Phát triển sản phẩm theo chu trình OCOP

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 26)

1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.3.2. Phát triển sản phẩm theo chu trình OCOP

(1) Hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm đã có với các nội dung cụ thể nhƣ: Phát triển quy mô sản xuất, phát triển năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hoàn thiện công bố tiêu chuẩn chất lƣợng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng câu chuyện sản phẩm, xúc tiến thƣơng mại.

(2) Phát triển ý tƣởng sản phẩm mới, đánh giá thị trƣờng, nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm mẫu, thiết kế bao bì nhãn mác, xây dựng câu chuyện sản phẩm, sản xuất thử nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm (nguyên liệu, bán thành

phẩm, thành phẩm), công bố tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm, đánh giá hoạt động phân phối của sản phẩm trên thị trƣờng, hoàn thiện sản phẩm và sản xuất đại trà.

1.3.2.1. Hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm đã có

* Hoàn thiện công bố tiêu chuẩn chất lƣợng

Công bố tiêu chuẩn chất lƣợng còn gọi là công bố tiêu chuẩn sản phẩm, hay gọi tắt là công bố sản phẩm. Chất lƣợng sản phẩm làm nên thƣơng hiệu của nhà sản xuất, tạo niềm tin đối với khách hàng. Việc công bố tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm là thủ tục bắt buộc đối với tất cả sản phẩm đƣợc sản xuất theo phƣơng pháp công nghiệp trƣớc khi đƣa sản phẩm ra thị trƣờng. Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của Cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trên cơ sở hồ sơ công bố của doanh nghiệp để sản phẩm đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng. Đồng thời, hoạt động công bố chất lƣợng là một cam kết của nhà sản xuất đối với ngƣời tiêu dùng về sản phẩm mà họ cung cấp.

Cơ sở pháp lý của công bố tiêu chuẩn chất lƣợng/Công bố sản phẩm theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 của Quốc hội ban hành Luật chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa. Công bố tiêu chuẩn chất lƣợng/công bố sản phẩm có thể nói là tên gọi chung của công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đƣợc thực hiện theo Thông Tƣ số 19/2012/TTBYT.

* Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu (gồm tổng hợp các yếu tố nhƣ chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều đƣợc thể hiện bằng màu sắc…) dùng để phân biệt hàng hoá/dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với tổ chức cá nhân khác.

Nhãn hiệu đƣợc chia thành 2 nhóm: nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu hàng hóa dùng để phân biệt hàng hóa với nhau; Nhãn hiệu dịch vụ dùng để phân biệt các loại dịch vụ với nhau.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở để các doanh nghiệp có thể bảo vệ, nâng cao thƣơng hiệu hàng hóa mà mình tạo dựng đƣợc. Sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, không ai đƣợc quyền sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp mình mà không có sự cho phép của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có quyền đƣợc sử dụng thƣơng hiệu, quyền đƣợc yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu thƣơng hiệu. Quy trình đăng ký một nhãn hiệu sản

phẩm, nhãn hiệu dịch vụ là một quy trình kéo dài 12-14 tháng theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

* Xây dựng câu chuyện sản phẩm

Câu chuyện thƣơng hiệu cần đƣợc lấy cảm hứng từ chính bản thân doanh nghiệp mà ở đó có sự hiện diện của những ngƣời tham gia, sáng tạo, kết nối và phát triển thƣơng hiệu về sự tăng trƣởng và thành công. Mục tiêu của câu chuyện thƣơng hiệu là tạo ra một kết nối với khách hàng. Kể câu chuyện của bạn theo cách nó nói với khách hàng để thể hiện thƣơng hiệu liên hệ với khách hàng, hiểu khách hàng.

Khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà khi mua sản phẩm đó của doanh nghiệp họ cũng sẽ cảm thấy họ đã mua câu chuyện thƣơng hiệu. Họ tham gia vào câu chuyện bằng cách mua sản phẩm từ doanh nghiệp đang kể câu chuyện. Khi khách hàng mua sản phẩm, họ phải cảm thấy nhƣ thể họ đang mua một phần của câu chuyện thƣơng hiệu. Bản thân sản phẩm, các mặt hàng mà khách hàng mua, là một phần của câu chuyện của thƣơng hiệu.

Câu chuyện thƣơng hiệu là một phần quan trọng không thể thiếu để xây dựng thƣơng hiệu mạnh, câu chuyện đƣa thƣơng hiệu đến với khách hàng một cách chân thực và mang đến cảm xúc cho khách hàng là cách mà thƣơng hiệu đi vào tâm trí họ. Các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng câu chuyện thƣơng hiệu và giữ cho câu chuyện thu hút bằng cách tiếp tục gây ấn tƣợng với khách hàng và mang đến cho họ trải nghiệm tốt nhất có thể.

* Xúc tiến thƣơng mại

Căn cứ pháp lý hoạt động xúc tiến thƣơng mại đƣợc quy định trong Luật Thƣơng mại năm 2005: "Xúc tiến thƣơng mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thƣơng mại, trƣng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thƣơng mại" (Khoản 10 Điều 3). Xúc tiến thƣơng mại đƣợc thể hiện ở những hoạt động nhƣ khuyến mại; quảng cáo thƣơng mại; trƣng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; hội chợ, triển lãm thƣơng mại.

1.3.2.2. Phát triển ý tưởng sản phẩm mới

Có nhiều lý do quan trọng để tiến hành đổi mới sản phẩm. Khi thị trƣờng thay đổi liên tục, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, doanh nghiệp cần thay đổi sản phẩm cũ để phục vụ tốt hơn nhu cầu hiện tại hoặc tạo ra sản phẩm mới để đáp

ứng những nhu cầu chƣa đƣợc thoả mãn, nói rộng hơn, đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ môi trƣờng kinh doanh. Bên cạnh đó, đổi mới sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo dựng sự khác biệt với đối thủ và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. Tất nhiên, việc đổi mới sản phẩm không thể nằm ngoài mục đích gia tăng lợi nhuận hoặc cắt giảm chi phí.

Có 8 bƣớc cơ bản để phát triển sản phẩm mới, phát ý tƣởng, lựa chọn ý tƣởng, đánh giá và phát triển ý tƣởng, xây dựng chiến lƣợc tiếp thị, phân tích kinh doanh, hoàn thiện sản phẩm, kiểm nghiệm thị trƣờng và thƣơng mại hoá sản phẩm.

Bƣớc 1: Hình thành ý tƣởng

Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có càng nhiều ý tƣởng thì khả năng chọn đƣợc ý tƣởng tốt càng cao. Các nguồn của ý tƣởng có thể nằm trong nội bộ doanh nghiệp, từ các nhân viên, nhà quản lý. Một số nguồn quan trọng khác từ bên ngoài nhƣ, từ nhƣợng quyền kinh doanh, từ mua lại tổ chức tạo ra sản phẩm mới, từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh hoặc từ các trƣờng, viện nghiên cứu.

Bƣớc 2: Sàng lọc ý tƣởng

Không phải mọi ý tƣởng đều có thể thực hiện đƣợc, nên doanh nghiệp cần có công đoạn sàng lọc ý tƣởng khả thi. Về cơ bản, các ý tƣởng đƣợc chọn nên tƣơng hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, những ý tƣởng táo bạo sẽ cần nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và triển khai. Ý tƣởng tốt sẽ hỗ trợ cho chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ nhắm tới nguồn khách hàng mục tiêu hoặc thoả mãn nhu cầu mới đủ lớn, khai thác hiệu quả hơn kênh phân phối, cắt giảm chi phí không cần thiết, hoặc tận dụng đƣợc các nguồn lực sẵn có mà không mất tiền.

Bƣớc 3: Phản biện và phát triển ý tƣởng

Sau khi sàng lọc đƣợc những ý tƣởng tốt, doanh nghiệp có thể tổ chức một ban phản biện các ý tƣởng này, ban này nên có nhiều thành phần để có đƣợc nhiều cách đánh giá và phản biện cho ý tƣởng. Đối với doanh nghiệp „siêu‟ nhỏ, thƣờng chủ doanh nghiệp sẽ đóng vai trò cho cả ban, thì chủ doanh nghiệp nên đóng nhiều vai để tƣ duy và phân tích ý tƣởng dƣới nhiều góc cạnh, nhƣ khía cạnh tiếp thị, nhân lực, nguồn vốn, thời gian, phản ứng của đối tƣợng liên quan.

Thông qua quá trình phân tích và đánh giá, ý tƣởng sẽ đƣợc mổ xẻ dƣới nhiều góc cạnh, quan trọng hơn là làm cho ý tƣởng đó đƣợc rõ ràng, cụ thể hơn và hạn chế đƣợc những thử nghiệm không cần thiết hoặc tránh bớt những sai phạm

không đáng có. Nhƣ vậy, sau bƣớc này ý tƣởng về sản phẩm mới sẽ đầy đủ về các yếu tố nhƣ tính năng chính của nó, cách thức thiết kế, các giá trị gia tăng và quan trọng hơn hết là xác định đƣợc vai trò, ý nghĩa và mục đích muốn nhắm tới khi phát triển sản phẩm này.

Bƣớc 4: Chiến lƣợc tiếp thị

Để tăng khả năng thành công của sản phẩm mới trên thị trƣờng, doanh nghiệp cần thiết nghĩ đến việc thƣơng mại hoá nó sẽ nhƣ thế nào thông qua việc phác thảo bản kế hoạch tiếp thị ngắn ngọn. Trong đó có phân tích các yếu tố tác động chính từ môi trƣờng kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp về các mặt nhƣ nhân sự, tài chính, trang thiết bị. Đồng thời bản kế hoạch sơ thảo này cần dự báo đƣợc doanh thu, lợi nhuận, thị phần trong ngắn hạn và dài hạn. Xây dựng kế hoạch tiếp thị sơ lƣợc nhằm hai lý do. Một là tránh phát triển những sản phẩm mới ít có thị thƣờng tiềm năng, hạn chế việc tổn thất về thời gian, sức lực. Hai là định hƣớng đƣợc mẫu mã, kiểu dáng, tính năng, hoặc đặc tính cần thiết của sản phẩm để việc phát triển nó có định hƣớng rõ ràng sát với đòi hỏi của khách hàng.

Bƣớc 5: Phân tích kinh doanh

Phân tích kinh doanh đánh giá kỹ hơn về mục tiêu lợi nhuận, các lợi ích của sản phẩm đem lại. Bên cạnh đó, nó đánh giá chi tiết hơn các mục tiêu của sản phẩm, những dự báo cho thị trƣờng và tác động của sản phẩm mới này với các sản phẩm hiện có. Điều đó có nghĩa là, đánh giả sản phẩm mới này có gây ảnh hƣởng xấu đến các sản phẩm hiện có hay không? Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào cũng có thể đánh giá chính xác đƣợc khả năng thị trƣờng sản phẩm, với các doanh nghiệp nhỏ thƣờng thì vừa làm vừa điểu chính, thử sai để rút tỉa kinh nghiệm. Cho nên, với doanh nghiệp nhỏ, vai trò lãnh đạo, khả năng cảm nhận và quyết tâm triển khai đôi khi quan trọng hơn là những phân tích trên giấy.

Bƣớc 6: Phát triển sản phẩm

Bƣớc này liên quan đến phát triển mặt vật lý, kỹ thuật, hoặc thành phẩm cụ thể. Doanh nghiệp cần làm mẫu, đầu tƣ chế tạo thử nghiệm. Để giảm thời gian phát triển sản phẩm, và chi phí nghiên cứu, các cán bộ nghiên cứu nên chú trọng việc tìm kiếm thông tin, thu thập các nghiên cứu có sẵn hoặc liên quan để tránh mất thời gian làm lại những gì đã có.

Bƣớc 7: Kiểm nghiệm thị trƣờng

Để cận thận hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện việc kiểm nghiệm thị trƣờng bằng cách cho triển khai ở những vùng thị trƣờng nhỏ. Công việc này nhằm mục đích chính là đánh giá các yếu tố liên quan đến chức năng tiếp thị nhƣ giá cả, kênh phân phối, thị trƣờng, thông điệp quảng cáo hoặc định vị sản phẩm.

Bƣớc 8: Thƣơng mại hoá sản phẩm

Thƣơng mại hoá sản phẩm là việc tung sản phẩm thực sự vào thị trƣờng doanh nghiệp sẽ phải xác định thị trƣờng triển khai, cách thức triển khai, các bộ phận tác nghiệp liên quan nhƣ bán hàng, quảng cáo, kế toán, chăm sóc khách hàng, hoặc giao nhận.

Tóm lại, phát triển sản phẩm mới không phải là một công việc độc lập, nó liên quan tới chiến lƣợc, chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn lực của doanh nghiệp. Phát triển sản phẩm mới cần gắn liền, hỗ trợ tính thống nhất với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Việc phát triển sản phẩm mới cần đánh giá thị trƣờng, nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm mẫu, thiết kế bao bì nhãn mác, xây dựng câu chuyện sản phẩm, sản xuất thử nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm (nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), công bố tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm, đánh giá hoạt động phân phối của sản phẩm trên thị trƣờng tƣơng tự nhƣ các sản phẩm đã có. Đến khi hoàn thiện sản phẩm mới đƣa vào sản xuất đại trà.

1.4. Chương trình “mỗi xã một sản phẩm”

1.4.1. Nguồn gốc chương trình “mỗi làng một sản phẩm”

Nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,... trong xây dựng, triển khai chiến lƣợc phát triển kinh tế đất nƣớc nói chung, đã rất chú ý đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn theo hƣớng nội sinh, chú trọng các nguồn lực sẵn có làm động lực phát triển (đất đai, tài nguyên, điều kiện địa lý, công nghệ truyền thống, lòng tự hào, khả năng sáng tạo,...). Điển hình là Phong trào OVOP (One Village One Product) “Mỗi làng một sản phẩm” do Ông Morihiko Hiramatsu khởi xƣớng đầu tiên ở tỉnh Oita (Nhật Bản) từ năm 1979 nhằm khuyến khích mỗi làng lựa chọn một sản phẩm đặc biệt cho khu vực và phát triển nó lên một tiêu chuẩn quốc gia và toàn thế giới. Sự phát triển của Phong trào "Mỗi làng một sản phẩm" đƣợc xem nhƣ một cách tăng cƣờng kỹ năng kinh doanh của các cộng đồng địa phƣơng bằng cách sử dụng các nguồn lực, kiến thức địa phƣơng, tạo ra giá trị bổ sung thêm thông qua hoạt động xây dựng thƣơng

hiệu của sản phẩm địa phƣơng và xây dựng nguồn nhân lực trong nền kinh tế địa phƣơng.

Phong trào OVOP đã lan tỏa và đƣợc triển khai thực hiện trên 40 nƣớc ở các khu vực Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ ... và đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của các quốc gia. Tại Trung Quốc có những Phong trào nhƣ: “Mỗi nhà máy, một sản phẩm”, “Mỗi thành phố, một sản phẩm”, “Mỗi làng, một báu vật”. Tại Thái Lan có Chƣơng trình OTOP (One Tambon, One Product). Tại Philippine có Phong trào “One Barangay, One Product” (Mỗi làng, một sản phẩm). Tại Malaysia có Phong trào “Satu Kampung, Satu Produk” (Mỗi làng, một sản phẩm). Hiện tại là Phong trào "Satu Daerah, Satu Industry" (SDSI hay "Mỗi làng một nghề"). Tại Indonesia (Đông Java) có Phong trào “Back to Village” (Trở lại làng quê). Ở Campuchia có Phong trào “One Village, One Product” (Mỗi làng, một sản phẩm). Tại Malawi có Phong trào “One Village, One Product” (Mỗi làng, một sản phẩm). Tại Hàn Quốc có Chƣơng trình "Mỗi làng một nhãn hiệu”. Ở Hoa Kỳ có Phong trào “One Paris, One Product” (Mỗi xứ một sản phẩm). Đến nay đã có 143 quốc gia trên thế giới triển khai chƣơng trình này.

Cho dù tên gọi ở mỗi quốc gia có khác nhau, song đều có điểm chung của chƣơng trình là: 1) Tiếp cận về phát huy giá trị nội sinh gắn với tổ chức cộng đồng, đặc biệt là giải quyết việc làm, lao động nông thôn; 2) Giải pháp để tổ chức sản xuất, phát huy tiềm năng các sản phẩm đặc sản địa phƣơng; 3) Chƣơng trình phát triển kinh tế gắn với các chính sách hỗ trợ phù hợp; 4) Xúc tiến thƣơng mại với tiếp cận về thƣơng mại các di sản vật thể, hình ảnh địa phƣơng, quốc gia để thúc đẩy tiêu dùng và nâng cao giá trị…

Ở Việt Nam, từ năm 2006, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhƣ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, đƣợc thay thế bằng Nghị định số 52/2018/NĐ-CP năm 2018, với mục tiêu tập trung hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm phát huy các thế mạnh về sản phẩm ở các vùng nông thôn. Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thí điểm mô hình “Mỗi làng một nghề” ở một số địa phƣơng nhƣ Điện Biên, Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thừa Thiên Huế, An Giang và đạt đƣợc một số kết quả quan trọng. Trên cơ sở đó, nhiều địa phƣơng đã chủ động áp dụng để phát triển ngành nghề nông thôn, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Chƣơng trình “Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm” vào năm 2013 gắn với Chƣơng trình xây

dựng nông thôn mới. Kết quả sau 05 năm triển khai Chƣơng trình đã khẳng định hƣớng đi đúng, sáng tạo, bài bản của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm, phát huy những lợi thế, thế mạnh của địa phƣơng, đƣa nông dân chủ động hội nhập và tiếp cận kinh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 26)