Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 44)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyệnVăn Lâm

4.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Kết quả tốc độ tăng trưởng nền kinh tế được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Văn Lâm năm 2005, 2010, 2015

CHỈ TIÊU Năm

2005 2010 2015

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (%/năm). Cụ thể

chia ra các ngành: 15.45 16.31 11.04

- Nông nghiệp 4.84 0.2 0.72

- Công nghiệp, TTCN 17.25 17.92 11.72

- Thương mại dịch vụ 15.4 16.82 10.32

Bình quân thu nhập đầu người (triệu/ người) 14,26 30 57,32

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lâm

Qua bảng 4.1, cho ta thấy trong những năm qua, kinh tế huyện Văn Lâm có mức tăng trưởng có xu hướng giảm đi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 11,04% (so với năm 2005 giảm 4,41%, so với năm 2010 giảm 5,27%). Trong đó, năm 2015, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp – TTCN với 11,72% (so

với năm 2005 giảm -5,53%, so với năm 2010 giảm 6,2%) và khu vực vực thương mại - dịch vụ với 10,32% (so với năm 2005 giảm 5,08%, so với năm 2010 giảm 6,5%), nông nghiệp tăng trưởng mức 0,72% có xu hướng tăng (so với năm 2005 giảm 4,12%, so với năm 2010 tăng 0,52%). Mức tăng trưởng kinh tế đã phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện. Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2015 tăng gấp 1,91 lần so với năm 2010.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Văn Lâm năm 2005, 2010, 2015 năm 2005, 2010, 2015

CHỈ TIÊU 2005 Năm 2010 2015

- Nông nghiệp 13.39 7.35 5.36

- Công nghiệp, TTCN 73.43 81.64 82.4

- Thương mại dịch vụ 13.18 11.01 12.24

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lâm

Qua bảng 4.2 nhận thấy: Cơ cấu kinh tế kinh tế chuyển dịch hợp lý theo

hướng tăng tỷ trọng công nghiệp -TTCN; còn thương mại dịch vụ và ngành nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng. Cụ thể, năm 2015, công nghiệp – TTCN chiếm tỷ trọng cao nhất với 82,4% (so với năm 2005 tăng 0,76%, so với năm 2010 tăng 8,97%), thương mại - dịch vụ đứng thứ hai với tỷ trọng 12,24% (so với năm 2005 giảm 0,94%, so với năm 2010 tăng 1,23%), và cuối cùng là nông nghiệp với tỷ trọng 5,36% % (so với năm 2005 giảm 0,94%, so với năm 2010 tăng 1,23%).

4.1.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Ngành nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2015 là 7.797,87 ha, tăng 46,45 ha so với năm 2014, trong đó diện tích lúa là 6.618ha (năm 2014 là 6.646,92ha), diện tích màu 1.179,84ha (năm 2014 là 1.104,5ha); năng suất lúa bình quân cả năm 59,7 tạ/ha (vụ xuân đạt 63,6 tạ/ha, vụ mùa đạt 55,81 tạ/ha), tăng 1,46 tạ/ha so với năm 2014.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản: Tổng đàn gia cầm 641.000 con tăng 2,07%, đàn trâu bò 902 con, giảm 11,05 %; đàn lợn 47.688

con, tăng 4,87% so với năm 2014. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 7.563 tấn, tăng 133 tấn so với cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 177,96 ha (tăng 13,96 ha so với năm 2014), sản lượng thủy sản ước đạt 1.065 tấn, giảm 12 tấn.

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá thực tế) đạt 1.059 tỷ đồng; trong đó giá trị sản xuất trồng trọt 466 tỷ đồng, chăn nuôi 580 tỷ đồng, dịch vụ 13 tỷ đồng.

b. Ngành công nghiệp – xây dựng

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá so với năm 2014.Giá trị sản xuất CN-TTCN theo giá thực tế đạt 47.935 tỷ đồng, tăng 14,96% so với cùng kỳ năm 2014; nhiều mặt hàng do các làng nghề sản xuất ra đã thích ứng với thị trường trong và ngoài nước; tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

c. Ngành thương mại, dịch vụ và tài chính, ngân hàng

Thương mại, dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng khá, hàng hoá phong phú, đa dạng, giá cả ổn định, nhất là các mặt hàng thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm và tiêu dùng.

Tổng thu ngân sách ước thực hiện 1.119,061 tỷ đồng, đạt 134,07% kế hoạch tỉnh giao và huyện giao (năm 2014 tổng thu là 820,510 tỷ đồng, đạt 89,31% kế hoạch). Trong đó: Thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện 131,950 tỷ đồng, đạt 88,56% kế hoạch; Cục thuế cân đối ngân sách ước thực hiện 838,00 tỷ đồng, đạt 122% kế hoạch.

Tổng chi ngân sách ước thực hiện 232,079 tỷ đồng, đạt 114,39% kế hoạch. Trong đó, chi ngân sách huyện ước thực hiện 196,685 tỷ đồng, đạt 108,96% kế hoạch; Chi bổ sung ngân sách xã ước đạt 30,00 tỷ đồng, đạt 129,06% kế hoạch.

4.1.4.3. Dân số, lao động, việc làm

a. Dân số

Theo số liệu thống kê đến năm 2015, dân số toàn huyện là 122.597 người;

mật độ dân số trung bình huyện năm 2015 là 1.629 người/km2.

Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình được thực hiện rất tốt. Tỷ lệ phát triển dân số năm 2015 là 1,1%, tăng 0,005% so với năm 2010. Kết quả dân số được thể hiện qua bảng 4.3, bảng 4.4.

Bảng 4.3. Dân số huyện Văn Lâm năm 2005, 2010, 2015

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2005 2010 2015

1 Dân số Người 99.260 114.415 122.597

Trong đó:

- Dân số đô thị Người 13.284 17.605 17.808

- Dân số nông thôn Người 85.976 96.810 104.789

2 Tỷ lệ tăng dân số % 1,03 1,095 1,1

3 Mật độ dân số Người /Km2 1.333 1.579 1.629

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lâm

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu dân số huyện Văn Lâm năm 2015

TT Xã, thị trấn Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) 1 TT Như Quỳnh 17.080 2.529 2 Lạc Đạo 15.530 1.799 3 Chỉ Đạo 8.802 1.461 4 Đại Đồng 9.980 1.220 5 Việt Hưng 8.876 1.124 6 Tân Quang 12.973 2.154 7 Đình Dù 8.279 1.851 8 Minh Hải 10.506 1.326 9 Lương Tài 8.911 1.001 10 Trưng Trắc 11.912 2.419 11 Lạc Hồng 9.023 1.725 12 Tổng toàn huyện 122.597 1.629

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lâm

Bảng 4.5. Lao động huyện Văn Lâm năm 2005, 2010, 2015

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2005 2010 2015

1 Lao động trong độ tuổi. Trong đó: Người 52.824 65.216 68.683

- Lao động nông nghiệp Người 22.269 20.207 14.277

- Lao động phi nông nghiệp Người 30.555 45.009 54.406

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lâm

Từ bảng số liệu trên cho thấy, lao động người dân tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn gần các khu cụm, công nghiệp. Lực lượng lao động trong huyện khá dồi dào, có xu hướng làm trong lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp như trong các khu, cụm công nghiệp, nghề cơ khí...

4.1.4.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông vận tải thường xuyên được đầu tư, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và xây mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá phục vụ đời sống của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thực hiện tốt làm đường giao thông nông thôn theo cơ chế hỗ trợ xi măng của tỉnh và cát vàng của huyện.

b. Thuỷ lợi

Vụ Đông xuân 2014-2015 toàn huyện đã nạo vét thủy lợi được 181.556m3

đạt 100% KH, tổng kinh phí hỗ trợ 1.096,27 triệu đồng (tỉnh hỗ trợ 528,135 triệu đồng, huyện hỗ trợ 568,135 triệu đồng). Đã xử lý, giải tỏa được 08/113 trường hợp vi phạm các công trình thủy lợi. Thực hiện tốt kế hoạch phòng chống lụt, bão, ứng cứu và tìm kiếm cứu nạn năm 2015;

c. Điện

Nâng cấp và xây mới 05 trạm biến áp, 100% các xã có hệ thống lưới điện được đảm bảo và an toàn.

d. Thông tin, liên lạc

Bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong ngành bưu chính, viễn thông thường xuyên duy trì phát triển, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng cao của các tổ chức, cá nhân, góp phần thúc đẩy phát

triển KT – XH của địa phương. 100% các xã đã được phủ sóng điện thoại của các nhà mạng Viettel, Vinaphone, Mobiphone. Mạng lưới internet ngày càng được mở rộng trên toàn huyện.

e. Cơ sở vật chất giáo dục

Quy mô, mạng lưới giáo dục ở các cấp học, bậc học phát triển cân đối, cơ sở vật chất các trường, lớp học tiếp tục được tăng cường đầu tư. Năm 2015, có 55 phòng học được xây mới, nâng tổng số phòng học lên 732 phòng; trong đó phòng học kiên cố là 630 phòng.

f. Cơ sở vật chất y tế

Hệ thống trạm y tế các xã, thị trấn duy trì hoạt động tốt. Nâng cấp và xây mới 02 trạm y tế. Cơ sở vật chất được đầu tư cải thiện cả về số lượng và chất lượng. Có 11/11 xã, thị trấn đạt tiêu chí Quốc gia về y tế.

4.1.4.5. Thực trạng công tác giáo dục – đào tạo

Giáo dục - đào tạo được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng. Hệ thống và quy mô các nghành học, cấp học tiếp tục phát triển. Loại hình trường lớp được mở rộng. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được nâng lên. Chi tiết về giáo dục huyện được thể hiện ở bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6. Giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện Văn Lâm qua các năm 2010-2015 qua các năm 2010-2015

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2015 1. Số trường phổ thông và các

trung tâm cấp huyện Trường

Tiểu học ,, 13 13 13 13 13

Trung học cơ sở ,, 12 12 12 12 12

Trung học phổ thông ,, 2 2 3 3 3

Trung tâm giáo dục thường xuyên “ 1 1 1 1 1

2. Số lớp phổ thông Lớp

Tiểu học ,, 243 247 253 257 283

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2015 3. Mẫu giáo

Số trường Mẫu giáo Trường 11 11 12 12 12

Số lớp Mẫu giáo Lớp 140 159 259 290 324

4. Số giáo viên Người

Tiểu học ,, 333 288 319 348 393 Trung học cơ sở ,, 331 331 339 337 346 5. Học sinh phổ thông Học sinh Tiểu học ,, 7.376 7.620 8.010 8.719 10.068 Trung học cơ sở ,, 5.870 5.799 5.773 5.585 57.15

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lâm

Từ bảng cho thấy, công tác giáo dục được quan tâm, cơ sở vật chất được tăng cường. Số trường lớp đáp ứng được nhu cầu của người dân. Số học sinh theo cấp giảm dần.

4.1.4.6. Thực trạng công tác y tế

Duy trì thực hiện tốt các hoạt động khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật cao, tăng cường phối hợp với các bệnh viện tuyến trên thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân được chú trọng. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong hoạt động y tế .

Huyện có 13 cơ sở y tế các loại gồm 01 bệnh viện và 12 trạm xá, số giường bệnh để trang bị cho các cơ sở y tế ngày càng được quan tâm. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7. Y tế trên địa bàn huyện Văn Lâm qua các năm 2010-2015 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2015 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2015 I - Y Tế 1. Số cơ sở y tế Cơ sở - Cơ sở y tế nhà nước ,, 1 1 1 1 1 - Trạm xá xã, phường ,thị trấn ,, 12 12 12 12 12 2. Số cán bộ y tế Người Ngành Y ,, 143 146 139 120 124 Trong đó : Y, Bác sĩ ,, 89 87 81 68 61 Ngành dược ,, 52 52 52 56 64 3. Số giường bệnh Giường

Trong đó : Của Nhà nước ,, 126 126 152 196 196

4. Tình hình y tế xã, thị trấn Xã, thị trấn - Số xã, thị trấn có trạm y tế và

cán bộ y tế ,, 12 12 12 12 12

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Văn Lâm

4.1.4.7. Thực trạng văn hoá – thông tin, thể dục thể thao

Tổ chức tốt các hoạt động thông tin cổ động, văn hoá – văn nghệ, thể dục - thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 và các ngày lễ lớn, đặc biệt là chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Tiếp tục tuyên truyền về thực hiện chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tiếp tục được phát triển; năm 2015 có 28 làng được công nhận làng danh hiệu “Làng văn hoá” giai đoạn 2013-2015 trong đó: 05 làng được công nhận lần đầu, 23 làng công nhận lại; nâng tổng số làng văn hóa trong toàn huyện lên 71 làng, đạt 83,5%; tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 86,3%; đầu năm 2015 có 60 cơ quan, đơn vị đăng ký đạt chuẩn văn hoá, qua kiểm tra thẩm định có 56 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 92,3%. Triển khai công tác nghiên cứu và tổ chức thành công Hội thảo

khoa học cấp Quốc gia về Khu di tích Đền Ghênh và Linh Nhân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan. Hướng dẫn tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh đình làng Trịnh Xá - xã Chỉ Đạo. Đến nay trên toàn huyện có 25 di tích được xếp hạng (09 diện tích cấp tỉnh và 16 di tích cấp quốc gia).

4.1.4.8. Thực trạng công tác quốc phòng – an ninh

a. Quốc phòng

Công tác quân sự quốc phòng địa phương được đảm bảo, giữ vững an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Triển khai làm tốt các bước trong quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; đã giao đủ 185 thanh niên nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu, đảm bảo chất lượng. Tổ chức tổng kết nhiệm vụ quân sự, quốc pḥương địa phương năm 2015 đạt kết tốt.

b. An ninh

Xây dựng, triển khai thực hiện tốt kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là vào các ngày lễ, tết, các sự kiện chính trị, văn hoá, xã hội quan trọng của đất nước, của tỉnh và huyện, đặc biệt là Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020.

4.1.4.9. Thực trạng xây dựng nông thôn mới

Tính đến cuối năm 2015 bình quân 10 xã đạt 15,8 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (tăng 0,9 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2014).

Tiếp tục tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới. Triển khai chương trình làm đường giao thông nông thôn theo cơ chế hỗ trợ xi măng của tỉnh năm 2015. Đến nay có 4 xã (Tân Quang, Trưng Trắc, Đình Dù và Chỉ Đạo) đạt chuẩn nông thôn mới. Đã đề nghị BCĐ XDNTM tỉnh thẩm định, công nhận xã Đại Đồng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016. Nhân dân và cán bộ huyện Văn Lâm được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc trong phong trào XDNTM giai đoạn 2010-2015.

4.1.4.10. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường

Tích cực phối hợp, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường. Đôn đốc các xã, thị trấn thu gom, vận chuyển rác thải về các điểm container tập kết rác thải trước khi vận chuyển vào khu xử lý tập trung theo đúng quy định. Hiện nay toàn huyện có 29 điểm container tăng 04 điểm so với năm 2014, trong đó có 28 điểm đã đi vào hoạt động và cấp 180 xe chuyên dùng

để thu gom rác thải dân sinh hàng ngày, tăng 55 xe so với năm 2014. Xác nhận bản kế hoạch bảo vệ môi trường cho 03 doanh nghiệp; Xác nhận Đề án bảo vệ môi trường đơn giản 02 doanh nghiệp.

Triển khai mô hình phân loại xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình trên địa bàn 5 xã: Lạc Hồng, Trưng Trắc, Đình Dù, Chỉ Đạo, Minh Hải .

Tăng cường quản lý nhà nước về môi trường, đã kiểm tra 34 trường hợp sản xuất, tái chế nhựa trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường; đã đề nghị UBND tỉnh cưỡng chế bằng việc cắt điện. Cơ bản hoàn thành việc đưa các hộ tái chế chì tại thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo ra cụm công nghiệp tập trung.

4.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)