Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 37)

2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển sản phẩm OCOP

2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Năm 2013, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt và tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án “Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm” (OCOP) và đây là một nội dung trọng tâm trong chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đến nay, Quảng Ninh đã phát triển 449 sản phẩm và 175 tổ chức, tạo giá trị doanh thu từ chƣơng trình OCOP đạt 400 - 500 tỉ đồng/năm. Các sản phẩm OCOP ngày càng đƣợc đầu tƣ nâng cấp đạt tiêu chuẩn đƣợc ngƣời tiêu dùng đón nhận; cộng đồng các doanh nghiệp, HTX tham gia OCOP ngày càng có bƣớc trƣởng thành và phát triển.

Chƣơng trình OCOP góp phần tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ phát triển ngành du lịch, tạo dựng thƣơng hiệu tỉnh Quảng Ninh. Năm 2019, tại Hội nghị tổng kết 10 năm Chƣơng trình Xây dựng nông thôn mới toàn quốc, tỉnh Quảng Ninh đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng 3 về thành tích triển khai Chƣơng trình OCOP.

Qua 9 kỳ Hội chợ thƣờng niên OCOP cho thấy chƣơng trình ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của ngƣời dân, kỳ sau cao hơn kỳ trƣớc, bình quân thu hút từ 60-70 ngàn lƣợt ngƣời tới tham quan, mua sắm, doanh thu bán hàng trực tiếp của các gian hàng đạt trung bình 12-15 tỷ đồng/kỳ hội chợ. Những con số trên cho thấy sức hút mạnh mẽ của các sản phẩm OCOP nói riêng và Hội chợ OCOP Quảng Ninh nói chung. Khẳng định vai trò cầu nối giữa cá nhân, tổ chức sản xuất và mỗi ngƣời dân.

Việc hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP với các kênh phân phối luôn đƣợc tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm: Đã có 29 trung tâm, điểm bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh; Tổ chức 7 tuần kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các Trung tâm Thƣơng mại và đƣa gần 20 sản phẩm vào chuỗi siêu thị Vinmart+, BigC, các bếp ăn Công ty Than, điện, trƣờng học... chuỗi các trung tâm mua sắm, cửa hàng thực phẩm sạch, an toàn... đã khẳng định đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng, có đầu ra ổn định, tạo điều kiện cho nhiều ngƣời tiêu dùng biết đến.

Hiện nay, sản phẩm OCOP Quảng Ninh đã đƣợc kết nối vào hệ thống BigC, Vinmart, hệ thống một số cửa hàng thực phẩm sạch nhƣ: Sói Biển, Bác Tôm, BigC Green… ; cũng nhƣ hiện diện thƣờng xuyên tại các thị trƣờng trọng điểm nhƣ: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An và một số tỉnh/thành phía Bắc: Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Ninh Bình…

Nhờ triển khai có hiệu quả Chu trình OCOP thƣờng niên nên Chƣơng trình OCOP tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Cùng với Chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới, OCOP đã góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất theo hƣớng hàng hóa tập trung, xây dựng thƣơng hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh của các chủ thể. Thành công từ Chƣơng trình OCOP của Quảng Ninh cho thấy những bài học kinh nghiệm quý giá.

Thứ nhất, Chƣơng trình có mục tiêu rõ ràng, căn cứ vào lợi thế (du lịch), tình hình phát triển kinh tế, trình độ phát triển các làng nghề của tỉnh. Cụ thể, Chƣơng

trình OCOP với 3 mục tiêu: (i) Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế ở các địa bàn xã, phƣờng, thị trấn, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế Quảng Ninh theo hƣớng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị; (ii) Thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; (iii) Thông qua việc phát triển sản xuất tại các địa bàn nông thôn, góp phần hạn chế việc di cƣ ra thành phố, bảo vệ môi trƣờng và gìn giữ ổn định trật tự nông thôn.

Thứ hai, xác định rõ “sân chơi” của nhóm chủ thể thực hiện và nhóm xây dựng chính sách. Chƣơng trình OCOP đƣợc thiết kế để các cá thể, hộ sản xuất, Tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp có sự chủ động về ý tƣởng sản phẩm, xác định thị trƣờng, chủ động sản xuất, tiêu thụ. Nhà nƣớc đóng vai trò tạo sân chơi, hỗ trợ chính sách, thông tin thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại.

Thứ ba, xác định các nhiệm vụ quan trọng của chƣơng trình OCOP đƣợc đề ra, gồm: Xây dựng Chu trình OCOP thực hiện từ đăng ký ý tƣởng sản phẩm, lập các dự án sản xuất, phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã theo hƣớng cộng đồng; Xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất nhƣ ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ lãi suất tín dụng, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phân cấp quản lý quyết định đầu tƣ cho cấp huyện, cấp xã;

Thứ tƣ, nhanh chóng xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá và thi xếp hạng sản phẩm theo cấp độ 1 đến 5 sao; tổ chức thi thiết kế logo, kiểu dáng công nghiệp bao bì sản phẩm.

2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái

Yên Bái là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu khu vực trung du và miền núi phía Bắc thực hiện Chƣơng trình OCOP theo Quyết định số 490 ngày 7/5/2018 và Quyết định số 1048 ngày 21/8/2019 của Thủ tƣớng Chính phủ. Chƣơng trình OCOP của Yên Bái có mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, trong đó ƣu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm chất lƣợng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

Để động viên đồng bào dân tộc tham gia Chƣơng trình OCOP, Yên Bái đã ban hành các chính sách đặc biệt, cụ thể nhƣ hỗ trợ chủ thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 200 triệu đồng/sản phẩm mới, 100 triệu đồng/sản phẩm nâng cấp; tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể tham gia hoạt động xúc tiến thƣơng mại, hội chợ,

góp phần quảng bá sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu và tìm kiếm đối tác. Ông Nhâm Xuân Trƣờng, Chi cục trƣởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, vƣợt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, chỉ trong vòng 1 tháng sau khi đƣợc phê duyệt, tỉnh đã hoàn thành và cho ra mắt nhiều sản phẩm nông nghiệp đủ tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.

Nhờ sự hƣởng ứng tích cực của đồng bào dân tộc, đến hết năm 2020, Yên Bái đã có 83 sản phẩm đƣợc cấp giấy chứng nhận OCOP cấp tỉnh từ 3 đến 4 sao, 17 sản phẩm đƣợc bảo hộ sở hữu trí tuệ, chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, điển hình nhƣ: quế Văn Yên, gạo Mƣờng Lò, măng tre Bát Độ, chè Suối Giàng, bƣởi Đại Minh, cá hồ Thác Bà... Hầu hết những sản phẩm OCOP này đƣợc bày bán tại các siêu thị, trung tâm thƣơng mại lớn trên cả nƣớc và xuất khẩu sang một số thị trƣờng nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào, sản phẩm OCOP còn góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Yên Bái.

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, địa phƣơng đã tập trung phát triển các cây trồng chủ lực nhƣ cây quế, cây chè, đem lại năng suất cao, gia tăng thu nhập cho hộ gia đình. Cây quế đƣợc coi là “vàng xanh” giúp ngƣời Dao ở huyện Văn Yên thoát nghèo. Đặc biệt là sau khi các sản phẩm làm từ quế đƣợc chứng nhận sản phẩm OCOP, thu nhập từ trồng quế đã giúp nhiều hộ gia đình ngƣời Dao có cuộc sống khá giả. Văn Yên hiện là địa phƣơng trồng quế lớn nhất cả nƣớc với tổng diện tích trên 50.000 ha, bình quân mỗi năm xuất bán khoảng 6.000 tấn vỏ quế khô các loại, 63.000 tấn cành lá quế, 300 tấn tinh dầu quế, đem lại nguồn thu trên 700 tỷ đồng.

Với ngƣời Mông ở xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, nhiều năm qua, những cây chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã trở thành nguồn thu nhập chính. Sau khi sản phẩm Tuyết Sơn Trà của Hợp tác xã (HTX) chè Suối Giàng đƣợc chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2018 - 2020, ngƣời Mông ở nơi đây càng quyết tâm gìn giữ, bảo vệ cây chè, thay đổi nhận thức trồng và chăm sóc theo hƣớng hữu cơ. Nhờ cây chè, nhiều hộ ngƣời Mông đã mua đƣợc ô tô, xe máy và xây dựng nhà cửa khang trang. Năm 2020 vừa qua, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn trên 10%, giảm gần 7% so với năm 2019”.

Thành công bƣớc đầu của Chƣơng trình OCOP đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, nâng tầm sản phẩm đặc trƣng Yên Bái. Để tiếp tục nâng cao

chất lƣợng, mở rộng quy mô và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm OCOP hƣớng đến xuất khẩu, từ nay đến năm 2025, Yên Bái đặt mục tiêu phát triển 30 sản phẩm, trong đó đầu tƣ nâng cấp 20 sản phẩm thế mạnh, phát triển thêm 10 sản phẩm mới.

2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Thông qua việc phát triển sản phẩm OCOP của Quảng Ninh và Yên Bái có thể rút ra một số bài học cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nhƣ sau:

+ Thứ nhất, cần phải lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh và tiềm năng để tập trung đầu tƣ xây dựng và phát triển cho sản phẩm OCOP cấp huyện và cấp tỉnh.

+ Thứ hai, lựa chọn các sản phẩm có thế mạnh của địa phƣơng để hoàn thiện quy trình sản xuất, đăng ký thƣơng hiệu để quảng bá phát triển sản phẩm trong huyện cũng nhƣ trong tỉnh và một số vùng lân cận.

+ Thứ ba, Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, kết nối cung cầu, giới thiệu sản phẩm. Hình thành mạng lƣới kết nối sản xuất, kinh doanh dịch vụ kết hợp với các hoạt động xây dựng, phát triển thƣơng hiệu, phát triển mở rộng thị trƣờng cho các sản phẩm phát triển bền vững.

+ Thứ tƣ, Vận dụng các chính sách một cách linh hoạt, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích các HTX, doanh nghiệp và các chủ thể đầu tƣ phát triển sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu từ đó nâng cao giá trị gia tăng của từng sản phẩm, tập trung vào hỗ trợ một số nội dung nhƣ: Hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cấp nhà xƣởng, hỗ trợ máy móc thiết bị sản xuất, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo hộ nhãn hiệu, khen thƣởng theo thứ hạng đạt sao,…

2.3. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan

Trong những năm gần đây đề tài nghiên cứu về sản phẩm OCOP đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Dƣới đây là một trong số các công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực của đề tài.

Nguyễn Thị Thuỳ Chinh (2016) với luận văn “Đánh giá thực trạng triển khai

đề án mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” thông

qua việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển và thƣơng mại hoá các sản phẩm truyền thống và thực trạng triển khai đề án trên địa bàn, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc triển khai đề án nhƣ Nâng cao hiệu quả truyền thông; Thúc đẩy chuỗi liên kết

sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; Nâng cao hiệu quả, xúc tiến quảng bá các sản phẩm OCOP; Tăng cƣờng áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lƣợng sản phẩm OCOP và nâng cao công tác quản lý, chất lƣợng cán bộ triển khai và ngƣời lao động.

Võ Hồng Tú (2020) với đề tài “Nghiên cứu thực trạng sản xuất, tiêu thụ và tiềm năng thị trƣờng cho một số mặt hàng OCOP chủ lực của tỉnh Hậu Giang”. Đề tài nghiên cứu với mục tiêu trọng tâm là xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu, phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ và thị hiếu thị trƣờng của 5 nhóm mặt hàng thuộc chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh, gồm: thực phẩm (khóm Cầu Đúc, cá thát lát, mãng cầu xiêm, xoài cát), đồ uống (rƣợu cam sành), thảo dƣợc (đinh lăng), đồ lƣu niệm (sản phẩm thủ công mỹ nghệ) và du lịch nông nghiệp; bên cạnh đó, đề tài cũng đề xuất những giải pháp cải tiến, nâng cấp sản phẩm (về bao bì, nhãn hiệu, mã QR) và phát triển sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

Vƣơng Khánh Trình (2020) với đề tài “Giải pháp xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm thuộc chƣơng trình mỗi xã, phƣờng một sản phẩm tỉnh Lào Cai”. Đề tài tiếp cận thông qua hai trục chính: Thứ nhất tiếp cận từ phía các cơ quan hoạch định chính sách và tiếp cận từ phía những ngƣời tổ chức triển khai thực hiện và chịu tác động của chính sách, tập trung vào các tổ chức cộng đồng có những sản phẩm truyền thống thuộc toàn bộ tỉnh Lào Cai. Đối với trục tiệm cận thứ nhất, chƣơng trình dựa vào cách tiếp cận cơ bản theo hƣớng phân tích chính sách. Đối với trục tiệm cận thứ hai, chƣơng trình dựa vào cách tiêm cận theo chuỗi giá trị ngành hàng bao gồm các khâu sản xuất nguyên liệu, sản xuất thành phẩm và thƣơng mại hóa sản phẩm. Từ đó phân tích thực trạng xây dựng và quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh.

Nguyễn Văn Công (2020) với đề tài “Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện

chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm – OCOP” trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài đã đƣa ra đƣợc nhiều kết quả tích cực, nhất là về

mặt nhận thức của xã hội và cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã về vị trí của Chƣơng trình OCOP trong phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua việc tham gia Chƣơng trình các chủ thể sản xuất đã hiểu rõ đƣợc lợi ích của Chƣơng trình, giúp chủ thể hoàn thiện sản phẩm hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trƣờng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Chƣơng trình nhận đƣợc sự

hƣởng ứng cao của các chủ thể sản xuất. Các sản phẩm OCOP đƣợc xếp hạng đã có bƣớc tiến về chất lƣợng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Mới đây nhất nghiên cứu của Đặng Huyền Trang (2021) với bài viết, “Đánh

giá Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Sơn La”, Nghiên cứu này cho

biết thực trạng về Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La. Đặc biệt là tìm hiểu về những kết quả đạt đƣợc chƣơng trình hành động, chính sách hỗ trợ, kết quả đạt đƣợc về hỗ trợ phát triển các sản phẩm mang tính đặc thù, có lợi thế của tỉnh Sơn La. Mặt khác tìm hiểu những hạn chế còn tồn tại để có các giải pháp tháo gỡ. Tỉnh Sơn La đã phê duyệt đề án thực hiện Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh và ban hành các chính sách kèm theo để hƣớng dẫn, hỗ trợ thực hiện.

Trần Văn Trọng (2021) với đề tài “Giải pháp phát triển các HTX nhằm đẩy mạnh chương trình OCOP tỉnh Lào Cai”, tác giả đã hệ thống hóa một số lý luận về phát triển các hợp tác xã tại các địa phƣơng. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng phát triển HTX nhằm đẩy mạnh chƣơng trình OCOP tỉnh Lào Cai từ đó tìm ra tồn tại, hạn chế và cách khắc phục.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra để phát triển HTX nhằm đẩy mạnh chƣơng trình OCOP có hiệu quả thì cần phải thực hiện một số giải pháp trong đó đầu tiên cần phải phát huy vai trò của Nhà nƣớc. Tiếp đó phải xây dựng mô hình HTX kiểu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)