Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 78)

3. Kết quả khảo sát ý kiến các bên liên quan đối với việc phát triển sản phẩm thuộc

3.4.2. Yếu tố bên trong

3.4.2.1. Cách thức triển khai chính sách của nhà nước

Để khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa và triển khai chƣơng trình mỗi xã phƣờng một sản phẩm, tỉnh Sơn La đã đƣa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn. Tại Quyết định số 46/2016/UBND tỉnh ban hành Quy định hỗ trợ phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn cũng đã xác định các chính sách hỗ trợ đối với hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh. Tại quy định này, các mức hộ trợ đƣợc phân chia theo các nhóm nhƣ hỗ trợ trồng trọt, hỗ trợ phát triển chăn nuôi, hỗ trợ phát triển thủy sản, hỗ trợ tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ thuật.

Các chính sách ƣu đãi đƣợc đƣa ra nhƣ hỗ trợ khuyến khích tiêu thụ nông sản với mức hỗ trợ 100% tiền vay vốn ngân hàng nếu có hợp đồng và thực hiện đúng hợp đồng và đầy đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Chính sách hỗ trợ tích tụ đất đai cũng đƣợc xác định theo đó hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/năm đối với các tổ chức, cá nhân thuê ruộng để thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hƣớng tập trung có quy mô từ 03 ha trở lên (đối với vùng chăn nuôi, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây dƣợc liệu và sản xuất rau), 10 ha trở lên (đối với vùng sản xuất lúa). Ngoài ra kinh phí hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu cũng đƣợc hỗ trợ 100%.

Chủ trƣơng định hƣớng của chƣơng trình đã đƣợc xác định trong các nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh và đƣợc triển khai thông qua đề án của tỉnh đối với sản phẩm tiêu biểu đặc sản. Về cơ cấu tổ chức, trƣớc khi triển khai chƣơng trình OCOP của tỉnh thì việc chỉ đạo điều hành phát triển các sản phẩm nông nghiệp của các địa phƣơng do phòng nông nghiệp và trung tâm khuyến nông các huyện thực hiện. Khi đề án “Mỗi xã phƣờng một sản phẩm” phê duyệt thì cơ cấu tổ chức đƣợc xây dựng thông qua ban chỉ đạo điều hành chƣơng trình từ cấp tỉnh tới cấp huyện và xã. Trong đó đầu mối cấp tỉnh là Ban chỉ đạo chƣơng trình mỗi xã phƣờng một sản phẩm thuộc Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La. Các đơn vị cấp huyện xã có ban chỉ đạo chƣơng trình của các cấp.

3.4.2.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng cán bộ triển khai chương trình

Để triển khai thực hiện chƣơng trình phát triển sản phẩm tiêu biểu đặc sản thì vai trò của các cán bộ quản lý các cấp rất quan trọng. Mai Sơn có đội ngũ cán bộ quản lý các cấp năng động. Kinh tế xã hội phát triển vƣợt bậc trong thời gian qua thể hiện năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý của huyện. Tốc tộ tăng trƣởng kinh tế cùng với sự cải thiện thu nhập bình quân của ngƣời dân là những tiêu chí đánh giá trình độ của cán bộ quản lý các cấp của huyện

Tuy vậy, đối với một số cán bộ cấp cơ sở, đặc biệt là cấp xã thì trình độ và nhận thức của cán bộ còn chƣa đồng đều. Nhiều nơi cán bộ vẫn còn tâm lý trông chờ vào hỗ trợ của cấp trên, bị động với các chính sách khuyến khích phát triển cũng nhƣ chƣa chủ động định hƣớng ngƣời dân phát triển sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống, tận dụng cơ hội phát triển hiện nay của huyện.

3.4.2.3. Trình độ nhận thức của người làm ra sản phẩm

Ngƣời dân, tổ chức kinh tế phần lớn đều là nông dân, trình độ còn hạn chế. Do vậy, việc tiếp cận công nghệ và cải tiến, áp dụng công nghệ còn yếu; thiếu kiến thức về kinh tế thị trƣờng và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị; việc phát triển với số lƣợng lớn và đƣa sản phẩm ra thị trƣờng còn hạn chế; tổ chức các hoạt động xúc tiến thƣơng mại còn lúng túng, chƣa bố trí kinh phí để xây dựng các điểm bán hàng để quảng bá, giới thiệu tiêu thụ các sản phẩm làm ra.. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất về quản lý chất lƣợng sản phẩm còn hạn chế, nhiều nội dung còn phụ thuộc vào tƣ vấn.

Mai Sơn là địa phƣơng có lực lƣợng lao động dồi dào và có trình độ phổ thông. Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2020 của huyện là 12 nghìn ngƣời, tăng 1,4 nghìn ngƣời so với năm trƣớc, trong đó tốc độ tăng ở khu vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị 0,63%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2020 là 9,8 nghìn ngƣời, tăng 0,9% so với năm trƣớc. Năm 2020, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 27,5% (cao hơn mức 25,4% của năm 2019), trong đó đào tạo khu vực thành thị đạt 33,7%; khu vực nông thôn đạt 21,5%. Với lực lƣợng lao động có trình độ thì dễ dàng triển khai các chính sách phát triển các sản phẩm OCOP của huyện.

3.4.2.4. Nguồn lực tài chính

Theo kế hoạch tỉnh Sơn La về triển khai chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì nguồn vốn ngân sách đầu tƣ vào lĩnh vực xây dựng nông thôn mới khoảng hơn 6000 tỷ đồng, kinh phí dự kiến cho chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm khoảng 483 tỷ đồng. Đây là nguồn lực quan trọng góp phần phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh trong thời gian tới nói chung và của huyện Mai Sơn nói riêng.

Thực tế triển khai chƣơng trình OCOP của các địa phƣơng cho thấy ngân sách địa phƣơng dành cho chƣơng trình sẽ là một trong các yếu tố quyết định đến việc thành công chƣơng trình. Một trong những tỉnh triển khai thành công chƣơng trình OCOP đó là tỉnh Quảng Ninh. Từ khi bắt đầu chƣơng trình năm 2013 đến nay, hằng năm tỉnh phân bổ ngân sách 200 – 300 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới, trong đó giành 10% thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh và một số dự án về nông nghiệp. Tổng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp (giai đoạn 2017 – 2020) đạt khoảng 5.708 tỷ đồng.

(Tạp chí điện tử kinh tế nông thôn 17/5/2021)

* Một số yếu tố khác:

(1) Khả năng tổ chức sản xuất gắn với cộng đồng (lao động tại địa phƣơng, tổ chức sản xuất ở cộng đồng…; nhu cầu hỗ trợ về đào tạo nghề, đào tạo lao động…);

(2) Tổ chức sản xuất nhƣ thế nào (HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp…; liên kết sản xuất…), đặc biệt là quan tâm và khuyến khích các HTX;

(3) Những khó khăn, nhu cầu cần sự hỗ trợ của nhà nƣớc trong phát triển sản phẩm…

3.5. Đánh giá chung việc triển khai chương trình “ mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

3.5.1. Kết quả đạt được

* Về công tác tổ chức bộ máy thực hiện chƣơng trình: Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chƣơng trình OCOP trên địa bàn huyện theo quyết định số 1158/QĐ- UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Đề án “Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Sơn La 2019-2020, định hƣớng đến năm 2030” huyện Mai Sơn đã bổ sung nhiệm vụ triển khai chƣơng trình OCOP vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo các Chƣơng trình mục

tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan thƣờng trực, có một cán bộ kiêm nhiệm phụ trách OCOP.

* Về công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và tuyên truyền: đã tổ chức hội nghị hƣớng dẫn xây dựng và thực hiện Kế hoạch Chƣơng trình; hội nghị triển khai Chƣơng trình OCOP và Tập huấn đánh giá xếp hạng sản phẩm; tập huấn hƣớng dẫn xây dựng ý tƣởng sản phẩm và xét chọn sản phẩm, xây dựng phƣơng án kinh doanh và thẩm định phƣơng án kinh doanh, xây dựng câu chuyện sản phẩm và hƣớng dẫn hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm.

* Số sản phẩm, chủ thể đang ký và kết quả đánh giá, phân hạng: giai đoạn 2018 – 2020, huyện Mai Sơn triển khai xây dựng kế hoạch tập trung chuẩn hóa 6 sản phẩm chủ lục của địa phƣơng nhƣ: Long nhãn (HTX Dịch vụ nông nghiệp nhãn chín muộn, xã Chiềng Mung đạt 3 sao năm 2019); Nấm Linh chi (Công ty TNHH Mạnh Thắng, thị trấn Hát Lót, đạt 4 sao năm 2020); Ngọc Trai Queen Pearl (Công ty TNHH 1 thành viên Queen Pearl, thị trấn Hát Lót, đạt 4 sao năm 2020); Ống hút bằng Tre (Công ty TNHH khai thác và xây dựng Bình Minh, thị trấn Hát Lót, đạt 4 sao năm 2020); Thanh long sấy dẻo (HTX Ngọc Hoàng , xã Nà Bó, đạt 4 sao năm 2020); Hạt Sa Chi (HTX Quang Vinh, xã Chiềng Ve, đạt 3 sao năm 2020) có phụ lục 01 đính kèm.

* Đánh giá chung:

Chƣơng trình OCOP triển khai trên địa bàn huyện trong thời gian ngắn song đã nhận đƣợc sự quan tâm của huyện ủy, đƣợc Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 đƣa vào báo cáo chính trị định hƣớng cho giai đoạn tới đó là “đẩy mạnh chương trình OCOP theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng

giá trị”; HĐND huyện, UBND huyện đã quan tâm bố trí nguồn vốn để hỗ trợ phát

triển Chƣơng trình; đồng thời chỉ đạo các phòng ban ngành, UBND các xã tăng cƣờng thực hiện để đảm bảo Kế hoạch đề ra. Để có một Chƣơng trình OCOP nâng cao, sâu rộng và đồng bộ cho giai đoạn 2021-2025.

Chƣơng trình đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, nhất là về mặt nhận thức của xã hội và cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của Chƣơng trình OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua việc tham gia Chƣơng trình các chủ thể sản xuất đã hiểu rõ đƣợc lợi ích của Chƣơng trình, giúp chủ thể hoàn thiện sản phẩm hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trƣờng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho

nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Chƣơng trình nhận đƣợc sự hƣởng ứng cao của các chủ thể sản xuất. Các sản phẩm OCOP đƣợc xếp hạng đã có bƣớc tiến về chất lƣợng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tuy chƣa sâu rộng nhƣng qua triển khai Chƣơng trình nhận thấy từng bƣớc đã có sự quan tâm, chú ý của các chủ thể 6 sản phẩm tham gia giai đoạn 2018-2020; điều đó cho thấy ý nghĩa thực sự của Chƣơng trình đã đƣợc các chủ thể sản xuất đồng tình hƣởng ứng, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hƣớng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nông thôn, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số.

3.5.2. Hạn chế, nguyên nhân

Chƣơng trình OCOP là một chƣơng trình mới, việc triển khai Chƣơng trình OCOP ở một số địa phƣơng trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn do không bố trí đƣợc nhân lực. Phần lớn các cán bộ đƣợc giao kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau ngoài Chƣơng trình OCOP. Cán bộ đƣợc bố trí không đủ thời gian thực hiện, chƣa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nhân lực trong triển khai Chƣơng trình. Trình độ quản lý, nghiệp vụ của cán bộ cấp huyện (cấp hƣớng dẫn, thực hành), cấp xã (cấp triển khai, phối hợp, thực hành) còn gặp khó khăn trong việc thẩm định các dự án, phƣơng án kinh doanh của các chủ thể tham gia.

Quá trình triển khai chƣa thật sự đồng bộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; cơ chế, chính sách hỗ trợ đƣợc thực hiện lồng ghép từ nhiều chính sách đã đƣợc ban hành, tuy khá đầy đủ, nhƣng lại thiếu đồng bộ, luôn thay đổi, chƣa đƣợc xác định rõ ràng, dẫn đến sự lúng túng và khó khăn cho các địa phƣơng.

Tiềm lực sản phẩm tham gia OCOP của huyện là rất lớn nhƣng việc tuyên truyền sâu rộng để ngƣời dân tham gia còn hạn chế; muốn các chủ thể tham gia OCOP, cơ quan tham mƣu của UBND huyện (Phòng Nông nghiệp & PTNT), Tổ Tƣ vấn giúp việc Hội đồng cấp huyện và chính quyền cấp xã đều phải đến tận nơi vận động, thuyết phục, hỗ trợ toàn diện chu trình OCOP từ thủ tục kiểm định chất lƣợng, mẫu mã bao bì cho đến xây dựng câu chuyện sản phẩm. Rất ít chủ thể (doanh nghiệp, cơ sở sản xuất) chủ động tìm đến để đƣợc hỗ trợ đƣa sản phẩm tham gia OCOP.

Sản phẩm tham gia Chƣơng trình đa phần là sản phẩm chủ lực của các địa phƣơng, chủ yếu là sản phẩm thực phẩm tƣơi, chƣa qua chế biến (chƣa gia tăng giá

trị). Các sản phẩm này chủ yếu là do các hộ gia đình, HTX, THT sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, tính liên kết thấp; chƣa chủ động trong phân phối và tiếp thị sản phẩm, có phần hạn chế trong xây dựng ý tƣởng sản phẩm, phƣơng án kinh doanh,… Sản phẩm tuy là chủ lực nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc một số yêu cầu theo tiêu chí sản phẩm đạt OCOP.

Số lƣợng chủ thể tham gia vẫn còn e dè và hạn chế do biểu mẫu, hồ sơ tham gia đánh giá quá nhiều và quá khó đối với các chủ thể sản xuất. Bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ còn nhiều điểm chƣa phù hợp với một số sản phẩm của địa phƣơng.

3.6. Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyên Mai Sơn tỉnh Sơn La La

3.6.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chương trình

Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể để phổ biến rộng rãi Chƣơng trình về nội dung, chu trình, bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm; những thành tựu và kết quả thực hiện Chƣơng trình; những gƣơng điển hình tiên tiến và mô hình sản xuất tiêu biểu trong tổ chức sản xuất, phát triển thị trƣờng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm khu vực nông nghiệp, nông thôn dƣới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể. Kịp thời phản ánh những khó khăn, vƣớng mắc và những bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai Chƣơng trình OCOP. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức thƣờng xuyên, liên tục thông qua các phƣơng tiện thông tin, đại chúng từ huyện đến cấp xã, thôn, bản; gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.

Tập trung công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ nhà nƣớc trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã); tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về phát triển sản phẩm tại các địa phƣơng nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất có điều kiện tham gia.

3.6.2. Hoàn thiện hệ thống vận hành OCOP từ huyện đến cơ sở

Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy điều hành, triển khai Chƣơng trình OCOP các cấp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu/phần mềm quản lý chƣơng trình; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát chất lƣợng sản phẩm OCOP. Điều chỉnh, bổ sung

nhiệm vụ triển khai chƣơng trình OCOP để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, gắn với Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Nhiệm vụ cụ thể: - Cấp huyện:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban chỉ đạo các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia cấp huyện;

+ Cơ quan tham mƣu, giúp việc chuyên trách: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng. Tổ giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện chƣơng trình; Thành lập Hội đồng, Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện để thực hiện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm. - Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Chƣơng trình OCOP. Cán bộ phụ trách nông thôn mới kiêm phụ trách Chƣơng trình OCOP.

3.6.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực OCOP

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)