Hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 82 - 83)

3. Kết quả khảo sát ý kiến các bên liên quan đối với việc phát triển sản phẩm thuộc

3.5.2. Hạn chế, nguyên nhân

Chƣơng trình OCOP là một chƣơng trình mới, việc triển khai Chƣơng trình OCOP ở một số địa phƣơng trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn do không bố trí đƣợc nhân lực. Phần lớn các cán bộ đƣợc giao kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau ngoài Chƣơng trình OCOP. Cán bộ đƣợc bố trí không đủ thời gian thực hiện, chƣa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nhân lực trong triển khai Chƣơng trình. Trình độ quản lý, nghiệp vụ của cán bộ cấp huyện (cấp hƣớng dẫn, thực hành), cấp xã (cấp triển khai, phối hợp, thực hành) còn gặp khó khăn trong việc thẩm định các dự án, phƣơng án kinh doanh của các chủ thể tham gia.

Quá trình triển khai chƣa thật sự đồng bộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; cơ chế, chính sách hỗ trợ đƣợc thực hiện lồng ghép từ nhiều chính sách đã đƣợc ban hành, tuy khá đầy đủ, nhƣng lại thiếu đồng bộ, luôn thay đổi, chƣa đƣợc xác định rõ ràng, dẫn đến sự lúng túng và khó khăn cho các địa phƣơng.

Tiềm lực sản phẩm tham gia OCOP của huyện là rất lớn nhƣng việc tuyên truyền sâu rộng để ngƣời dân tham gia còn hạn chế; muốn các chủ thể tham gia OCOP, cơ quan tham mƣu của UBND huyện (Phòng Nông nghiệp & PTNT), Tổ Tƣ vấn giúp việc Hội đồng cấp huyện và chính quyền cấp xã đều phải đến tận nơi vận động, thuyết phục, hỗ trợ toàn diện chu trình OCOP từ thủ tục kiểm định chất lƣợng, mẫu mã bao bì cho đến xây dựng câu chuyện sản phẩm. Rất ít chủ thể (doanh nghiệp, cơ sở sản xuất) chủ động tìm đến để đƣợc hỗ trợ đƣa sản phẩm tham gia OCOP.

Sản phẩm tham gia Chƣơng trình đa phần là sản phẩm chủ lực của các địa phƣơng, chủ yếu là sản phẩm thực phẩm tƣơi, chƣa qua chế biến (chƣa gia tăng giá

trị). Các sản phẩm này chủ yếu là do các hộ gia đình, HTX, THT sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, tính liên kết thấp; chƣa chủ động trong phân phối và tiếp thị sản phẩm, có phần hạn chế trong xây dựng ý tƣởng sản phẩm, phƣơng án kinh doanh,… Sản phẩm tuy là chủ lực nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc một số yêu cầu theo tiêu chí sản phẩm đạt OCOP.

Số lƣợng chủ thể tham gia vẫn còn e dè và hạn chế do biểu mẫu, hồ sơ tham gia đánh giá quá nhiều và quá khó đối với các chủ thể sản xuất. Bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ còn nhiều điểm chƣa phù hợp với một số sản phẩm của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm OCOP tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 82 - 83)