Đánh giá chung về thực trạng sản phẩm và loại hình tổ chức sản xuấ t kinh doanh so

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 73 - 75)

2. Thực trạng triển khai chƣơng trình “mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn huyện Ma

2.4.Đánh giá chung về thực trạng sản phẩm và loại hình tổ chức sản xuấ t kinh doanh so

doanh so với Bộ tiêu chí OCOP

Với kết quả khảo sát 19 sản phẩm, cho thấy trên địa bàn huyện có khá đa dạng các loại hình sản phẩm (có 5/6 ngành sản phẩm OCOP), trong đó: Có lợi thế phát triển các sản phẩm OCOP chủ yếu là ngành thực phẩm, đồ uống, thảo dƣợc kế đến là ngành dịch vụ du lịch dƣới dạng tìm hiểu văn hóa truyền thống hoặc trải nghiệm mô hình nông nghiệp sinh thái, không gian làng nghề.

Nhiều chủ thể sản xuất đã có kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, nguồn lao động chủ yếu là ngƣời địa phƣơng, đầu tƣ nhà xƣởng, máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất, chế biến, thực hiện quy trình sản xuất, chế biến hiện đại, tham gia chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, việc phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện còn gặp một số khó khăn, tồn tại, hạn chế nhƣ sau:

2.4.1. Loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh

- Nhiều chủ thể sản xuất mới chỉ là hộ gia đình, trong khi đó số hộ gia đình chƣa có đăng ký kinh doanh chiếm phần lớn.

- Ngoài các chủ thể là hộ gia đình và tổ hợp tác, nhìn chung các công ty cổ phần, Công ty TNHH và các HTX vẫn tổ chức sản xuất khá đơn giản, chƣa có nhiều chủ thể áp dụng/vận dụng các mô hình, hình thức quản trị sản xuất hiện đại, phù hợp với trình độ khoa học, công nghệ sản xuất đang áp dụng.

- Việc thành lập các bộ phận, phòng ban quản lý (sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói, phân phối...) đƣợc bố trí linh hoạt thông qua việc kiêm nhiệm nhiều khâu nên dẫn đến tình trạng quản lý chƣa đƣợc khoa học, hợp lý.

- Không có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ...

2.4.2. Về hoạt động sản xuất - kinh doanh

- Nhiều nông sản trên địa bàn huyện đƣợc sản xuất quy mô lớn (quế, măng tre Bát độ) song đa phần vẫn chủ yếu do các hộ gia đình trồng, thu hoạch và tiêu thụ, chƣa có doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất với quy mô lớn.

- Khu vực phân phối sản phẩm bị hạn chế, chủ yếu phân phối trong địa bàn xã, huyện, tại các trƣờng học, bệnh viện, bếp ăn tập thể...

- Chƣa có nhiều hoạt động quảng bá hoặc tham gia các hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhƣ hội chợ, trƣng bày, triển lãm; các hình thức truyền thông, giao dịch thƣơng mại điện tử, xây dựng website... chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng.

- Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản chƣa nhiều. Trình độ lao động qua đào tạo còn thấp, chủ yếu sử dụng lao động phổ thông.

- Số lƣợng chủ thể sản xuất chƣa có Giấy chứng nhận quản lý sản xuất, quản lý chất lƣợng (VietGAP, hữu cơ organic, ISO, HACCP...) chƣa nhiều. Nhiều sản phẩm chƣa đƣợc gắn tem truy xuất nguồn gốc, giấy chứng nhận đăng ký mã số, mã vạch...nên khó cho khâu truy xuất nguồn gốc.

- Đến hết năm 2020, 100% cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ có đề án, kế hoạch và thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trƣờng. Riêng các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình đƣợc khảo sát chƣa có kế hoạch bảo vệ môi trƣờng và các biện pháp bảo vệ môi trƣờng theo quy định.

2.4.3. Về sản phẩm

- Nhiều sản phẩm chƣa có bao bì, bao bì vẫn còn đơn giản, thông tin ghi nhãn chƣa đầy đủ, chƣa thuận tiện, đẹp.

- Hầu hết các sản phẩm chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu, chƣa có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/ Bằng bảo hộ nhãn hiệu, Giấy chứng nhận quyền đƣợc sử dụng chỉ dẫn địa lý măng tre Bát Độ.

Chƣa có nhiều sản phẩm qua chế biến, chế biến sâu, hầu hết sản phẩm đều ở mức độ đơn giản, hàm lƣợng khoa học công nghệ trong sản phẩm thấp, sức cạnh tranh chƣa cao.

- Hầu hết chƣa có câu chuyện sản phẩm. Đối với sản phẩm đã có thì câu chuyện sản phẩm còn sơ sài chƣa gắn kết đƣợc với lịch sử, văn hóa của địa phƣơng, với công nghệ sản xuất của cơ sở.

- Huyện có lợi thế phát triển sản phẩm là du lịch dịch vụ nông thôn gắn với văn hóa, cảnh quan tại địa phƣơng. Tuy nhiên, hiện tại sản phẩm này chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác, chƣa có chủ thể theo quy định của Chƣơng trình OCOP.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 73 - 75)