Tính hoàn thiện, phong cách của bao bì

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 69)

2. Thực trạng triển khai chƣơng trình “mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn huyện Ma

2.1.8. Tính hoàn thiện, phong cách của bao bì

Tính hoàn thiện của bao bì, theo hƣớng khuyến khích bao hoàn chỉnh theo quy định hiện hành, bao bì có tính thẩm mỹ cao. Số sản phẩm có bao bì 8/19, tuy nhiên, nhiều sản phẩm bao bì còn đơn giản, tính thẩm mỹ chƣa cao, chƣa thuận tiện

cho sử dụng. Có 8/19 sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, gần 90% sản phẩm chƣa có có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp.

2.1.9. Sử dụng lao động địa phương

Theo tiêu chí đánh giá, chủ thể sản phẩm OCOP phải sử dụng ít nhất 50% lao động là ngƣời địa phƣơng hoặc có thu nhập bình quân/lao động lớn hơn hoặc bằng mức thu nhập bình quân/ngƣời đạt chuẩn NTM của địa phƣơng tại thời điểm đánh giá.

Kết quả khảo sát cho thấy, chủ thể sản xuất đều sử dụng lao động là của dân địa phƣơng để sản xuất. Tuy nhiên, các chủ thể sản xuất cơ bản chƣa có minh chứng cho việc sử dụng lao động địa phƣơng nhƣ: Hợp đồng lao động, bảo hiểm, bảng kê chi lƣơng...

2.1.10. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh

Để chấm điểm sản phẩm OCOP, hoạt động sản xuất kinh doanh phải có tăng trƣởng tối thiểu 10% về doanh thu so với năm trƣớc liền kề. Kết quả khảo sát cho thấy có trên 75% chủ thể sản xuất không có hồ sơ minh chứng chứng minh cho sự tăng trƣởng và không có thông tin rõ ràng về sự tăng trƣởng do không theo dõi sổ sách, không thực hiện hạch toán thu chi,... Nên không tính toán đƣợc mức tăng trƣởng hàng năm, vì vậy, cần phải thực hiện công tác theo dõi thƣờng xuyên và hạch toán rõ ràng để làm hồ sơ minh chứng khi tham gia chƣơng trình.

2.1.11. Kế toán

Khi tham gia đánh giá sản phẩm OCOP, chủ thể cần có kế toán, công tác kế toán phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Kết quả khảo sát cho thấy: kế toán, công tác kế toán còn nhiều bất cập, nhiều đơn vị không có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu thời vụ; có công tác kế toán nhƣng không thực hiện thƣờng xuyên dẫn đến kết quả đánh giá tiêu chí này điểm không cao.

2.2. Nhóm tiêu chí: Khả năng tiếp thị

2.2.1. Khu vực phân phối chính

Khu vực phân phối chính, theo hƣớng khuyến khích phân phối vƣợt phạm vi của huyện đến quốc tế. Kết quả khảo sát cho thấy: Sản phẩm khác nhau thì sự đa dạng về khu vực phân phối cũng khác nhau. Sản phẩm chủ yếu đƣợc phân phối trong huyện và các huyện lân cận. Tuy nhiên, cũng nhƣ các tiêu chí khác, hiện nay hầu hết các chủ thể đều không có minh chứng để chứng minh khu vực phân

phối sản phẩm, phần lớn chƣa thiết lập đƣợc các hợp đồng mua bán/ký gửi nên chƣa chứng minh đƣợc các đại diện hoặc đại lý phân phối trong, ngoài huyện và xuất khẩu.

2.2.2. Tổ chức phân phối

Tổ chức phân phối, theo hƣớng khuyến khích các chủ thể xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh, đặc biệt là đối với sản phẩm 4 sao và 5 sao. Thực trạng cho thấy hoạt động tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm còn nhiều tồn tại, yếu kém. Hầu hết chủ thể vừa là ngƣời sản xuất vừa là ngƣời chịu trách nhiệm phân phối. Các đơn vị hầu hết chƣa có bộ phận phòng kinh doanh quản lý phân phối và chƣa áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý dẫn đến quy mô phân phối tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế.

2.2.3. Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm, theo hƣớng khuyến khích các hoạt động quảng bá thƣờng xuyên, chuyên nghiệp. Kết quả khảo sát đánh giá cho thấy hoạt động quảng bá sản phẩm của các chủ thể chƣa thƣờng xuyên, hình thức quảng bá đơn điệu, nghèo nàn và chƣa tiếp cận các phƣơng thức quảng bá mới, hiệu quả. Mới có 3/19 chủ thể đƣợc khảo sát có website; 6/19 chủ thể sử dụng facebook, zalo và tham gia hệ thống bán hàng trực tuyến trên mạng. Việc tham gia các hoạt động xúc tiến thƣơng mại của chủ thể còn ít, mới chỉ tham gia một số hội chợ trên địa bàn thành phố và huyện nhƣng hiệu quả không cao; chƣa/không có nhiều hoạt động xúc tiến thƣơng mại ra ngoài tỉnh và quốc tế.

2.2.4. Câu chuyện sản phẩm

Câu chuyện về sản phẩm, theo hƣớng khuyến khích sản phẩm có câu chuyện hoàn chỉnh, đƣợc trình bày bài bản và đƣợc sử dụng trong quảng bá sản phẩm. Trí tuệ/bản sắc địa phƣơng, theo hƣớng khuyến khích nội dung câu chuyện sản phẩm tạo đƣợc ấn tƣợng rõ ràng về trí tuệ/bản sắc địa phƣơng.

Tiêu chí câu chuyện sản phẩm chiếm 10% tổng điểm đánh giá sản phẩm OCOP nhƣng hiện nay mới có một vài sản phẩm đáp ứng đƣợc yêu cầu này; còn hầu hết sản phẩm OCOP dự kiến của Huyện đều chƣa xây dựng đƣợc câu chuyện sản phẩm. Nếu có cũng chƣa đảm bảo cấu trúc câu chuyện sản phẩm; chƣa nêu đƣợc sự khác biệt của sản phẩm và còn nghèo về nội dung câu chuyện. Câu chuyện chƣa đƣợc tƣ liệu hóa trình bày trên nhãn/tờ rơi, website (dƣới dạng hình ảnh, clip,...)

2.3. Nhóm tiêu chí: Chất lượng sản phẩm

2.3.1. Chỉ tiêu cảm quan

Các kiểm tra/phân tích tiêu chuẩn (định tính, định lƣợng) theo yêu cầu của loại sản phẩm. Chỉ tiêu cảm quan đƣợc đánh giá bởi các tiêu chí nhƣ: tạp chất lạ; hình dạng, thể chất; màu sắc; mùi; vị; kết cấu, cách sắp đặt. Chỉ tiêu cảm quan chiếm 20/100 tổng số điểm đánh giá sản phẩm OCOP. Kết quả khảo sát cho thấy, một số sản phẩm có chỉ tiêu cảm quan ở mức trung bình.

2.3.2. Tính độc đáo của sản phẩm

Mặc dù các sản phẩm OCOP dự kiến của huyện Mai Sơn đều là những sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng. Tuy nhiên, các sản phẩm này tính độc đáo/duy nhất chƣa cao, chƣa có sự khác biệt nhiều với những sản phẩm cùng chủng loại của địa phƣơng khác.

2.3.3. Công bố chất lượng sản phẩm, kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm

Công bố chất lƣợng sản phẩm, kiểm tra định kỳ: yêu cầu sản phẩm OCOP phải đƣợc sản xuất theo tiêu chuẩn và công bố theo quy định của pháp luật. Đồng thời, xây dựng hệ thống kiểm tra, truy xuất nguồn gốc nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng. Thực tế khảo sát cho thấy còn nhiều tồn tại, đòi hỏi chủ thể cần khắc phục, 15/35 chủ thể (hợp tác xã, doanh nghiệp và các cơ sở có đăng ký kinh doanh) đã thực hiện công bố chất lƣợng sản phẩm. Những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ và chƣa đăng ký kinh doanh thì hầu nhƣ chƣa có kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP và chƣa có hồ sơ công bố chất lƣợng sản phẩm. Còn nhiều sản phẩm đƣợc khảo sát đều chƣa có hệ thống hồ sơ, minh chứng về chỉ tiêu này. Yêu cầu của tiêu chí này gồm: Bản tiêu chuẩn sản phẩm cần có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm: Vi sinh, kim loại nặng,dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia, hóa chất không mong muốn... theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm, chứng nhận quản lý chất lƣợng tiên tiến VietGAP/GlobalGAP/Hữu cơ...

2.3.4. Đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm

Kết quả khảo sát cho thấy 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm

Tuy nhiên, còn nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đƣợc khảo sát cho thấy vẫn chƣa đảm bảo đƣợc tiêu chí này.

2.3.5. Cơ hội thị trường toàn cầu

Cơ hội tiếp thị toàn cầu, theo hƣớng khuyến khích các sản phẩm tiếp cận chất lƣợng quốc tế/toàn cầu hóa. Để đánh giá cơ hội thị trƣờng toàn cầu thì sản phẩm phải có khả năng xuất khẩu đến thị trƣờng khu vực, thị trƣờng ngoài khu vực, thị trƣờng có tiêu chuẩn cao (Mỹ, EU, Nhật,...).

Kết quả khảo sát cho thấy, các sản phẩm tham gia chƣơng trình OCOP dự kiến của huyện đang ở quy mô sản xuất vừa và nhỏ, chất lƣợng chƣa cao nên cơ hội xuất khẩu thấp. Hiện chỉ có một sản phẩm xuất khẩu sang thị trƣờng quốc tế là: Quế điếu thuốc Đào Thịnh, trong khi đó tiềm năng xuất khẩu của huyện còn nhiều sản phẩm khác nữa song chƣa đƣợc khai thác.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng sản phẩm và loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh so với Bộ tiêu chí OCOP doanh so với Bộ tiêu chí OCOP

Với kết quả khảo sát 19 sản phẩm, cho thấy trên địa bàn huyện có khá đa dạng các loại hình sản phẩm (có 5/6 ngành sản phẩm OCOP), trong đó: Có lợi thế phát triển các sản phẩm OCOP chủ yếu là ngành thực phẩm, đồ uống, thảo dƣợc kế đến là ngành dịch vụ du lịch dƣới dạng tìm hiểu văn hóa truyền thống hoặc trải nghiệm mô hình nông nghiệp sinh thái, không gian làng nghề.

Nhiều chủ thể sản xuất đã có kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, nguồn lao động chủ yếu là ngƣời địa phƣơng, đầu tƣ nhà xƣởng, máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất, chế biến, thực hiện quy trình sản xuất, chế biến hiện đại, tham gia chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, việc phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện còn gặp một số khó khăn, tồn tại, hạn chế nhƣ sau:

2.4.1. Loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh

- Nhiều chủ thể sản xuất mới chỉ là hộ gia đình, trong khi đó số hộ gia đình chƣa có đăng ký kinh doanh chiếm phần lớn.

- Ngoài các chủ thể là hộ gia đình và tổ hợp tác, nhìn chung các công ty cổ phần, Công ty TNHH và các HTX vẫn tổ chức sản xuất khá đơn giản, chƣa có nhiều chủ thể áp dụng/vận dụng các mô hình, hình thức quản trị sản xuất hiện đại, phù hợp với trình độ khoa học, công nghệ sản xuất đang áp dụng.

- Việc thành lập các bộ phận, phòng ban quản lý (sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói, phân phối...) đƣợc bố trí linh hoạt thông qua việc kiêm nhiệm nhiều khâu nên dẫn đến tình trạng quản lý chƣa đƣợc khoa học, hợp lý.

- Không có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ...

2.4.2. Về hoạt động sản xuất - kinh doanh

- Nhiều nông sản trên địa bàn huyện đƣợc sản xuất quy mô lớn (quế, măng tre Bát độ) song đa phần vẫn chủ yếu do các hộ gia đình trồng, thu hoạch và tiêu thụ, chƣa có doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất với quy mô lớn.

- Khu vực phân phối sản phẩm bị hạn chế, chủ yếu phân phối trong địa bàn xã, huyện, tại các trƣờng học, bệnh viện, bếp ăn tập thể...

- Chƣa có nhiều hoạt động quảng bá hoặc tham gia các hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhƣ hội chợ, trƣng bày, triển lãm; các hình thức truyền thông, giao dịch thƣơng mại điện tử, xây dựng website... chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng.

- Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản chƣa nhiều. Trình độ lao động qua đào tạo còn thấp, chủ yếu sử dụng lao động phổ thông.

- Số lƣợng chủ thể sản xuất chƣa có Giấy chứng nhận quản lý sản xuất, quản lý chất lƣợng (VietGAP, hữu cơ organic, ISO, HACCP...) chƣa nhiều. Nhiều sản phẩm chƣa đƣợc gắn tem truy xuất nguồn gốc, giấy chứng nhận đăng ký mã số, mã vạch...nên khó cho khâu truy xuất nguồn gốc.

- Đến hết năm 2020, 100% cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ có đề án, kế hoạch và thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trƣờng. Riêng các cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình đƣợc khảo sát chƣa có kế hoạch bảo vệ môi trƣờng và các biện pháp bảo vệ môi trƣờng theo quy định.

2.4.3. Về sản phẩm

- Nhiều sản phẩm chƣa có bao bì, bao bì vẫn còn đơn giản, thông tin ghi nhãn chƣa đầy đủ, chƣa thuận tiện, đẹp.

- Hầu hết các sản phẩm chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu, chƣa có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/ Bằng bảo hộ nhãn hiệu, Giấy chứng nhận quyền đƣợc sử dụng chỉ dẫn địa lý măng tre Bát Độ.

Chƣa có nhiều sản phẩm qua chế biến, chế biến sâu, hầu hết sản phẩm đều ở mức độ đơn giản, hàm lƣợng khoa học công nghệ trong sản phẩm thấp, sức cạnh tranh chƣa cao.

- Hầu hết chƣa có câu chuyện sản phẩm. Đối với sản phẩm đã có thì câu chuyện sản phẩm còn sơ sài chƣa gắn kết đƣợc với lịch sử, văn hóa của địa phƣơng, với công nghệ sản xuất của cơ sở.

- Huyện có lợi thế phát triển sản phẩm là du lịch dịch vụ nông thôn gắn với văn hóa, cảnh quan tại địa phƣơng. Tuy nhiên, hiện tại sản phẩm này chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác, chƣa có chủ thể theo quy định của Chƣơng trình OCOP.

3. Kết quả khảo sát ý kiến các bên liên quan đối với việc phát triển sản phẩm thuộc chƣơng trình OCOP của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La thuộc chƣơng trình OCOP của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La

3.1. Kết quả khảo sát về chủ trương, định hướng phát triển sản phẩm

Khi đƣợc hỏi về các chủ trƣơng, định hƣớng phát triển sản phẩm OCOP thì các chuyên gia, cán bộ quản lý có chuyên môn đều nắm đƣợc các thông tin này. Kết quả khảo sát ngƣời dân trên địa bàn huyện Mai Sơn nhƣ sau:

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về việc phát triển sản phẩm OCOP của huyện Mai Sơn

Chỉ tiêu Số lƣợng khảo sát Số lƣợng lựa chọn Tỷ lệ so với tổng số Về các chủ trƣơng định hƣớng về phát

triển sản phẩm OCOP của huyện

395 323 81,7%

Nhận biết về các chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm OCOP

395 302 76,5%

Các chính sách hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm OCOP của huyện

395 271 68,7%

Các chƣơng trình hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm OCOP cho ngƣời dân

395 285 72,2%

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát năm 2021) Nhƣ vậy, về nhận biết chủ trƣơng chính sách đối với sản phẩm OCOP thì đa số ngƣời dân đều phản ánh biết đƣợc những chính sách này với 81,7% lựa chọn là có biết đến. Tƣơng tự nhƣ vậy 76,5% ngƣời dân cũng biết đến các chính sách

khuyễn khích phát triển các sản phẩm OCOP của Mai Sơn. Về chính sách hỗ trợ tiêu thụ có 68,7% ngƣời dân biết tới chính sách này. Có 72,2% ngƣời dân có biết về các chƣơng trình hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm OCOP của huyện. Đây cũng thể hiện việc phổ biến tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách của huyện đã đƣợc thực hiện tốt.

3.2. Kết quả khảo sát về tuyên truyền giới thiệu sản phẩm

Khi đƣợc hỏi về việc chính quyền địa phƣơng cần làm gì để phát triển sản phẩm OCOP, các chuyên gia, cán bộ có chuyên môn cho rằng chính quyền địa phƣơng cần tăng cƣờng ƣu đãi với hộ sản xuất của hộ nông dân tiếp đó phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến. Các chuyên gia, cán bộ có chuyên môn cho rằng cần phải thay đổi tƣ duy sản xuất của ngƣời dân tiếp đó phải tăng cƣờng tập huấn khoa học, kỹ thuật cho dân. Ý kiến góp ý của chuyên gia gồm tăng cƣờng quảng bá giới thiệu sản phẩm và xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm.

Kết quả khảo sát ngƣời dân về tuyên truyền giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện Mai Sơn nhƣ sau:

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về tuyên truyền giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện Mai Sơn

Chỉ tiêu Số lƣợng khảo sát Số lƣợng lựa chọn Tỷ lệ so với tổng số Địa phƣơng có tổ chức tuyên truyền

giới thiệu sản phẩm OCOP

395 309 78,3%

Địa phƣơng có cập nhật thông tin sản phẩm OCOP trên cổng thông tin điện tử sở ban ngành

395 276 73,0%

Việc biết đến các trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP của huyện

395 254 64,3%

Kết quả khảo sát đã chỉ ra có 78,3% ngƣời dân biết đến địa phƣơng có tổ chức tuyên truyền giới thiệu sản phẩm OCOP, 73,0% ngƣời dân biết đến địa phƣơng có cập nhật thông tin sản phẩm OCOP trên cổng thông tin điện tử sở ban ngành. Có 64,1% ngƣời dân biết tới các trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP của huyện.

3.3. Kết quả khảo sát về giải pháp phát triển sản phẩm OCOP

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 69)