,9 5,1 4,4 1,8 1,5 6,8 7,3 Xanh nhạt 13 G13 45,3 47,9 5,0 4,8 1,2 1,3 5,9 6,8 Xanh 14 G14 37,1 48,9 5,4 4,4 1,3 1,1 5,7 5,5 Xanh

Qua số liệu ở bảng 4.1 cho thấy:

Ở vụ Xuân, các dòng giống đều có tuổi mạ là 25 ngày, mạ được gieo trên đồng ruộng (mạ dược) và được che phủ nilon, được chăm sóc tốt. Chiều cao cây mạ đạt từ 37,1 đến 45,9cm ; chiều rộng gan mạ từ 4,6 đến 6,8mm. Số nhánh khi cấy từ 1,1 đến 1,8 nhánh. Các giống như G2, G4, G7, G9, G10, G12 đẻ nhánh tốt ở giai đoạn mạ, đạt từ 50% số cây đẻ nhánh nhánh ngay giai đoạn mạ.

Ở vụ Mùa, các dòng giống đều có tuổi mạ là 18 ngày, mạ được gieo trên đồng ruộng (mạ dược). Chiều cao cây mạ đạt từ 44,2 đến 49,9cm; chiều rộng gan mạ từ 4,4 đến 7,3mm. Số nhánh khi cấy từ 1,0 đến 1,8 nhánh. Các giống như G2, G8 và G12 đẻ nhánh tốt ở giai đoạn mạ, đạt từ 40% số cây đẻ nhánh nhánh ngay giai đoạn mạ.

Nhìn chung ở giai đoạn mạ các dòng, giống đều phát triển tốt, không thấy xuất hiện sâu bệnh hại ở giai đoạn này. Màu lá mạ ở cả hai vụ là như nhau, từ xanh nhạt đến xanh, không có các dòng nào xanh đậm.

4.2. THỜI GIAN QUA CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƢỞNG CỦA CÁC DÒNG, GIỐNG LÚA

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi lúa nảy mầm đến khi lúa chín. Thời gian sinh trưởng biến động tùy thuộc vào từng giống, mùa vụ, thời vụ gieo cấy, chế độ chăm sóc, nhiệt độ, lượng mưa… Tìm hiểu thời gian sinh trưởng của các tổ hợp là cơ sở cần thiết để ta bố trí mùa vụ, cơ cấu giống, luân canh tăng vụ, xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý.

Thời gian sinh trưởng của giống lúa khác nhau thì khác nhau. Đây là một đặc tính của giống quyết định. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng cũng phụ thuộc vào tác động của điều kiện ngoại cảnh và tác động của con người về việc điều chỉnh thời vụ và bón phân và kỹ thuật canh tác. Thời gian sinh trưởng có liên quan tới sự tích luỹ chất khô trong cây. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì khó có thể cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng quá dài cũng không tốt dễ nhiễm sâu bệnh hại và thiên tai và không phù hợp cho thâm canh tăng vụ. Tổng thời gian sinh trưởng của một dòng, giống lúa bằng thời gian các giai đoạn sinh trưởng của cây cộng lại.

Chúng tôi đã tiến hành theo dõi thời gian trỗ và thời gian sinh trưởng của các dòng được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thời gian trỗ qua các giai đoạn sinh trƣởng của các dòng, giống lúa thuần ở vụ Xuân và vụ Mùa 2017

Đơn vị : ngày

STT Tên giống

Thời gian từ cấy đến... Tuổi mạ Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Bắt đầu trỗ Trỗ 50% Trỗ 100% Thời gian trỗ của quần thể Thời gian sinh trƣởng X M X M X M X M X M X M X M X M 1 G1 25 18 7 12 49 42 69 54 71 64 78 69 10 15 132 107 2 G2 25 18 6 6 49 35 70 54 72 60 78 64 9 10 132 107 3 G3 25 18 7 7 42 35 68 47 70 58 76 64 9 17 130 105 4 G4 25 18 6 7 49 35 69 49 71 55 75 62 10 13 129 102 5 G5 25 18 8 7 49 35 68 49 70 57 77 62 10 13 134 111 6 G6 25 18 8 7 42 35 68 47 70 57 77 62 10 15 138 112 7 G7 25 18 6 7 42 35 71 43 73 60 79 64 9 11 133 102 8 G8 25 18 7 8 49 40 68 49 70 56 77 62 10 13 131 102 9 G9 25 18 7 8 49 40 67 43 69 57 76 64 10 21 127 102 10 G10 25 18 7 7 42 35 69 50 71 57 76 64 9 14 130 104 11 G11 25 18 6 7 42 35 68 49 70 55 76 64 10 15 127 104 12 G12 25 18 8 7 49 35 67 47 70 57 74 64 10 17 131 104 13 G13 25 18 8 7 49 35 70 47 73 58 76 64 11 17 134 104 14 G14 25 18 6 10 49 40 69 49 72 56 77 62 9 13 127 98

*Vụ Xuân:

. Vụ Xuân do điều kiện nhiệt độ thấp, cây lúa gặp rét sinh trưởng chậm nên thời gian sinh trưởng của các dòng, giống đó kéo dài hơn dao động từ 127 đến 138 ngày, dài hơn so với vụ mùa 26-29 ngày. Các Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất, ngắn hơn đối chứng G4(129 ngày) là G14, G11, G9 (127 ngày) là 2 ngày, G6 là giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là 138 ngày, dài hơn đối chứng G4 là 9 ngày.

Thời tiết sau cấy khá ấm nên các dòng, giống đẻ nhánh sớm, sau cấy từ 6- 8 ngày là bắt đầu đẻ nhánh. Thời gian đẻ nhánh dao động từ 42-49 ngày, ngắn nhất là giống G3, G6, G7, G10, G11 (42 ngày), Các giống còn lại là 49 ngày.

Giai đoạn trỗ có vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Là giai đoạn cây lúa nở hoa phơi màu, thụ phấn, thụ tinh, quyết định đến khả năng tạo hạt của từng giống. Lúa trỗ sớm hay trỗ muộn, trỗ tập trung hay không tập trung là do bản chất di truyền của giống quyết định. Tuy nhiên khả năng thụ phấn thụ tinh và hình thành hạt lại chịu sự chi phối rất lớn của điều kiện môi trường. Lúa phơi màu trong những ngày nắng ráo, nhiệt độ ôn hòa (28 - 300

C), độ ẩm không xung quanh 85%, đủ nước rất thuận cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và phát triển của hạt, hạt lúa to, mẩy, tỷ lệ chắc cao. Nếu thời tiết âm u, gặp mưa lúc phơi màu, thụ phấn thụ tinh gặp khó khăn, tăng tỷ lệ hạt lép.

Thời gian từ gieo đến trỗ của các dòng, giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 67 - 71 ngày ở vụ Xuân và 43 – 54 ngày ở vụ Mùa. Khoảng thời gian trỗ 50%-100% của các dòng dao động trong khoảng 5-7 ngày ở cả 2 vụ. Như vậy thời gian trỗ của các dòng, giống tham gia thí nghiệm là khá tập trung.

Thời kỳ tích lũy (hay thời kỳ chín) là giai đoạn cuối cùng của quá trình sinh trưởng. Trong thời kỳ này hoạt động quang hợp của 3 lá cuối cùng mạnh mẽ đồng thời quá trình vận chuyển vật chất hydrat các bon tăng cường về hạt, là thời kỳ chủ yếu để có số hạt chắc mẩy cao, điều kiện tạo thành năng suất lúa. Từ khi cây lúa trỗ hoàn thành thụ phấn, thụ tinh đến khi hạt lúa hình thành và chín hoàn toàn, quá trình này xảy ra trong vòng 28-35 ngày tùy thuộc vào đặc điểm của giống lúa, đồng thời còn chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết trong thời kỳ này. Các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở Xuân 2017 thời gian từ kết thúc trỗ đến

chín dao động từ 30-32 ngày.

Trong giai đoạn này nếu gặp thời tiết bất lợi như quá nóng, quá khô, quá rét thì hạt lúa không tích lũy được tinh bột và trở thành hạt lửng. Thời tiết không thuận lợi còn làm cho bộ lá chết nhanh, làm cho hạt không đầy.

*Vụ Mùa: Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 98-112 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là G14(98 ngày) có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng G4(102 ngày) là 4 ngày. 3 giống có thời gian sinh trưởng bằng đối chứng G4 là G7, G8 và G9 là 102 ngày, giống có thời gian sinh trưởng dài hơn đối chứng G4 là G1, G2, G3,G5, G6, G10, G11, G12, G13.

4.3 ĐỘNG THÁI TĂNG TRƢỞNG CHIỀU CAO CÂY CỦA CÁC DÒNG, GIỐNG LÚA

Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây là một chỉ tiêu giúp đánh giá sức sinh trưởng của từng giai đoạn sinh trưởng của giống từ đó điều chỉnh việc chăm sóc cho phù hợp. Chiều cao cây là một chỉ tiêu hình thái quan trọng phản ánh bản chất di truyền của một giống, có liên quan trực tiếp đến năng suất, khả năng chống đổ và đầu tư thâm canh. Chiều cao cây chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh và con người như: nhiệt độ, ánh sáng, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng...Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao nhằm xác định tốc độ sinh trưởng, đặc trưng kiểu hình để tác động các biện pháp kỹ thuật, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tối ưu giai đoạn sau tập trung dinh dưỡng nuôi hạt, nâng cao tỷ lệ hạt chắc.

Chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây bắt đầu từ 7 ngày sau cấy và liên tục trong 7 tuần tiếp theo, số liệu thu được được trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh một số dòng, giống lúa thuần chất lượng mới chọn tạo trong điều kiện vụ xuân và vụ mùa tại gia lâm, hà nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)